Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện

Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là mối quan tâm, lo ngại của nhiều quốc gia. Môi trường bị tổn thương làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả.
aa

Tóm tắt: Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là mối quan tâm, lo ngại của nhiều quốc gia. Môi trường bị tổn thương làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả. Chính vì thế, mỗi quốc gia cần phải đề ra biện pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức, thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với sự sống của môi trường. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thay cho mô hình kinh tế tuyến tính là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay và được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Với kinh tế tuần hoàn, chất thải từ hoạt động sản xuất sẽ được phân loại, xử lí theo quy trình và trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất mới. Để áp dụng mô hình này thành công, pháp luật quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo dựng, điều chỉnh hành vi của các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lí cụ thể, hoàn thiện, hiệu quả cho việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Bài viết này tập trung làm rõ tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kinh tế tuần hoàn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh tế tuần hoàn.

Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế tuần hoàn, thực trạng, kiến nghị.

CIRCULAR ECONOMY DEVELOPMENT IN VIETNAM: CURRENT SITUATION
AND SOME RECOMMENDATIONS

Abstract: The problem of environmental pollution and depletion of natural resources has always been a concern in many countries. The damaged environment leads to the decrease of people’s living quality and production activities’ efficiency. Therefore, each country needs to propose measures to solve difficulties, challenges and demonstrate the responsibility for environment. Instead of the linear economy model, the circular one is the most effective solution in many countries around the world. In the circular economy, waste from production activities will be classified, treated according to the process and become a source of input materials for new production activities. In order to apply this model successfully, national laws play a crucial role in orienting and regulating the behavior of business and production entities, aimed to build a specific, complete and effective legal framework for promoting the circular economy. This article focuses on clarifying the importance of circular economy, simultaneously, analyzing, assessing the current situation of law on circular economy and making some recommendations, solutions for the perfect law on circular economy activities in Vietnam.

Keywords: Circular economy, circular economy development, current situation, recommendations.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, phát triển kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Cùng với sự cạn kiệt tài nguyên, nhu cầu sử dụng tài nguyên của thế giới ngày càng tăng vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái đất. Nếu không có những biện pháp kịp thời, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường. Phát triển kinh tế tuần hoàn là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm lượng tài nguyên cần sử dụng và lượng phế thải tạo ra, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và giảm tác động gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, xem chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối với các hoạt động kinh tế khác, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Với kinh tế tuần hoàn, dòng vật chất có thể được sử dụng lâu nhất, được khôi phục và tái tạo ra các sản phẩm, vật liệu mới. Đây là hoạt động không dành riêng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào, nó cần sự tham gia và cố gắng của toàn hệ thống, toàn xã hội. Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đề cập đến trong các chủ trương của Đảng như: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa ra một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, đó là: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động kinh tế tuần hoàn cũng được ban hành, tiêu biểu như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam... Mặc dù đã tiệm cận với mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể và tiếp cận một cách hệ thống về triển khai mô hình kinh tế này. Chính vì thế, đây là thời điểm thuận lợi và hợp lí để Việt Nam hoàn thiện pháp luật, khắc phục những bất cập còn tồn tại, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường.

2. Tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn xuất hiện từ giữa thế kỉ XVIII trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng phải đến thế kỉ XX mới trở thành một phạm trù kinh tế học chỉ mô hình kinh tế mới1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn được Pearce và Turner sử dụng lần đầu vào năm 1990, là mô hình kinh tế dựa trên nguyên lí cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”2. Theo khoản 1 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên, vật liệu; kéo dài vòng đời sản phẩm; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Hoạt động kinh tế tuần hoàn đối lập với kinh tế tuyến tính truyền thống đang được sử dụng rộng rãi. Với kinh tế tuyến tính, các tài nguyên được khai thác, sản xuất và sau khi sử dụng xong thì được thải ra môi trường, chúng di chuyển theo một chiều. Chất thải không được xử lí, phân loại và tái chế dẫn đến việc lãng phí tài nguyên, tốn kém tiền bạc, đồng thời tạo ra một lượng phế thải khổng lồ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, các thành tựu của phát triển kinh tế vì thế mà cũng không còn giá trị. Như vậy, kinh tế tuần hoàn hoạt động theo một vòng tròn, chất thải của hoạt động này là nguyên liệu của hoạt động mới, tạo ra một vòng lặp khép kín, nhờ đó, giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất, nhằm tối thiểu hóa tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu đầu vào và lượng phế thải do quá trình sản xuất tạo ra. Không những thế, mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải cũng giảm đi đáng kể.

Trong tình hình hiện tại, nhân loại đang đối mặt với những thách thức lớn như hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân của những hiện tượng này xuất phát từ hoạt động sinh hoạt của con người và sản xuất của doanh nghiệp. Kinh tế càng phát triển, môi trường càng bị tổn thương, cuộc sống con người càng bị ảnh hưởng. Sự thật cho thấy, đại dịch Covid-19 làm các hoạt động phát triển kinh tế bị gián đoạn, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài, làm cuộc sống con người trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Covid-19 cũng có những ảnh hưởng tích cực đến môi trường như chất lượng không khí được cải thiện, vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng giảm đi đáng kể, tài nguyên thiên nhiên được phục hồi nhanh chóng. Để bảo vệ môi trường sống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như đảm bảo sản xuất phát triển, chúng ta buộc phải tìm ra những giải pháp hữu ích để thực hiện. Do đó, kinh tế tuần hoàn không phải là mục tiêu hướng đến mà là cách tiếp cận, là con đường hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững3. Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức và khó khăn, việc xây dựng lộ trình, chiến lược về kinh tế tuần hoàn. Có thể thấy, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Một là, đối với môi trường, mô hình kinh tế tuần toàn sẽ góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu. Xuất phát từ nguyên lí “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, chất thải sẽ trải qua quá trình xử lí, loại bỏ các yếu tố độc hại để trở thành nguyên liệu cho hoạt động sản xuất mới, nhờ đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn, tiết kiệm được thời gian, chi phí xử lí đầu vào cho quá trình sản xuất, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tuần hoàn còn thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với vấn đề chung của toàn cầu.

Hai là, đối với xã hội, kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí quản lí xã hội cũng như tạo ra thị trường mới, việc làm mới cho người dân. Vì quy trình xử lí chất thải để tái chế cần nhân lực giỏi và công nghệ cao nên nó có tiềm năng biến thành một ngành mới, tạo ra việc làm mới và nâng cao mức sống cho con người, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Ba là, đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh tế tuần hoàn thúc đẩy hình thành các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới, giúp doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn thông qua cắt giảm chi phí, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường chuỗi cung ứng và bảo tồn tài nguyên, góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ4...

Có thể thấy rằng, mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trong bối cảnh nguồn nguyên, nhiên liệu đang khan hiếm, đứt gãy, cạn kiệt hiện nay. Để giữ gìn môi trường sống và thực hiện phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần có sự thay đổi, dịch chuyển mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn càng sớm càng có lợi cho nền kinh tế quốc gia.

3. Thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay

Là một trong những quốc gia sớm ý thức về tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam đã lựa chọn thay đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy chưa có hệ thống pháp luật quy định cụ thể nhưng Việt Nam đã thể hiện quan điểm của mình thông qua các chủ trương, văn kiện Đại hội Đảng các khóa, các văn bản pháp luật, các quyết định quy định về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hoạt động xử lí rác thải... Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường với quy định riêng về kinh tế tuần hoàn và nhiều quy định khác để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống5. Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam đã tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Có thể thấy, Việt Nam có nhiều thuận lợi để chuyển đổi sang mạng lưới kinh tế tuần hoàn như: Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khoa học và công nghệ đang góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, sáng tạo và hiệu quả theo hướng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và chi phí. Chủ trương về phát triển kinh tế tuần hoàn đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, mô hình kinh tế tuần hoàn được khuyến khích phát triển để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của mô hình sản xuất. Tầm nhìn đến năm 2023, Việt Nam cơ bản đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu6. Bên cạnh đó, xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn trên thế giới ngày càng phổ biến. Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và nhà khoa học ủng hộ chủ trương chuyển đổi này ngày càng mạnh mẽ. Họ sẵn sàng cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách pháp luật, thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Nếu hoạt động kinh tế tuần hoàn được áp dụng rộng rãi ở từng lĩnh vực, hiệu quả kinh tế mà nó mang lại sẽ rất cao, vấn đề môi trường cũng được cải thiện đáng kể. Tại Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện đa phần ở các doanh nghiệp lớn, hoạt động của các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hầu như chưa có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh. Từ những thành tựu ban đầu mà kinh tế tuần hoàn mang lại, có thể thấy pháp luật vẫn còn những bất cập nhất định cần phải hoàn thiện, cụ thể là:

Một là, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, tạo dựng, điều tiết hành vi của các chủ thể thị trường còn yếu. Hiện nay, vai trò của Nhà nước chỉ được thể hiện qua các chủ trương của Đảng. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ chưa thực sự cụ thể và bao trùm lên toàn bộ xã hội, một số chủ thể vẫn chưa tiếp cận được những chính sách, văn bản pháp luật mà Nhà nước đề ra.

Hai là, pháp luật về kinh tế tuần hoàn còn phân tán và thiếu tính hệ thống, nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự đồng bộ giữa pháp luật về môi trường với pháp luật về đất đai, đầu tư, doanh nghiệp, thuế, công nghệ trong thúc đẩy thực hiện các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn. Pháp luật về kinh tế tuần hoàn vẫn chưa được quy định chi tiết, đầy đủ; không dẫn chiếu, liên kết với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật còn hạn chế. Trên thực tế, việc triển khai các văn bản pháp luật còn khoảng cách khá xa với người dân. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa chủ động triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, các quy định hiện hành chưa tạo ra áp lực và động lực để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, nâng cao trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu của kinh tế tuần hoàn.

Ba là, trong quá trình thực thi, thiếu hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu hệ thống thông tin dữ liệu và cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện kinh tế tuần hoàn. Do vậy, cần có một cơ quan điều phối việc triển khai, thực thi các kế hoạch về kinh tế tuần hoàn. Pháp luật Việt Nam quy định về cơ chế quản lí việc thực thi chưa được rõ ràng, cụ thể, chỉ dừng lại ở việc phối hợp xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện; vấn đề kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể chưa được đề cập đến.

Bốn là, việc tuyên truyền pháp luật, giáo dục nhận thức cho người dân còn hạn chế. Nói đến kinh tế tuần hoàn, nhiều người chưa hiểu biết về vấn đề này, chưa ý thức được những ảnh hưởng của kinh tế tuần hoàn đối với môi trường và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn xuất phát từ tính tự giác. Một số cá nhân, tổ chức mặc dù đã biết về những lợi ích từ kinh tế tuần hoàn mang lại nhưng vì những lợi ích cá nhân mà họ không thực hiện hoặc thậm chí là vi phạm các quy định pháp luật, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và môi trường.

Như vậy, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng còn tồn tại những khó khăn, thách thức, những bất cập trong quy định pháp luật. Phát triển kinh tế tuần hoàn là một quá trình dài, cần nhiều đầu tư và nhân lực tiềm năng. Vì thế, Việt Nam cần khắc phục những khó khăn, tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí để các hoạt động kinh tế tuần hoàn được thực hiện thành công hơn trong tương lai.

4. Một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thế giới. Khi môi trường sống toàn cầu đang bị đe dọa, cả thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề vừa tiết kiệm được nguồn nhiên liệu, đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường. Việt Nam đã bước đầu thực hiện tốt mô hình kinh tế tuần hoàn và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy, pháp luật Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện các quy định về mô hình mới này. Chính vì thế, việc hoàn thiện pháp luật là điều cần thiết để kinh tế tuần hoàn phát triển theo hệ thống, mạnh mẽ, an toàn hơn. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn được đề xuất như sau:

Một là, các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo hệ thống rõ ràng, cụ thể và mang tính chất bắt buộc thực hiện. Năm 2008, Trung Quốc thông qua Luật Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và một loạt chính sách được ban hành để nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất trong việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo... Nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc do vậy được xây dựng theo một lộ trình khá cụ thể. Nhật Bản cũng là một quốc gia tiếp cận với kinh tế tuần hoàn ở cấp độ sâu, rộng. Từ năm 1991, Nhật Bản bắt đầu xây dựng khung pháp lí để thực hiện kinh tế tuần hoàn, trong đó các hoạt động thu gom chất thải và xử lí để tái chế được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Nhìn chung, các quốc gia ở châu Á đã có một hệ thống chính sách và công cụ hoàn chỉnh, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn là bắt buộc đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia trên, Việt Nam cần ban hành Luật về kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế mới, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Do vậy, việc ban hành khung pháp luật có hiệu lực pháp lí cao, quy định tập trung và toàn diện là điều cần thiết trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật có liên quan về các lĩnh vực khác cũng cần được rà soát và sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.

Hai là, Việt Nam cần xây dựng cơ quan chuyên môn để quản lí việc vận hành và phát triển kinh tế tuần hoàn, đảm bảo việc thực hiện mô hình này đi theo đúng quỹ đạo của nó. Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo và doanh nghiệp là động lực trung tâm7. Thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra một lộ trình cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, cá nhân tiêu dùng trong việc phân loại, tái chế các sản phẩm thải bỏ đã qua sử dụng... Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các chủ thể này lại chưa được đề cập đến. Vì vậy, Việt Nam cần có một cơ quan chuyên môn để giám sát hoạt động này, đảm bảo rằng mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất đều phải triển khai thực hiện các chính sách pháp luật cũng như thực hiện tốt sản xuất xanh - sạch, xử lí rác thải để tái tạo nguyên liệu mới. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển của các doanh nghiệp cũng cần có người kiểm tra, phê duyệt để đưa ra khuyến nghị, giải pháp kịp thời, tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng đến môi trường, lãng phí tài nguyên và tiền bạc. Để công cuộc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn được thuận lợi, Nhà nước cần tập trung các nguồn lực tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, chủ động tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhất là trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Ba là, Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh tế tuần hoàn thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế, đất đai để xây dựng các cơ sở xử lí chất thải... Đây là động lực giúp các doanh nghiệp có những chiến lược dài hạn và hiệu quả, thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước nghiêm túc hơn, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều mô hình sản xuất sáng tạo mới, tạo việc làm cho người dân, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Bốn là, huy động lực lượng toàn dân tham gia phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Đây là một quá trình dài và có nhiều khó khăn, cần sự đồng lòng và nỗ lực của toàn xã hội. Do đó, cần phải tổ chức các buổi chuyên đề, tập huấn nhằm cung cấp cho người dân kiến thức về kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất; cân nhắc giải bài toán vì lợi ích ngắn hạn trước mắt hay chấp nhận đi chậm hơn để tăng tốc trong tương lai8, đồng thời tuyên truyền cho người dân biết, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn không chỉ là thực hiện nghĩa vụ đối với quốc gia, xã hội mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của mình đối với sự an toàn, khỏe mạnh của môi trường sống.

Năm là, Việt Nam cần xây dựng chiến lược, lộ trình dài hạn cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các quốc gia khác trên thế giới, có những chính sách ưu tiên cho các nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Đồng thời, các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn với nhau để các cơ quan chức năng nắm thông tin kịp thời, cùng nhau phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp để cả hệ thống phát triển mạnh mẽ, giữ vững sự ổn định nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.

5. Kết luận

Kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế tuần hoàn không phải trong một thời gian ngắn là có thể làm được, đây là một quá trình lâu dài, cần sự cố gắng, nỗ lực, sự đồng lòng của toàn dân trong các lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng lĩnh vực môi trường. Mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất, tổ chức và doanh nghiệp cần phải ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của mình, thực hiện tốt việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Để mô hình kinh tế này diễn ra phổ biến, rộng rãi, đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần hoàn hiện hành lang pháp lí vững chắc, toàn diện. Từ đó vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia, vừa bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị kinh tế mà chúng ta tạo ra mới thực sự ý nghĩa. Với việc thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia đối với những vấn đề khó khăn chung của toàn cầu, Việt Nam sẽ ngày càng phát triển vững mạnh hơn và thăng hạng trên trường quốc tế.

1 Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022), “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459), trang 48.
2 Pearce, D., & Turner, R. K. (1990). Economics of natural resources and the environment. Baltimore: Johns Hopkins University Press.
3 Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022), “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459), trang 48.
4 Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng, “Kinh tế tuần hoàn - Lời giải cho phát triển bền vững”, http://tnmt.danang.gov.vn/thong-tin-chuyen-nganh/chi-tiet?id=2883&u=kinhtetuanhoanloigiaichophattrienbenvung
5 Lại Văn Mạnh, Nguyễn Trọng Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2021), “Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Nhìn nhận từ những biểu hiện rào cản trên thực tiễn”, https://vietnamcirculareconomy.vn/learning/kien-nghi-hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-de-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-nhin-nhan-tu-nhung-bieu-hien-rao-can-tren-thuc-tien/
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thứ XIII”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.
7 Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022), “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459), trang 56.

8 Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022), “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459), trang 57.


Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc thứ XIII”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.

2. Lại Văn Mạnh, Nguyễn Trọng Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2021), “Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Nhìn nhận từ những biểu hiện rào cản trên thực tiễn”, https://vietnamcirculareconomy.vn/learning/kien-nghi-hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-de-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-nhin-nhan-tu-nhung-bieu-hien-rao-can-tren-thuc-tien/

3. Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022), “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459).

4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

5. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

6. Pearce, D., & Turner, R. K. (1990). Economics of natural resources and the environment. Baltimore: Johns Hopkins University Press.

7. Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng, “Kinh tế tuần hoàn - Lời giải cho phát triển bền vững”, https://tnmt.danang.gov.vn/thong-tin-chuyen-nganh/chi%20tiet?id=2883&u=kinhtetuanhoanloigiaichophattrienbenvung


ThS. Trần Linh Huân, Lê Thị Châu Giang (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

ThS. Phạm Thị Hồng Tâm (Trường Đại học Phan Thiết)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc