Hoạt động thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, thực trạng và định hướng quản lý trong bối cảnh mới

Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ và dần trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn c...
aa

Thương mại biên giới giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ và dần trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh biên giới; trong đó, tuyến biên giới Việt - Trung chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch thương mại biên giới.


Với quan hệ láng giềng lâu đời, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy thương mại biên giới. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục giữ vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh, chiếm khoảng trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng cùng với quy mô hoạt động thương mại song phương, chiếm tỷ lệ từ 9 - 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước.

Một trong những chính sách quan trọng hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới được triển khai thực hiện tích cực trong thời gian qua đó là hoạt động thanh toán. Đây là hoạt động không thể thiếu đối với thương mại nói chung và thương mại biên giới nói riêng; chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) luôn chủ động, tích cực trong công tác quản lý hoạt động thanh toán biên mậu nhằm mục đích phù hợp yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.

1. Chính sách quản lý ngoại hối đối với thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc là chính sách cần thiết và hỗ trợ tích cực cho hoạt động thương mại biên giới, phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính phủ

Hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc được Chính phủ hai nước quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua, thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại vùng biên năm 1998 và được thay thế bởi Hiệp định thương mại biên giới ký ngày 12/9/2016. Trong các hiệp định nói trên, đều có quy định về đồng tiền và phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Với yêu cầu phát triển đa dạng của hoạt động thương mại biên giới, ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới, trong đó có quy định cụ thể về hoạt động thanh toán để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới nói chung và thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc nói riêng.

Với vai trò là hoạt động hỗ trợ cần thiết cho thương mại biên giới, các chính sách đối với hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung ra đời rất sớm, song hành cùng các quy định của Đảng, Chính phủ về thương mại biên giới. Ngay từ năm 1993, NHNN và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng trung ương hai nước và được sửa đổi, bổ sung năm 2003. Trên cơ sở quy định của Hiệp định thương mại biên giới, hiệp định thanh toán của hai nước, NHNN có Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Phù hợp với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn đầu những năm 2000, các quy định tại Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN chỉ mới nhằm hướng dẫn thanh toán đối với các thương nhân có hoạt động thương mại qua biên giới. Ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới với nhiều nội dung, trong đó có quy định cụ thể hơn các hình thức thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, không chỉ bao gồm việc mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân mà còn bao gồm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới. Tại Nghị định 14, Chính phủ giao trách nhiệm cho NHNN trong việc hướng dẫn triển khai thực hiện về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.

Đồng thời, sau một thời gian dài thực hiện, với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại hai nước Việt - Trung cũng như sự phát triển của thương mại biên giới vùng biên, các quy định tại Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN đã phát sinh một số vướng mắc không đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới. Vì vậy, ngày 28/8/2018, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các quy định trong Thông tư số 19 đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tình hình mới, góp phần thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, đồng thời thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối, tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.

Là cơ chế đặc thù áp dụng cho hoạt động thương mại biên giới, do đó, quy định về hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung hiện nay điều chỉnh các hoạt động thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đối tượng được thực hiện bao gồm thương nhân, cư dân biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán, ngoài đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi, còn được sử dụng đồng tiền của hai nước (VND, CNY). Phương thức thanh toán bao gồm ba hình thức: thanh toán qua ngân hàng; thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng cho một số trường hợp thương nhân Việt Nam có hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở gặp khó khăn trong thanh toán qua ngân hàng.

Quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ trong hệ thông ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới đã tạo điều kiện cho phép các thương nhân có hoạt động thương mại biên giới có ký kết hợp đồng thanh toán bằng đồng tiền của hai nước được thông qua mạng lưới các ngân hàng thương mại có chi nhánh ở khu vực biên giới Việt - Trung để thực hiện thanh toán bằng Việt Nam đồng, Nhân dân tệ. Với nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng nông sản (vải, dưa hấu, nhãn…) của thương nhân Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng gia tăng, quy định này tạo hành lang pháp lý cụ thể cho thương nhân Việt Nam, tuy nhiên, cũng kiểm soát chặt chẽ được hoạt động thanh toán bằng đồng tiền của nước có chung biên giới thông qua việc tập trung thanh toán qua hệ thống ngân hàng, hạn chế tình trạng thanh toán bất hợp pháp, nhờ đó kiểm soát nguồn gốc tiền tệ và giúp giảm tình trạng thất thu thuế.

2. Hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung đã đáp ứng thực tiễn phát triển thương mại vùng biên trong thời gian qua

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày càng sôi động, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục cùng với quy mô hoạt động thương mại song phương giữa hai nước, chiếm tỷ lệ từ 9 - 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước. Cùng với sự tăng trưởng tích cực của hoạt động thương mại biên giới, quy mô hoạt động thanh toán biên mậu cũng có sự phát triển tích cực. Phương thức, đồng tiền thanh toán đa dạng (qua ngân hàng, bù trừ thanh toán, tiền mặt; bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng, Nhân dân tệ), phù hợp với các loại hình thương mại của vùng biên như thương nhân hai nước thì chủ yếu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, cư dân chủ yếu là hoạt động trao đổi, mua bán nhỏ lẻ với nhau; ngoài ra, còn hoạt động kinh doanh tại các chợ biên giới. Doanh số thanh toán biên mậu Việt - Trung tăng trưởng đều qua các năm, đạt hơn 93 tỷ USD vào năm 2017, trong đó doanh số thanh toán bằng đồng tiền của hai nước đạt khoảng 10% trên tổng doanh số thanh toán biên mậu giữa hai nước.

Góp phần phát triển hoạt động thanh toán thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc không thể thiếu sự đóng góp tích cực của mạng lưới ngân hàng thương mại. Với vai trò chức năng cung ứng dịch vụ thanh toán, trong thời gian qua, mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại tại khu vực biên giới cũng gia tăng và phát triển đáp ứng sự phát triển của thương mại biên giới và nhu cầu thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, có 11 ngân hàng thương mại tham gia hoạt động thanh toán biên mậu thông qua các chi nhánh tại khu vực biên giới tiếp giáp Trung Quốc. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thanh toán biên mậu với khoảng 10 ngân hàng thương mại Trung Quốc như: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Quế Lâm, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Kiến Thiết, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ, Ngân hàng Bưu điện, Hợp tác xã tín dụng nông thôn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc… Các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực đổi mới, áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Có thể nói, với việc áp dụng các chính sách cho hoạt động thanh toán biên mậu thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các chính sách của Trung ương và địa phương nhằm phát triển thương mại biên giới không những thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng biên giới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế thanh toán biên mậu bằng đồng tiền của hai nước đã tiết kiệm một lượng ngoại tệ mạnh cho đất nước, từ đó giảm áp lực cung - cầu ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối. Cơ chế thanh toán biên mậu cũng góp phần hỗ trợ công tác quản lý chống buôn lậu, hạn chế gian lận thương mại và thất thu thuế. Tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối trên địa bàn các tỉnh biên giới; đóng góp tích cực cho sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới.

3. Giải pháp phát huy hiệu quả chính sách quản lý ngoại hối đối với hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung trong bối cảnh hiện nay

Với lợi thế đường biên giới giữa hai nước Việt - Trung khá dài, Chính phủ hai nước đã có chủ trương, định hướng phát triển kinh tế vùng biên giới từ nhiều thập niên qua. Chính phủ Việt Nam cũng xác định phát triển kinh tế biên mậu là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương các tỉnh biên giới Việt - Trung. Hoạt động thương mại biên giới được Chính phủ giao nhiều bộ, ngành liên quan quản lý theo chức năng, nhiệm vụ. Do đó, với thực trạng phát triển của thương mại biên giới cũng như hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành cũng như sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ.

Chính vì vậy, đối với sự phát triển đồng bộ của thương mại biên giới, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển thương mại biên giới; tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển là thế mạnh của địa phương; đồng thời, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, quy hoạch…, đặc biệt là các địa bàn chậm phát triển như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu.

UBND các tỉnh biên giới Việt - Trung tùy tình hình và đặc điểm, ưu thế của từng địa bàn, chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông, lưu thông hàng hóa; nghiên cứu quy hoạch xây dựng và phát triển chợ biên giới để thu hút phát triển các dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy giao thương. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành chức năng để kiểm tra, đảm bảo hoạt động thương mại và tiền tệ tại khu vực biên giới tuân thủ đúng các quy định pháp luật; đấu tranh ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; đồng thời, phối hợp với NHNN trên địa bàn thực hiện quản lý tốt thị trường ngoại hối, tiền tệ ở khu vực biên giới.

Trong hoạt động thanh toán, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn khuyến khích nghiên cứu và mở rộng các sản phẩm phục vụ thanh toán biên mậu và tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp, từ đó gia tăng thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng trên địa bàn; tăng cường triển khai nghiệp vụ ngân hàng điện tử phục vụ hoạt động thanh toán biên mậu để tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước; đảm bảo thực hiện việc thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, NHNN tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh biên giới thực hiện quản lý, hướng dẫn hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới theo chỉ đạo của Chính phủ. Mạng lưới ngân hàng trên địa bàn các tỉnh biên giới không ngừng được mở rộng, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng, đáp ứng linh hoạt nhu cầu các doanh nghiệp có hoạt động thương mại biên giới, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, tạo chuyển biến tích cực về đời sống kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới.

Nguyễn Ngọc Cảnh

Nguồn: TCNH số 2+3/2019

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong việc bảo vệ môi trường, luôn nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với xã hội và con người. Người coi thiên nhiên như người bạn tri kỷ và là phần không thể tách rời của tài nguyên quốc gia.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2005 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhà ở để bán, cho thuê như: Thành lập Quỹ phát triển nhà ở của các địa phương; huy động vốn của các tổ chức tín dụng; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính, có nhu cầu mua nhà ở; huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh liên kết...
Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2023, qua đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Xem thêm
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc