Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị - 73 năm trưởng thành cùng quê hương

Hoạt động ngân hàng
Trên cơ sở chủ trương, chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6/5/1951, tại Hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
aa

Trên cơ sở chủ trương, chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6/5/1951, tại Hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Vào đầu tháng 7/1951, tại Khe Cau - chiến khu Ba Lòng, Ngân hàng Quốc gia Chi nhánh tỉnh Quảng Trị được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trong những ngày cuộc chiến tranh giữ nước bước sang giai đoạn cầm cự, giữa chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa với trăm ngàn gian khó, Ngân hàng Quảng Trị đã cùng với hệ thống ngân hàng trong cả nước góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, làm căn cứ vững mạnh cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Riêng tỉnh Quảng Trị bị chia cắt làm đôi, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là nơi giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc. Vĩnh Linh - mảnh đất đầu giới tuyến với trách nhiệm lớn lao là tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của Cách mạng miền Nam, của Trị Thiên ruột thịt, cuộc chiến đấu lại bước sang một hình thức mới. Hoạt động ngân hàng cũng được chuyển hướng thích hợp, trọng tâm là củng cố hệ thống tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế; phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là địa đầu phía Nam của miền Bắc - nơi chịu nhiều gian khổ nhất. Ngân hàng đã góp phần tạo lập cơ sở hậu cần cho cuộc kháng chiến của tỉnh Quảng Trị, chống nạn thiếu đói, phục vụ dân sinh, xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp để đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang đấu tranh với địch. Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ, hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị trong vùng giới tuyến và các vùng mới được giải phóng đã góp phần đắc lực trong cuộc đấu tranh với địch nhằm bảo vệ hậu phương, bảo vệ nhân dân, phá ách kìm kẹp của địch, mở rộng trận địa lưu hành tiền của ta, thu hút lực lượng và vật chất trong vùng địch kiểm soát nhằm cung ứng cho nhu cầu kháng chiến và dân sinh.

Trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt với những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đại bộ phận cán bộ ngân hàng đã ra sức rèn luyện cả về hồng, về chuyên, năng động sáng tạo trên mọi lĩnh vực hoạt động, từ hậu phương đến tiền tuyến kể cả hoạt động tiền tệ trong lòng địch, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các thế hệ cán bộ ngân hàng đã giữ gìn được phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tiền tệ, cần kiệm, liêm chính, trung kiên, bất khuất, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đảm bảo cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng được thông suốt ngay cả trong chiến tranh khốc liệt cũng như những năm tháng khó khăn của nền kinh tế.

Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ngày 01/7/1976, cuộc hội ngộ ban đầu của cán bộ nhân viên ngân hàng ba tỉnh tại Thừa Thiên - Huế diễn ra hết sức cảm động, mỗi cán bộ ngân hàng ý thức rõ trách nhiệm của mình trước tình hình mới, với nhiệm vụ và tình cảm thiêng liêng là phục vụ một vùng quê “Bình Trị Thiên khói lửa” đã từng chung gian khổ, vui buồn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thời gian này hình thành bảy ngân hàng cấp huyện trực thuộc Ngân hàng tỉnh Bình Trị Thiên. Đầu năm 1977, các huyện được sáp nhập và hệ thống ngân hàng trên địa bàn được hình thành và sắp xếp lại, gồm: Ngân hàng Triệu Hải, Ngân hàng Bến Hải, Ngân hàng thị xã Đông Hà và Ngân hàng Hướng Hóa. Hoạt động ngân hàng đã có mặt khắp nơi từ đồng bằng, thị xã đến miền núi, góp phần tạo ra bộ mặt mới của Quảng Trị, xóa dần mọi vết tích của chiến tranh và nền kinh tế phụ thuộc.

Tuy nhiên, vào những năm cuối của thập kỷ 1980, hoạt động ngân hàng còn mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn hạn hẹp, công tác huy động vốn không được nhận thức đúng, các công cụ tiền tệ làm đòn bẩy cho tăng trưởng tín dụng và kinh tế, vốn cho vay phân tán, công tác thanh toán không dùng tiền mặt bị thu hẹp, lạm phát phi mã, dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Tháng 7/1989, cùng sự kiện tái lập lại tỉnh Quảng Trị, hệ thống ngân hàng Bình Trị Thiên cũng được chia tách, lập lại theo địa danh mới, hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị được tái lập lại.

Tháng 10/1990, với sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng đánh dấu bước đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện tiến trình đổi mới mô hình, hoàn thiện tổ chức bộ máy của các ngân hàng trên địa bàn, trong đó, phân định rõ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ - tín dụng - ngân hàng trên địa bàn; sắp xếp lại các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Các TCTD đã không ngừng đổi mới và phục vụ tốt khách hàng. Đổi mới hoạt động của các TCTD gắn liền với kinh tế thị trường, với phương châm “đi vay để cho vay” và tiếp cận với đa thành phần kinh tế, từng bước xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng, thực hiện cơ chế lãi suất dương tạo tiền đề cần thiết để khai thác mọi nguồn vốn nhằm mở rộng đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế, đầu tư thực hiện các chương trình đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong từng ngành, thực hiện tốt các chương trình kinh tế của tỉnh Quảng Trị như: Trồng cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản… tạo bước chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiếp nối truyền thống các thế hệ đi trước, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị luôn nỗ lực, không ngừng được hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả. Hệ thống các dịch vụ ngân hàng đa dạng và có chất lượng hơn. Số lượng TCTD trên địa bàn ngày càng tăng, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại.

Trong những năm qua, chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt, hiệu quả, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan để chung tay, góp sức, chia sẻ và đồng hành cùng nền kinh tế khắc phục khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra của tỉnh và được dư luận xã hội đánh giá cao. Một số kết quả chính có thể kể đến như: Chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm các quy định của NHNN về lãi suất tiền gửi, niêm yết công khai lãi suất tiền gửi tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của NHNN, thực hiện việc bán bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường giám sát việc thực hiện chủ trương hạ lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn.

Các TCTD trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động theo quy định của NHNN, qua đó giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh.

NHNN luôn theo dõi sát thị trường để yêu cầu chấp hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp. Các NHTM trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định về niêm yết tỉ giá; công tác quản lý ngoại hối được triển khai thực hiện nghiêm túc. NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các TCTD triển khai nghiêm túc chỉ đạo của NHNN; công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng được triển khai thực hiện đúng quy định.

Nguồn vốn ngân hàng đã góp phần hình thành và đưa vào hoạt động ba khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp, 7.770 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có nhiều cơ sở quy mô lớn, giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động. Trong đó, có nhiều công trình, dự án lớn như: Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1A; Nhà máy thủy điện Quảng Trị; các nhà máy thủy điện Khe Nghi, Khe Giông, Mai Linh…; Dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 1, 2; Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ du lịch Cửa Việt; Dự án Nhà máy gỗ ván MDF-VRG Quảng Trị 1, 2; các dự án dệt may, đánh bắt hải sản, trồng tiêu, cao su, cà phê và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác; công trình đường tránh lũ Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh…

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã huy động và cho vay một khối lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh lĩnh vực kinh tế nhà nước, đã cho vay hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện tại, hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành sát sao cùng với các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh nhà đơn cử như: NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cam kết cung cấp tài chính hơn 4.700 tỉ đồng cho dự án Cảng hàng không Quảng Trị, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Quảng Trị ký hợp đồng tín dụng tài trợ 450 tỉ đồng để đầu tư dự án Khu công nghiệp Quảng Trị; các dự án trọng điểm khác như Khu bến cảng Mỹ Thủy, Đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, Quốc lộ 15D từ cảng biển Mỹ Thủy đến Cửa khẩu quốc tế La Lay, Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavan và các dự án năng lượng có quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đều được các ngân hàng tiếp cận, sẵn sàng hỗ trợ tín dụng khi có đầy đủ điều kiện.

Công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh. Việc thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả, hỗ trợ nền kinh tế phát triển, góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường, nhờ vậy, hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hiện nay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã trang bị tổng số 115 ATM (trong đó có 11 CDM), 782 POS, có hơn 23.000 QRCode được đặt tại các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận các phương tiện thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.


Người dân đến giao dịch tại Điểm giao dịch của NHCSXH xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Nguồn ảnh: Tú Linh - Báo Quảng Trị


Đối với việc hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực sự đi vào cuộc sống từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Sau 20 năm thực hiện, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng nguồn vốn đạt 3.725,8 tỉ đồng, tăng 3.558,8 tỉ đồng so với khi mới thành lập. Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 856,9 tỉ đồng (chiếm 23% tổng nguồn vốn), trong đó ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cho vay đạt 156,7 tỉ đồng (chiếm 4,2%) và huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân đạt 700,2 tỉ đồng (chiếm 18,8%).

Các chương trình tín dụng được mở rộng, từ 02 chương trình tín dụng ban đầu, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 17 chương trình được triển khai và thực hiện. Tăng trưởng tín dụng không ngừng được tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,78%/năm.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, góp phần giúp cho hơn 66,5 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho gần 33 nghìn lao động; giúp cho gần 87 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập, mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến, không có học sinh, sinh viên nào phải nghỉ học vì khó khăn về tài chính; hỗ trợ xây mới và cải tạo hơn 219 nghìn công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 6.302 căn nhà cho hộ nghèo, 757 căn nhà ở xã hội, 771 lượt lao động được doanh nghiệp vay vốn để trả lương do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Phương thức ủy thác cho bốn tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy được những mặt mạnh của tổ chức hội, đó là sự gần gũi, sinh hoạt cộng đồng với người vay nên hiểu và dễ dàng nắm bắt mọi hoạt động của người vay, qua đó kịp thời tư vấn, giám sát người vay; sự phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và đơn vị nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ và đi vào ổn định, mang lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động của các hội, đoàn thể, giúp cho đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả cao nhất.

Mạng lưới hoạt động của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Quảng Trị luôn được củng cố và ngày càng ổn định, hiệu quả với 125 điểm giao dịch/125 xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi tham gia vay vốn tại NHCSXH; chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch, chất lượng tín dụng chính sách ngày được nâng lên, hạn chế nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan phát sinh, không có nợ xâm tiêu, chiếm dụng vốn; không có các hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân; đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, trả nợ, trả lãi và nắm bắt thông tin, chính sách của các đối tượng thụ hưởng theo quy định. 100% tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động xếp loại tốt và khá, góp phần tích cực trong việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng kịp thời, thuận lợi đảm bảo công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội.

Tính đến ngày 30/4/2024, dư nợ của NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị đạt 4.895 tỉ đồng, tăng hơn 31 lần so với ban đầu, với hơn 84 nghìn hộ còn dư nợ. Quy mô dư nợ tại các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện trên địa bàn đang ngày càng được nâng cao và không còn đơn vị có dư nợ dưới 200 tỉ đồng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện trên địa bàn đã ngày càng đi vào cuộc sống, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; thể hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện phát triển kinh tế, đẩy lùi “tín dụng đen” ở địa phương.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được chú trọng, hằng năm hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị thường xuyên đóng góp bình quân hơn 30 tỉ đồng cho các hoạt động này, làm động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Nhiệm vụ hiện đại hóa NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị và phát triển hệ thống các TCTD là nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tính toàn diện, đòi hỏi sự lãnh đạo chặt chẽ của Cấp ủy, Ban Lãnh đạo cũng như nỗ lực và sự sáng tạo của từng cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị với tinh thần phát huy hơn nữa truyền thống 73 năm vẻ vang của Ngành, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên phía trước. Từng cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị phải luôn phát huy trí tuệ, bản lĩnh và phẩm chất cách mạng của mình trên nhiệm vụ công tác tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; đoàn kết một lòng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tự hào với truyền thống vẻ vang 73 năm xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị nói riêng, thế hệ cán bộ ngân hàng hôm nay nguyện phấn đấu hết mình để đưa hệ thống ngân hàng trên địa bàn ngày càng phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguyễn Xuân Hòa
NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng các thách thức như việc làm không ổn định, tín dụng đen và áp lực dân nhập cư vẫn cản trở tiến trình này. Trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhóm thu nhập thấp như công nhân tại các khu công nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương thời điểm trước sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 hộ gia đình công nhân và mô hình hồi quy Tobit để đưa ra đánh giá và đề xuất kiến nghị phù hợp.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sức ép từ các biện pháp thuế quan của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động sản xuất, thể hiện qua đà sụt giảm của chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI). Trong bối cảnh đó, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai linh hoạt để giữ ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tương tự nhiều địa phương khác trong cả nước, tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành trở thành một giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 14 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu, đây là địa bàn với tiềm năng và thế mạnh kinh tế là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống ngân hàng Khu vực 15 gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Bài viết phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đầu năm 2025 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, cho thấy tín dụng phục hồi tích cực ở các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics nhưng vẫn còn thách thức như tăng trưởng chưa đồng đều và rủi ro nợ xấu. Dựa trên chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về ổn định lãi suất, định hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng và tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng