Cho vay ngang hàng, kinh nghiệm Trung Quốc, Indonesia và khuyến nghị đối với Việt Nam

Quốc tế
Thời gian qua, sự bùng nổ ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy nhiều sản phẩm, dịch vụ, hoạt động mới sá...
aa

Thời gian qua, sự bùng nổ ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy nhiều sản phẩm, dịch vụ, hoạt động mới sáng tạo cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending).

P2P Lending được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (block chain), kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) thông qua nền tảng giao dịch trực tuyến (P2P Lending Platform) mà không thông qua trung gian tài chính. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa. Bên cạnh chức năng kết nối trung gian thông tin nêu trên, một số công ty P2P Lending có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ người đi vay và cho vay: định danh khách hàng (e-KYC), chấm điểm tín nhiệm, định giá khoản vay và tài sản đảm bảo, mua/bán lại khoản vay, thu hồi nợ...

P2P Lending gia tăng khả năng tiếp cận vốn trong xã hội nhất là cá nhân, tổ chức có thu nhập thấp hoặc không có khả năng, điều kiện chứng minh năng lực tài chính, năng lực trả nợ với ngân hàng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (SMEs) chưa hoặc không tiếp cận được tín dụng chính thống từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, P2P Lending tiềm ẩn rủi ro có thể tác động bất lợi đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của P2P Lending tạo thách thức đáng kể đối với các nhà quản lý trên phạm vi toàn cầu. Quan điểm nên hay không nên xây dựng quy định pháp luật mới quản lý P2P Lending là chưa rõ ràng, nên đã dẫn tới khoảng cách chính sách giữa các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ và các fintech phát triển nhanh nhưng thiếu khung pháp lý. Một số quốc gia (Đức, Mỹ, Hà Lan, Úc…) ủng hộ quản lý P2P Lending dựa trên quy định sẵn có hoặc điều chỉnh các quy định sẵn có, trong khi nhiều quốc gia (Indonesia, Malaysia, Trung Quốc...) tiếp cận chủ động hơn khi xây dựng các quy định riêng cho lĩnh vực này. Bên cạnh xu hướng ủng hộ, cũng có quan điểm bảo thủ đối với lĩnh vực này, mặc dù đây không phải là xu thế chính. Bài viết này tổng hợp bài học quản lý nhà nước trong lĩnh vực P2P Lending của các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như Việt Nam, qua đó rộng đường dư luận trong việc xây dựng khung pháp lý tại Việt Nam đối với hoạt động này.

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động Fintech tại Trung Quốc phát triển mạnh mẽ ở ba lĩnh vực, gồm thanh toán trực tuyến, P2P Lending và đầu tư. Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán số, chiếm gần 50% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống lĩnh mảng cho vay trực tuyến, chiếm tới 3/4 thị trường thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngân hàng sở hữu nhà nước tập trung cho vay doanh nghiệp nhà nước; hạn chế cho vay cá nhân nên tạo điều kiện cho P2P Lending phát triển.

P2P Lending tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh và có quy mô lớn nhất trên thế giới. Số nhà cung cấp dịch vụ đã tăng gấp nhiều lần so với thời điểm năm 2006 khi nền tảng P2P Lending đầu tiên của Trung Quốc (Creditease) thành lập và tập trung chủ yếu vào 04 khu vực kinh tế phát triển của Trung Quốc là Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải và Chiết Giang (chiếm 63% thị phần). Cuối năm 2011, số lượng công ty P2P Lending tăng lên 214 và liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, với hơn 6.000 nền tảng được mở (theo Online Lending House). Theo Bloomberg:[1] P2P Lending ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và tổng giá trị giao dịch đạt hơn 190 tỷ USD, trở thành quốc gia phát triển nhanh và lớn nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giai đoạn đầu, nhà quản lý hoàn toàn không giám sát lĩnh vực này, dẫn đến hoạt động của một số công ty (được gọi là ngân hàng ngầm - shadow banking) mang đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế: khoảng 6.000 công ty được hình thành, đến nay một số hoạt động tốt nhưng có trên 2.000 công ty hoạt động theo mô hình xác sống (ponzi) với nhiều dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tiền của cả người cho vay lẫn người đi vay (tại các công ty ngoài cung cấp sàn giao dịch thì thực hiện cả chức năng trung gian thanh toán cho nhà đầu tư và người đi vay), tính đến tháng 2/2018, chỉ còn chưa đến 2.000 công ty còn tồn tại và hoạt động trong lĩnh vực này. Theo ông Maurizio - Giám đốc công ty Finetiq Ltd,2 hơn 95% nền tảng P2P lending ở Trung Quốc là giả mạo. Chính điều đó đã thúc đẩy Trung Quốc có chính sách siết chặt quản lý loại hình này.

Trong xu thế hội nhập chung toàn cầu cần khuyến khích doanh nghiệp áp dụng đổi mới,

sáng tạo công nghệ số trong hoạt động tài chính, đảm bảo phù hợp với môi trường pháp lý

1.1. Mô hình vận hành P2P Lending

Trung Quốc phát triển cả ba mô hình vận hành phổ biến trên thế giới, gồm: mô hình P2P Lending truyền thống, mô hình P2P Lending hợp tác với ngân hàng và mô hình P2P Lending cam kết lợi nhuận. Đặc biệt, mô hình P2P Lending cam kết lợi nhuận phát triển mạnh mẽ trong thời gian đầu Trung Quốc chưa áp dụng các biện pháp kiểm soát.

1.2. Cơ chế quản lý

1.2.1. Cơ quan quản lý

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành, triển khai nhiều chính sách, biện pháp để quản lý, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động P2P Lending. Năm 2016, Trung Quốc thành lập cơ quan quản lý chuyên trách là Hiệp hội Internet Trung Quốc phối hợp với Ủy ban giám sát và quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Bộ Công nghiệp thông tin, Bộ Công an để quản lý hoạt động P2P Lending.

1.2.2. Mục tiêu và quan điểm quản lý

P2P Lending giúp người dân và doanh nghiệp SMEs có thêm một kênh vay vốn, qua đó thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Vì vậy, thời gian đầu, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không kiểm soát P2P Lending, tạo điều kiện cho P2P Lending phát triển. Tuy nhiên, việc thiếu giám sát đã tạo điều kiện cho nhiều nền tảng P2P Lending gian lận, tạo quỹ bất hợp pháp, quảng cáo sai sự thật; nhiều nền tảng phá sản, làm mất tiền của nhà đầu tư. Trước những hệ lụy xấu mà các công ty P2P Lending mang lại cho nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển từ quan điểm không quản lý sang siết chặt quản lý, giám sát hoạt động này. Thậm chí, cơ quan chức năng Trung Quốc phát thông điệp cảnh báo người cho vay nên chuẩn bị tinh thần mất trắng số tiền đầu tư vào các sản phẩm lợi suất cao.

1.2.3. Khung pháp lý quản lý P2P Lending

Trung Quốc không chỉ quy định việc vận hành nền tảng P2P Lending mà còn quy định cả việc cho vay và đi vay của nhà đầu tư và người đi vay. Cụ thể như sau:

- Ngày 24/8/2016, CBRC công bố “Các biện pháp tạm thời về quản lý thông tin P2P Lending giữa các bên trung gian”, nêu rõ 12 “ranh giới đỏ” mà các công ty P2P Lending không được làm. Sau thời gian chuyển tiếp 12 tháng, tất cả các nền tảng P2P Lending không được phép gửi tiền, cho vay, quảng cáo ngoại tuyến và quản lý các sản phẩm tài chính. “Các biện pháp tạm thời về quản lý thông tin P2P Lending giữa các bên trung gian” là công cụ đầu tiên được ban hành cho thị trường này, thiết lập chế độ điều tiết toàn diện, có hệ thống; gồm 47 điều khoản, chia thành năm phần, điều chỉnh tất cả các vấn đề của ngành cho vay trực tuyến. Không tuân thủ quy định này có thể bị phạt hành chính hoặc hình sự.

- Đầu năm 2018, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu địa phương tổng điều tra, tiến hành đăng ký, cấp phép đối với toàn bộ các nền tảng, đồng thời đưa ra 10 biện pháp giảm thiểu rủi ro từ hoạt động này, gồm: Chính quyền địa phương phải thiết lập kênh đối thoại để phản hồi yêu cầu của nhà đầu tư, kiểm tra các nền tảng này. Chính quyền địa phương không được cấp phép cho bất kì nền tảng mới nào. Những người vay tiền chây ì trả nợ sẽ bị đưa vào danh sách đen trong hệ thống xếp hạng tín dụng. Hoạt động tuyên truyền cũng được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức rộng rãi về mức độ rủi ro của hoạt động P2P Lending. Bộ Giáo dục Trung Quốc phối hợp với CBRC ban hành “Thông báo về công tác hướng dẫn tăng cường giáo dục và phòng ngừa rủi ro từ mô hình P2P Lending”, “Biện pháp thi hành tạm thời hoạt động quản lý nghiệp vụ với hoạt động P2P Lending” để định hướng cho các cơ quan thông tin, truyền thông về chủ trương của Chính phủ đối với hoạt động P2P Lending.

1.2.4. Kết quả sau siết chặt quản lý

Số doanh nghiệp P2P lending giảm nhanh chóng, từ khoảng 3.500 doanh nghiệp năm 2015 xuống còn 2.500 doanh nghiệp năm 2016, 2.000 doanh nghiệp năm 2017 và hiện nay, còn khoảng 1.500 doanh nghiệp. Theo Yingcan Group có trụ sở tại Thượng Hải, từ đầu tháng 7/2017 đến 20/7/2018, ít nhất 118 nền tảng đã sụp đổ. Vì vậy, hiện nay, nhiều nền tảng của Trung Quốc có xu hướng thay đổi, dịch chuyển ra nước ngoài, đặc biệt là sang khu vực ASEAN.

2. Kinh nghiệm của Indonesia

So với các quốc gia khác, Fintech ở Indonesia mới phát triển gần đây nhưng tăng trưởng đáng kể. Số lượng công ty Fintech tăng liên tục, từ 50 năm 2016 lên 262 năm 2017, tập trung chủ yếu vào thanh toán (38%), cho vay (31%), huy động vốn (4%), Blockchain (2%), quản lý tài chính cá nhân (8%)… Mô hình P2P Lending xuất hiện ở Indonesia từ năm 2016, với công ty Investree, Modalku, Koin Works, Amathar, Mekar và Crowdo. Đến tháng 6/2018, có 64 công ty đăng kí hoạt động với Cơ quan Dịch vụ tài chính Indonesia (OJK).

2.1. Mô hình P2P Lending

Đối tượng vay vốn từ các nền tảng P2P Lending ở Indonesia gồm cá nhân, doanh nghiệp SMEs. Nền tảng P2P Lending ở Indonesia tập trung vào 02 mô hình chủ yếu sau:

- Mô hình P2P Lending truyền thống: Các nền tảng đóng vai trò trung gian kết nối người đi vay và người cho vay; người cho vay tự quyết định cho vay và chịu mọi rủi ro. Tuy nhiên, ngoài đóng vai trò trung gian kết nối, nền tảng P2P Lending còn vận hành hệ thống quản lý rủi ro, đánh giá tín dụng và ấn định lãi suất cho vay.

- Mô hình P2P Lending hợp tác với ngân hàng: Ngân hàng đóng vai trò là bên cho vay, nền tảng P2P Lending là trung gian kết nối ngân hàng và khách hàng vay, thường chỉ khách hàng đáp ứng yêu cầu từ hệ thống đánh giá rủi ro của nền tảng P2P Lending thì mới được gửi đến ngân hàng.

2.2. Cơ chế quản lý

2.2.1. Cơ quan quản lý

Hoạt động Fintech ở Indonesia chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) và OJK. BI ban hành chính sách liên quan đến hoạt động thanh toán và khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán. OJK giám sát, điều tiết khu vực dịch vụ tài chính kể cả hoạt động P2P Lending, huy động vốn từ cộng đồng (crowdfunding), ngân hàng số (digital banking), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), hoạt động Fintech thị trường vốn, tài trợ trực tuyến, an ninh dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng.

2.2.2. Mục tiêu quản lý

Đối với OJK, sự đa dạng của dịch vụ Fintech là cơ hội để thúc đẩy tài chính toàn diện. Fintech là cầu nối mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính cho tất cả các đối tượng trong xã hội Indonesia. Vì vậy, Fintech phải được phát triển để Indonesia đạt mục tiêu tài chính toàn diện.

2.2.3. Quan điểm quản lý [3]

Nếu thiết lập quy tắc quá chặt chẽ, Fintech khó phát triển. Tuy nhiên, kiểm soát lỏng lẻo sẽ gây rủi ro cho khách hàng. Vì vậy, OJK xây dựng khung quản lý cho phép Fintech tăng trưởng bền vững, đạt mục tiêu tài chính toàn diện, bảo vệ được khách hàng.

Một là, OJK ban hành quy tắc khi dịch vụ hoặc sản phẩm tài chính đã phát triển trên thị trường, nhưng không có quy định chi phối. Hai là, các quy định được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ thị trường, hoặc để phát triển ngành công nghiệp và thị trường trong tương lai. Quy tắc được OJK tuân thủ khi ban hành Quy định số 77/ POJK.01 /2016 (POJK 77) về dịch vụ cho vay dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. OJK yêu cầu tất cả các công ty P2P Lending phải đăng ký (trạng thái đăng ký thường chỉ có hiệu lực trong một năm). Để có giấy phép hoạt động P2P Lending, công ty Fintech phải đáp ứng 11 thủ tục vận hành chuẩn (SOP); nếu không thể đáp ứng các yêu cầu, trạng thái đăng ký của công ty sẽ bị hủy.

2.2.4. Khung pháp lý [4]

POJK77 đặt ra một số yêu cầu đối với nền tảng, người đi vay, người cho vay và các quy định quản lý rủi ro; cụ thể:

(i) Đối với nền tảng: Để được cung ứng hoạt động P2P Lending, các nền tảng phải tuân thủ các quy định:

- Đăng ký với OJK và trong vòng 1 năm sau khi đăng ký họ có thể có được giấy phép P2P Lending nếu đáp ứng các yêu cầu về mặt cấp phép.

- Hạn chế sở hữu nước ngoài trong các công ty P2P Lending (tỷ lệ sở hữu tối đa là 85%, bao gồm cả sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Có số vốn tối thiểu là 1 tỷ IDR - Rupiah khi đăng ký và tối thiểu là 2,5 tỷ IDR khi đăng ký giấy phép P2P Lending.

- Đặt máy chủ ở Indonesia; duy trì một hệ thống điện tử an toàn và đáng tin, đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu khách hàng.

- Nộp báo cáo định kỳ cho OJK (hàng tháng và hàng năm).

- Thành phần ban lãnh đạo công ty cần có ít nhất 1 Giám đốc và 1 ủy viên có kinh nghiệm ít nhất 1 năm trong ngành/lĩnh vực dịch vụ tài chính.

- Sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn và/hoặc có nền tảng về công nghệ thông tin.

- Các công ty P2P phải ký quỹ và có tài khoản định danh tại ngân hàng trong thời gian hoạt động; có quy trình vận hành chuẩn đối với chứng từ điện tử.

- Thực hiện các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ người dùng, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, bảo mật dữ liệu và an ninh mạng cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp đơn giản, dễ dàng.

- Thực hiện chương trình phòng chống rửa tiền và chống khủng bố; cung cấp thông tin về khoản vay cho người cho vay và người đi vay.

- Sử dụng các thuật ngữ, cụm từ và/hoặc ngôn ngữ Indonesia, đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu trong các chứng từ điện tử.

- Phải đăng ký làm thành viên của hiệp hội theo chỉ định của OJK.

- Nghiêm cấm công ty P2P Lending cung cấp bất kỳ sự bảo đảm nào (mặc dù OJK cho phép người bảo lãnh trong mô hình P2P Lending cung cấp bảo lãnh); đồng thời, quy định cũng yêu cầu công ty P2P Lending phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do lỗi hoặc sơ suất của giám đốc hoặc nhân viên của công ty mình; tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác ngoài các hoạt động trong phạm vi kinh doanh của mình; hoạt động như người cho vay hoặc người đi vay; phát hành các phiếu ghi nợ; giới thiệu người cho vay hoặc người đi vay; quảng cáo sai sự thật hoặc cung cấp thông tin sai lệch; thu phí từ người cho vay và người đi vay khi họ nộp đơn khiếu nại.

- Khi mua lại một công ty P2P Lending, POJK77 yêu cầu phải có sự đồng ý trước từ OJK cho bất kỳ thay đổi nào trong cổ phần của công ty P2P Lending.

- OJK đưa ra các biện pháp trừng phạt hành chính, từ các lá thư cảnh báo đến thu hồi giấy phép kinh doanh P2P Lending đối với các trường hợp vi phạm.

(ii) Đối với người đi vay (khách hàng):

POJK77 quy định chỉ những công dân Indonesia cư trú ở Indonesia mới đủ điều kiện là người đi vay. Số tiền vay tối đa cho mỗi người đi vay là mức 2 tỷ IDR (hoặc khoảng 160.000 USD). Bên cạnh đó, POJK77 yêu cầu hai thỏa thuận riêng biệt phải được ký kết giữa các bên: (1) thỏa thuận giữa bên cho vay và công ty P2P Lending; và (2) thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay. Cả hai thỏa thuận phải được thực hiện theo quy định trong POJK77, trong đó có các thông tin về số tiền vay (bao gồm số tiền phạt trong trường hợp chậm thanh toán), lãi suất, quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp; hình thức của các thỏa thuận là thỏa thuận điện tử và chữ ký điện tử.

2.2.5. Kể từ khi POJK77 được ban hành, hoạt động cho vay thông qua mô hình P2P Lending có xu hướng tăng lên. Tính tới tháng 6/2018, có 64 công ty đăng kí hoạt động với OJK. Tuy nhiên, có tới 227 nhà cung cấp chưa có giấy phép kinh doanh và ít nhất một nửa trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc và tới đầu tháng 9/2018, số lượng các công ty P2P Lending hoạt động trái phép đã lên tới 407 công ty. Hiện nay, có khoảng 600.000 nhà đầu tư thông qua mô hình P2P Lending. Con số này tương đương với các nhà đầu tư trong thị trường vốn.

Sau khi ban hành Quy định số 77 /POJK.01/2016, OJK hiện nay đang soạn thảo một quy tắc bao trùm cho toàn ngành công nghiệp Fintech. Ngược lại, với POJK 77, quy định về hoạt động P2P Lending, dự thảo này bao gồm ba giai đoạn phát triển Fintech. Giai đoạn đầu yêu cầu các công ty Fintech đăng ký để OJK theo dõi phát triển kinh doanh. Các yêu cầu đăng ký rất đơn giản; công ty Fintech chỉ cần cung cấp dữ liệu. Giai đoạn tiếp theo là thử nghiệm quy trình kinh doanh trong sandbox. Sau khi xem xét quá trình và quy mô kinh doanh của các công ty đăng ký, OJK chọn công ty có tiềm năng tăng trưởng cho phép các công ty này hoạt động trong môi trường sandbox đó. Với việc thiết lập môi trường sandbox, OJK giám sát và nuôi dưỡng các công ty Fintech trong phạm vi rộng hơn, yêu cầu các công ty Fintech đáp ứng quy định để có thể phát triển bền vững và cuối cùng là cấp giấy phép kinh doanh chính thức. Thủ tục này tương tự như POJK 77, yêu cầu một công ty Fintech phải được đăng ký trước. Khi yêu cầu về vốn được đáp ứng, công ty P2P Lending có giấy phép từ OJK.

2.2.6. Phối hợp của các cơ quan quản lý

OJK phối hợp cung cấp dữ liệu đầu vào khi BI ban hành Quy định về Fintech. Khi OJK soạn thảo quy tắc chi phối ngành công nghiệp Fintech, thì OJK cũng yêu cầu dữ liệu đầu vào từ BI. Đối với các vấn đề về công nghệ, OJK phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các vấn đề liên quan đến kinh doanh, OJK phối hợp với BI, Bộ Tài chính và Bộ Hợp tác Kinh tế. Sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ được cải thiện vì ngành công nghiệp Fintech có nhiều nghiệp vụ đan xen của nhiều cơ quan chính phủ. Mặc dù vậy, trong thực tế tại Indonesia chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ trong quá trình thúc đẩy Fintech phát triển. Chính vì vậy, OJK dự định thành lập và khởi động một trung tâm Fintech để các nhà tổ chức kinh doanh Fintech, các viện nghiên cứu, hiệp hội, nhà đầu tư, khách hàng và các nhà quản lý tập hợp, tìm kiếm thông tin, thảo luận và tham vấn lẫn nhau. Từ đó, các bên liên quan phối hợp, đề xuất điều chỉnh các quy định về Fintech của BI và OJK.

3. Bài học và khuyến nghị chung

Trung Quốc và Indonesia đều trải qua quan điểm từ không quản lý sang quản lý, cấp phép chặt chẽ đối với P2P Lending. Các quy định quản lý tại các quốc gia này nhìn chung đều tập trung vào 3 vấn đề chính: Quy định về tiêu chuẩn cấp phép; quy định về giới hạn đầu tư/cho vay của nhà đầu tư; quy định hoạt động và giám sát đối với tổ chức cung cấp nền tảng và hoạt động giám sát công bố thông tin. Qua đó cho thấy, mức độ cấp phép của các quốc gia là rất đa dạng và khác nhau; phụ thuộc vào cả hình thức và dịch vụ mà nền tảng đó cung cấp. Ngoài ra, cơ quan quản lý, cấp phép tại các quốc gia cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm pháp lý tại từng quốc gia. Mặc dù có sự khác biệt, nhưng đến nay, Trung Quốc và Indonesia cũng như các quốc gia khác trên thế giới đều xem P2P Lending là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Tương tự Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia khác đã và đang trải qua, Việt Nam cũng cùng xu thế hội nhập chung toàn cầu và trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Fintech nên cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, kinh nghiệm quốc tế để giảm thiểu những hạn chế, bất lợi phát sinh từ P2P Lending; khai thác, tận dụng có hiệu quả, lợi ích từ lĩnh vực này nhằm hỗ trợ phát triển tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai một số giải pháp nhằm khuyến khích đổi mới, sáng tạo, đảm bảo phù hợp với môi trường pháp lý và yêu cầu quản lý; cụ thể:

(1) Lựa chọn mục tiêu quản lý P2P Lending và mô hình hoạt động P2P Lending phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể cơ quan quản lý, cách thức vận hành, các biện pháp quản lý cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô để đảm bảo vận hành hoạt động P2P Lending hiệu quả, an toàn, phù hợp xu thế phát triển chung của thế giới.

(2) Rà soát, đánh giá khuôn khổ pháp lý hiện hành để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách điều chỉnh hoạt động P2P Lending như một hoạt động kinh doanh có điều kiện.

[1] http://cafef.vn/dich-vu-cho-vay-ngang-hang-p2p-tiem-an-qua-nhieu-rui-ro-20180723065637491.chn

[2] http://cafef.vn/cho-vay-ngang-hang-nhan-dien-tiem-nang-rui-ro-20180926102324834.chn

[3] http://www.wplaws.com/news/glimpse-fintechp2p-regulations-indonesia

[4] http://www.wplaws.com/news/glimpse-fintechp2p-regulations-indonesia

Tài liệu tham khảo:

1. ADB and OJK Publication (2017) Fintech Report, Chapter XI: OJK’s role in FinTech Development in Indonesia.

2. Daniel Adriana (2018) Regulating P2P Lending Indonesia: Lessons Learned from the case of China and India.

3. Deer, L., Mi, J., & Yuxin, Y. (2015). The rise of peer-to-peer lending in China: An overview and survey case study.

4. PWC (2017) Global Fintech Survey China Sumary.

5. PBOC (People’s Bank of China) (2015a), Guiding Opinions on Promoting the Healthy Development of Internet Finance.

6. http://www.wplaws.com/news/glimpse-fintechp2p-regulations-indonesia

7.http://cafef.vn/dich-vu-cho-vay-ngang-hang-p2p-tiem-an-qua-nhieu-rui-ro-20180723065637491.chn

8. http://cafef.vn/cho-vay-ngang-hang-nhan-dien-tiem-nang-rui-ro-20180926102324834.chn

Bùi Thúy Hằng

(Nguồn: TCNH số 13/2019)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Xem thêm
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc