Xu hướng giá hàng hóa thế giới và tác động tới Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi
Diễn biến giá thế giới một số nhóm hàng hóa quan trọng trong thời gian gần đây cho thấy một hiện tượng “lạ”, đó là mặc dù kinh tế thế giới vẫn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng nhưng giá hầu hết các m...
aa

Diễn biến giá thế giới một số nhóm hàng hóa quan trọng trong thời gian gần đây cho thấy một hiện tượng “lạ”, đó là mặc dù kinh tế thế giới vẫn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng nhưng giá hầu hết các mặt hàng cơ bản đều tăng mạnh và hiện đã vượt qua (thậm chí vượt xa) đỉnh của giai đoạn 2016 - 2020. Những dấu hiệu này đang đặt ra những lo ngại về nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại trên diện rộng, trong khi kinh tế các nước đều đang trong quá trình phục hồi mong manh. Bài viết này tập trung làm rõ xu hướng biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá các nguy cơ đối với kinh tế Việt Nam.

1. Xu hướng vận động giá hàng hóa thế giới

1.1. Tình hình giá cả một số nhóm hàng hóa cơ bản

Từ tháng 5/2020, khi hầu hết giá các mặt hàng cơ bản đã chạm đáy thì diễn ra xu hướng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá hàng hóa thế giới tăng nhanh, diễn ra ở cả nhóm hàng năng lượng và phi năng lượng. Một số mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và kim loại tăng giá mạnh mẽ nhất, thậm chí còn cao hơn đáng kể so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới. (Hình 1)


Cụ thể, đối với nhóm năng lượng, tính tới ngày 17/5/2021, giá dầu thô WTI giao trong tháng 6 ở mức 66,27 USD/thùng, tăng 36,6% kể từ đầu năm 2021 và tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Tương tự, giá khí tự nhiên cũng vượt qua mức 3.100 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh mmBtu, tăng 21,3% trong năm 2021 và tăng 68,9% so với cùng kỳ năm trước. Than đá gần đạt mức đỉnh trong hơn 1 năm qua (89,49 USD/tấn), tăng 11% kể từ đầu năm 2021 và tăng 45,16% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá các nhóm hàng phi năng lượng (bao gồm cả thực phẩm và đồ uống, kim loại quý, đầu vào công nghiệp) cũng chứng kiến xu hướng tăng liên tục kể từ tháng 3/2020), trong đó chủ yếu do tăng giá nhóm hàng thực phẩm, kim loại cơ bản (sắt thép, đồng, chì, thiếc) và nguyên liệu nông nghiệp thô. Chốt phiên giao dịch ngày 17/5/2021, giá đồng theo hợp đồng tương lai đứng ở mức gần 4,7 USD/lb, tăng 33,2% trong 5 tháng đầu năm 2021 và tăng 92,14% so với cùng kỳ năm trước. Giá quặng sắt cũng đạt gần mức đỉnh trong hơn một năm qua, tăng 31,1% năm 2021 và tăng 135% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiều mặt hàng phân bón thậm chí còn tăng mạnh hơn so với nhóm kim loại với mức tăng lên tới 82,9% riêng trong năm nay và tăng tới 178,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá phân bón DAP và Urea trung bình hiện đang dao động quanh mức 550 USD/tấn và

330 USD/tấn. Trong khi đó, sau đợt giảm giá bắt đầu từ cuối tháng 02/2021, giá vàng đang lấy lại đà tăng mạnh từ giữa tháng 4, hiện ở mức trên 1.800 USD/ounce. (Hình 2)


Hầu hết nhóm hàng nông nghiệp (ngô, lúa mỳ, cà phê, đậu nành, dầu thực vật, thịt lợn, gia cầm, cá,...) cũng đều tăng giá, tuy nhiên mức tăng không nhiều như nhóm phân bón và kim loại cơ bản. Đáng lưu ý là giá gạo thế giới lại có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm 2021, hiện giá gạo tấm 5% của Thái Lan ở mức khoảng 470 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với mức khoảng 540 USD/tấn trong tháng 4/2020. Mặc dù vậy, so với giai đoạn trước đó, nhìn chung giá gạo vẫn có xu hướng tăng. (Hình 3)


1.2. Các nhân tố tác động giá hàng hóa thế giới và triển vọng

Nhìn chung, xu hướng tăng giá của các nhóm hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới trong thời gian qua có thể được giải thích bởi những biến động về cung, cầu và các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa. Nguyên nhân cơ bản hàng đầu là đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn toàn được nối lại, trong khi nhu cầu bật tăng mạnh trở lại khi các nước phát triển cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ đẩy mạnh tiêm chủng trên diện rộng. Bên cạnh đó, hầu hết các nước đều thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà cửa làm tăng nhu cầu về sắt thép và các kim loại cơ bản khác. Xu hướng sản xuất và tiêu dùng giảm phát thải carbon cũng đóng góp vào sự gia tăng cầu về kim loại cơ bản, đặc biệt là thép, đồng và nhôm. Ví dụ, sản xuất ô tô điện sẽ làm tăng nhu cầu về các kim loại này, đặc biệt là các kim loại nhẹ để giảm tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, chi phí phát thải trong quá trình tinh luyện kim loại cũng làm cho giá các mặt hàng này tăng cao.

Tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng do yêu cầu chặt chẽ hơn về kiểm soát dịch bệnh khiến chi phí logistics gia tăng và hãng dịch vụ và thông tin tài chính của Anh - IHS Markit xác nhận trong báo cáo chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 5 rằng các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu phải đẩy chi phí vào sản phẩm, góp phần làm trầm trọng hơn đà tăng giá nóng của các loại hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới.

Đối với nhóm hàng năng lượng, cam kết của các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc nhóm OPEC+ về cắt giảm sản lượng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Các cuộc tấn công vào một số mỏ khai thác dầu lớn tại Ả-rập Xê-út cũng ảnh hưởng tới nguồn cung dầu. Cầu về dầu mỏ năm 2021 dự kiến sẽ chỉ quay trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào khoảng năm 2023. Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu sụt giảm gần 7% trong năm 2020; nguồn cung nhàn rỗi vẫn còn khá lớn (Hình 4), do đó, nguồn cung dầu trong năm 2021 sẽ tăng khi cầu hồi phục nhưng mức tăng sẽ phụ thuộc nhiều vào cam kết của các nước OPEC+ và khả năng phục hồi của nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ. Dự báo giá dầu WTI năm 2021 sẽ dao động quanh mức 60 USD/thùng.

Giá than gia tăng chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn bởi dịch Covid-19. Bốn nước xuất khẩu than lớn nhất chiếm 77,5% thị phần xuất khẩu than trên thế giới đều giảm mạnh sản lượng năm 2020. Úc (chiếm 37,5% thị phần) giảm 5,5%; Indonesia (chiếm 18,2% thị phần) giảm 13,1%; Nga (chiếm 13,5% thị phần) giảm 8,1%; Mỹ (chiếm 8,3% thị phần) giảm 23,6%. Nguồn cung than xuất khẩu giảm mạnh cùng với nhu cầu nhập khẩu than lớn từ Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Bắc Á (do thời tiết giá lạnh) đã đẩy giá than trên thế giới tăng cao. Sự sụt giảm nguồn cung chủ yếu do các nước lo sợ lây nhiễm virus corona trong môi trường khép kín của hầm lò, do đó chủ động hạn chế sản xuất. Các nước có nhu cầu tiêu thụ cao như Ấn Độ (chiếm 10% nhu cầu cả thế giới) cũng buộc phải cắt giảm sản lượng mạnh trong năm 2021 do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát gần đây cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu than. Tuy nhiên, các nước như Úc, Mỹ, Nga được dự báo sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường nhờ tiêm vắc-xin diện rộng và do đó, sản lượng than được dự báo sẽ tăng khoảng 3,5%¹ trong năm 2021 và giá than sẽ khó tăng thêm trong thời gian tới, đặc biệt là xu hướng giảm tiêu thụ than bằng các nguồn năng lượng sạch hơn đang tăng nhanh trên toàn cầu. Dự báo giá khí tự nhiên và than đá sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2021 và tương đối ổn định trong năm 2022.

Đối với nhóm hàng nông nghiệp, xu hướng tăng giá chịu tác động của sụt giảm nguồn cung một số nhóm hàng thực phẩm, đặc biệt là ngô và đậu nành; cầu tăng đối với thức ăn chăn nuôi của Mỹ và đồng USD yếu hơn. Thời tiết không thuận lợi tại các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn như Argentina, Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,... khiến mức tăng sản lượng lúa mỳ mùa này chỉ đạt khoảng 1,7%, trong khi cầu thế giới dự báo lên tới 4,4%. Tình hình tương tự cũng diễn ra với các nhóm hàng ngô, đậu nành, bông, gia cầm, thịt, cá,... khi mức tăng sản lượng không theo kịp với gia tăng cầu phục vụ tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nguồn cung gạo cũng bị tác động bởi các yếu tố liên quan tới thời tiết tại các nước xuất khẩu chủ lực như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Các chính sách về xuất khẩu gạo tại một số nước trong những tháng đầu năm 2021 góp phần đẩy giá gạo thế giới lên mức cao nhất trong tháng 02/2021, nhưng nhìn chung không phải là nhân tố chính.

Giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng do cả yếu tố cung và cầu. Khi nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021, nhu cầu về lương thực và thực phẩm sẽ gia tăng, các nhà cung ứng thực phẩm đang nỗ lực tăng nhanh nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Các trang trại chăn nuôi đang nhanh chóng phục hồi lại sản xuất làm tăng nhanh nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang tăng chậm hơn so với cầu (đậu tương, ngô, sắn, cá,…); chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu tăng cao do thiếu tàu biển và container rỗng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; biến đổi khí hậu làm mất mùa. Các yếu tố này tác động đồng thời làm giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng. Bên cạnh đó, một số nước chuyển hướng đầu tư nông sản và Trung Quốc tăng thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi làm cho giá thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng. Dự báo chỉ số giá nhóm hàng ngũ cốc sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2021 - 2022 do rủi ro với nguồn cung (các yếu tố thời tiết cực đoan, đầu vào sản xuất như phân bón, năng lượng tăng giá, các rủi ro kinh tế vĩ mô, chính sách về sử dụng nguyên liệu sinh học, thân thiện với môi trường,…). Giá nhóm hàng nông nghiệp dự báo tăng khoảng 14% trong cả năm 2021 và tăng ở mức thấp hơn trong năm 2022.

Đối với nhóm hàng phân bón, xu hướng tăng giá chịu ảnh hưởng bởi cầu cao (nhu cầu lương thực tăng, làm gia tăng sản xuất lương thực, làm tăng nhu cầu phân bón) trong khi chi phí đầu vào tăng. Dự báo giá phân bón tăng khoảng 27% trong năm 2021 nhưng sẽ giảm bớt vào năm 2022 khi cầu hạ và năng lực sản xuất được cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro với giá phân bón vẫn là chi phí đầu vào và các chính sách bảo vệ môi trường có thể hạn chế việc sử dụng phân bón.

Xu thế tăng giá mạnh mẽ của các nhóm hàng kim loại (quặng sắt, đồng,...) được lý giải bởi cầu cao của Trung Quốc, xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới, gián đoạn nguồn cung và đồng USD yếu hơn. Đồng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các cơ sở hạ tầng năng lượng đang trong quá trình chuyển đổi. Thiếc vốn là nguyên liệu quan trọng dùng cho vi mạch điện tử, linh kiện ô tô, pin cũng đã tăng giá đến mức cao nhất kể từ năm 2011. Giá thiếc hiện đã tăng gấp đôi so với một năm trước. Trong bối cảnh giá cả thị trường căng thẳng như hiện nay, các công ty có xu hướng dự trữ trước nguyên liệu, do đó càng đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá kim loại cơ bản như thép, đồng, nhôm dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực gia tăng bởi các chương trình kích thích kinh tế, đặc biệt các kế hoạch đầu tư công vào các công trình hạ tầng, nhà ở, dự án sản xuất lớn cũng như triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu làm gia tăng nhu cầu về các phương tiện vận tải vốn là ngành tiêu thụ kim loại lớn nhất. Tuy nhiên, khi giá kim loại tăng nhanh đang kích thích các nước mở rộng nguồn cung, do đó khi nguồn cung được bổ sung, giá kim loại sẽ giảm. Theo Ngân hàng Thế giới, giá kim loại sẽ tăng gần 30% trong năm 2021, sau đó giảm vào năm 2022 khi đà tăng trưởng được thúc đẩy bởi các gói kích thích giảm bớt và nguồn cung được bổ sung nhờ triển khai các dự án mới về khai thác kim loại tại các nước xuất khẩu lớn.

2. Đánh giá khả năng tác động tới tình hình giá cả, lạm phát tại Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, do đó sự gia tăng giá cả trên thị trường thế giới sẽ tác động trực tiếp lên giá các mặt hàng trong nước, trừ các mặt hàng không xuất nhập khẩu được như các loại dịch vụ cơ bản, điện, nước,… Những mặt hàng xuất khẩu được như gạo và các loại thực phẩm, đồ uống cũng tăng giá theo giá xuất khẩu. Các mặt hàng sản xuất phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như hầu hết các ngành chế biến chế tạo, thức ăn gia súc, phân bón,… sẽ bị tác động mạnh của giá hàng quốc tế tăng. Tuy nhiên, cho đến hết tháng 4/2021, lạm phát tại Việt Nam vẫn đang tăng khá thấp và dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình giá cả trong nước 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy, CPI bình quân 4 tháng tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thế giới các nhóm hàng như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... cũng đã ảnh hưởng tới giá cả các nhóm hàng có liên quan. Theo đó, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng theo biến động giá xăng dầu thế giới. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết cũng khiến giá gạo 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,76% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm. Giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,04 điểm phần trăm, trong đó giá thịt bò tăng 2,72%, giá thịt chế biến tăng 3,54%. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, 4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 2,49% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%; dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95%; dùng cho xây dựng tăng 1,95%. Cụ thể, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, giá sản phẩm nhóm hàng sắt, thép đều có dấu hiệu đi lên bắt đầu từ giữa năm 2020 và càng đến gần cuối năm, giá càng tăng mạnh. 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng 6,66% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến tăng 13,49% so với cùng kỳ năm 2020, tính chung 4 tháng đầu năm nay tăng 8,79%. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm nay tăng 0,8%, trong đó chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm kim loại bình quân 4 tháng tăng 7,7% (riêng chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm sắt, thép bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 23,15%).

Lạm phát của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng giá của hàng hóa thế giới có thể do các nguyên nhân chính sau:

(i) Kinh tế Việt Nam vẫn đang sản xuất dưới sản lượng tiềm năng, do đó nhu cầu vẫn đang thấp hơn cung làm giảm áp lực lên lạm phát; (ii) Kỳ vọng vào lạm phát tăng thấp trong năm 2021 vẫn neo vững khi các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đều tin rằng, sự gia tăng giá các mặt hàng cơ bản trong những tháng đầu năm chỉ là sự mất cân đối nhất thời giữa cung - cầu và điều này sẽ dần được cân bằng lại; (iii) Cung thịt lợn và thực phẩm tăng mạnh sau khi đã phục hồi thành công đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi; (iv) Nguồn cung ngoại tệ từ đầu năm đến nay tiếp tục dồi dào nhờ đầu tư nước ngoài giải ngân tốt, thặng dư thương mại cao và nguồn kiều hối vẫn tăng nhanh. Nhờ đó, tỷ giá so với đầu năm có giảm nhẹ và kỳ vọng tỷ giá ổn định giúp neo giữ kỳ vọng lạm phát.

Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nhiều nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, sắt thép,... và phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, tình hình giá cả trong nước nhiều khả năng sẽ chịu tác động bất lợi nếu xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới tiếp tục kéo dài. Như đã đề cập ở phần trên, xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới dự báo sẽ giảm dần khi nguồn cung phục hồi, qua đó sẽ giảm dần sức ép tăng giá trong nước. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa thế giới tiếp tục tăng trong những tháng tới sẽ phá vỡ kỳ vọng này và sẽ tác động trực tiếp, mạnh mẽ hơn lên giá hàng hóa trong nước.

3. Một số đề xuất, kiến nghị

Thứ nhất: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường trong nước, nhất là đối với các mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt do ảnh hưởng của thiên tai, đứt gãy nguồn cung do tác động của Covid-19. Khi diễn biến giá cả thế giới tiếp tục bất lợi kéo dài phải chủ động đề xuất phương án ứng phó kịp thời để hạn chế các tổn thất từ lạm phát. Trước mắt, chưa đề cập đến việc tăng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội phục hồi của nền kinh tế. Nếu giá thế giới chuyển hướng giảm dần trong thời gian tới như dự kiến, cũng cần phải nhanh chóng tận dụng xu hướng này bằng cách đẩy mạnh các chương trình kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng để tranh thủ cơ hội tăng trưởng nhanh mà không quá lo ngại về áp lực lạm phát.

Thứ hai: Trước mắt, cần chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá để neo giữ kỳ vọng lạm phát; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, làm bất ổn thị trường.

Thứ ba: Chú trọng công tác tính toán, dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu đề ra. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và một số hàng hóa thiết yếu do Nhà nước quản lý giá (y tế, giáo dục, điện...) một cách linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến thực tế tình hình theo lộ trình thị trường, tránh gây tác động, xáo trộn lớn về mặt bằng giá.

Thứ tư: Lạm phát cơ bản hiện nay chỉ mới tăng 0,74% so với cùng kỳ cho thấy, áp lực từ chính sách tiền tệ nới lỏng lên lạm phát đang rất thấp. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi lại sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để nhanh chóng đưa các dự án công vào hoạt động, tăng nhanh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, qua đó giảm áp lực lên lạm phát. Nâng cao hiệu quả phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô.

Thứ năm: Điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, kết hợp với việc trích lập và sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá thị trường, có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tăng cao để tránh ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát. Nghiên cứu đánh giá Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Thứ sáu: Cần chủ động giải pháp giảm thuế nhập khẩu trong trường hợp giá đầu vào nhập khẩu tiếp tục tăng cao để giảm áp lực tăng chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại hệ thống logistics (kho, vận, giao, nhận) để giúp giảm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi bền vững, qua đó tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ bảy: Phát huy vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong rà soát cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết, bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Thứ tám: Các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt khi giá tăng cao. Kết hợp với việc dự trữ, các doanh nghiệp và hộ sản xuất cần chủ động tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có.

Thứ chín: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ, thổi giá trục lợi và có hình thức xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thứ mười: Về lâu dài, cần tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; có cơ chế khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước, từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.■


¹ GlobalData.com

TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương

Đinh Thu Hằng - Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Việc nghiên cứu, giải quyết các rào cản trong tiếp cận nguồn tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam là rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị trên thị trường quốc tế. Những rào cản hiện tại không chỉ làm chậm tiến trình thực hiện các dự án xanh mà còn cản trở việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính xanh, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững của Chính phủ.
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống tổ chức, hoạt động, quản trị chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm từ nước ngoài và đội ngũ nhân sự bản địa được đào tạo chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động hội nhập kinh tế khi tham gia sâu rộng vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo đó, phương thức thư tín dụng (L/C) cũng được sử dụng ngày càng phổ biến trong các hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những chiêu trò lừa đảo chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế với nhiều thủ đoạn đa dạng, tinh vi, khó phát hiện, gây tổn thất nặng nề về tài chính. Do đó, cần thiết có những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bài viết nghiên cứu thực trạng dân trí tài chính số tại Việt Nam trong bối cảnh các sản phẩm tài chính số phát triển mạnh, nhưng hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức tài chính số cho nhóm dễ tổn thương và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ an toàn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số bền vững.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Nợ xấu là thách thức lớn đối với sự ổn định tài chính, trong khi việc xử lý qua cơ quan thi hành án còn gặp nhiều khó khăn. Thừa phát lại được xem là giải pháp thay thế hỗ trợ các tổ chức tín dụng thu hồi nợ hiệu quả hơn, nhưng khung pháp lý hiện hành chưa tạo điều kiện phát huy vai trò này. Bài viết phân tích các quy định pháp luật liên quan, chỉ ra bất cập và tác động đến việc xử lý nợ xấu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp lý, tham khảo kinh nghiệm của Pháp.
Những điểm dễ tổn thương của hệ thống tài chính trong kỷ nguyên biến động mạnh địa chính trị và kinh tế - Một số khuyến nghị chính sách

Những điểm dễ tổn thương của hệ thống tài chính trong kỷ nguyên biến động mạnh địa chính trị và kinh tế - Một số khuyến nghị chính sách

Bài viết phân tích những thách thức lớn đối với ổn định của hệ thống tài chính quốc tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng, bao gồm bất định kinh tế vĩ mô, định giá tài sản cao, đòn bẩy tài chính và sự phát triển nhanh của khu vực phi ngân hàng. Các rủi ro mang tính hệ thống có thể làm khuếch đại cú sốc thị trường và lan truyền toàn cầu. Từ đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị chính sách như tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát đòn bẩy, mở rộng giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống tài chính.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng