Vietinbank: Đối tác tin cậy cho sự phát triển bền vững của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách
Phát huy thế mạnh phục vụ khách hàng doanh nghiệp (KHDN), VietinBank liên tục cải tiến, có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cung ứng nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu phá...
aa

Phát huy thế mạnh phục vụ khách hàng doanh nghiệp (KHDN), VietinBank liên tục cải tiến, có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cung ứng nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), trong đó, có phân khúc KHDN nhỏ và vừa (NVV).



Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho KHDN NVV

Trong những năm qua, DNNVV luôn được VietinBank coi là phân khúc khách hàng trọng tâm và chiến lược. Từ năm 2016 - 2018, nguồn vốn và dư nợ phân khúc KHDN NVV của VietinBank duy trì tốc độ tăng trưởng 20% - 25%/năm. Tốc độ tăng trưởng này đã đưa VietinBank vươn lên chiếm vị trí top đầu về thị phần SME trên toàn quốc. Đến hết năm 2018, tổng số lượng DNNVV có quan hệ với VietinBank là 171.780 DN với tổng số vốn giải ngân trong năm là 512 nghìn tỷ đồng, trong đó, giải ngân vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là 480 nghìn tỷ đồng.

VietinBank đã triển khai nhiều chương trình tín dụng mới phù hợp với nhu cầu tài chính của khách hàng SME, như: “Chương trình cho vay trung, dài hạn lãi suất cố định”; “Chương trình đồng hành với DN SME”. VietinBank cũng tận dụng các nguồn vốn để có chính sách ưu tiên đối với các ngành nghề đặc thù như “Chương trình ưu đãi đối với KHDN NVV ngành thương mại phân phối”; “Chương trình cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao - nông nghiệp sạch”; “Chương trình ưu đãi lãi suất đối với KHDN vay mua ô tô”...

Đặc biệt, VietinBank phối hợp cùng chính quyền và Ngân hàng Nhà nước các tỉnh/thành phố triển khai các chương trình thúc đẩy kinh tế - xã hội như: Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; Chương trình bình ổn giá; Chương trình dành cho 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ... Tính đến hết 31/12/2018, dư nợ 5 nhóm lĩnh vực, đối tượng ưu tiên của Chính phủ tại VietinBank đạt khoảng 345 nghìn tỷ đồng. Riêng đối với Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, trong năm 2018, dư nợ cho vay bình quân theo Chương trình đạt 128.000 tỷ đồng, doanh số giải ngân 447 nghìn tỷ đồng.

VietinBank cũng cung cấp tới khách hàng các gói giải pháp sản phẩm, dịch vụ (SPDV) toàn diện bao gồm các sản phẩm tín dụng, tiền gửi, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm trên nền tảng công nghệ Core Banking hiện đại nhất hiện nay. Một số gói sản phẩm được thiết kế theo đối tượng khách hàng như: Gói SPDV dành cho KHDN ngành dệt may, Combo 6 trong 1 dành cho KHDN NVV mới, gói ưu đãi dành cho đối tác thụ hưởng của khách hàng tiền vay. Vừa qua, VietinBank cũng vừa ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng dành cho DNNVV với hạn mức lên đến 5 tỷ đồng.

Chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng cho KHDN NVV được nâng cao



VietinBank đưa ra cam kết chất lượng dịch vụ (SLA) cụ thể với từng bộ phận khi xử lý hồ sơ tín dụng cho khách hàng, đảm bảo kiểm soát thời gian, chất lượng dịch vụ cùng với đó là việc xây dựng hoàn thiện các bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp với DNNVV, trong đó có tiêu chí cụ thể về chỉ tiêu tài chính, năng lực kinh nghiệm để tăng sự minh bạch trong công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng. Khách hàng có thể đăng ký vay vốn online ngay tại website www.vietinbank.vn/smebanking và được giải quyết nhanh chóng. Đối với DN tư nhân thuộc phân khúc DN siêu nhỏ, VietinBank nghiên cứu dự án triển khai phương pháp thẩm định khách hàng mới dựa trên việc sử dụng bộ câu hỏi sinh trắc tâm lý, rút giảm thủ tục, hồ sơ vay vốn.

Nhằm tạo cơ chế chính thống, xuyên suốt về việc chăm sóc KHDN NVV, VietinBank đã ra mắt thương hiệu VietinBank SME Club với nhiều ưu đãi chuyên biệt. Song song với VietinBank SME Club là sự ra mắt website Vietinbank.vn/smebanking đăng tải những thông tin về các bản tin phân tích ngành và thị trường.

Thấu hiểu nhu cầu kết nối của các DN, VietinBank đi đầu làm cầu nối cho các khách hàng SME có nhiều hơn cơ hội phát triển kinh doanh qua các kênh kết nối đa dạng với chi phí hợp lý hoặc miễn phí như: Trực tiếp qua các hội thảo (fair), hay kết nối 1-1 với đối tác nằm trong chuỗi cung ứng - phân phối cùng quan hệ với VietinBank... Ngoài ra, đẩy mạnh sử dụng ứng dụng công nghệ, VietinBank đã hợp tác với công ty Fintech - Opportunity Network (ON) để cung ứng dịch vụ Kết nối khách hàng trên nền tảng số hóa.

Những giải thưởng danh giá mà VietinBank đạt được đã khẳng định thương hiệu hàng đầu trong phục vụ đối tượng DNNVV tại Việt Nam. Năm 2017, VietinBank đã đạt 3 giải thưởng “Ngân hàng SME của năm” do The Asian Banker trao, “Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam 2017” của Global Banking & Finance Review và giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ” do The Asset tôn vinh. Năm 2018, VietinBank là “Ngân hàng SME tốt nhất năm 2018” do Asia Money chứng nhận.



Nhận diện những khó khăn trong đầu tư tín dụng cho DNNVV

Đứng theo góc độ NHTM cho vay, có thể nhận định một số khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư tín dụng cho DN, đặc biệt là DNNVV như sau:

- Năng lực quản lý, điều hành DN chưa cao: Phần lớn các lãnh đạo điều hành DN đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, nhất là, đối với DNNVV, dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo của các chủ DNNVV ở mức trung bình.

- Báo cáo tài chính chưa minh bạch: Tình trạng “2 báo cáo tài chính” còn tồn tại ở nhiều DN tại Việt Nam, dẫn đến số liệu trong báo cáo thường không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình “sức khỏe” tài chính. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với DN khi tiếp cận vốn từ NHTM.

- Thiếu tài sản bảo đảm (TSBĐ): Các DN khi vay vốn các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định, có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như: (i) Tài sản cố định của DN trên thực tế cao nhưng thiếu các giấy tờ pháp lý làm căn cứ để định giá và thế chấp TSĐB cho khoản vay; (ii) Máy móc thiết bị thường đặc thù, chuyên dụng và có tính thanh khoản thấp; (iii) Bất động sản thường là đất thuê trả tiền hằng năm, không đủ điều kiện thế chấp làm TSĐB cho khoản vay; (iv) Các cổ đông hoặc thành viên góp vốn và các bên liên quan còn dè dặt trong việc dùng các tài sản của cá nhân để bảo đảm cho khoản vay của DN.

Định hướng và đề xuất

Để hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng được dễ dàng hơn, VietinBank có một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các DNNVV như:

- Cần truyền thông nâng cao năng lực quản trị DN và năng lực lập kế hoạch tài chính, minh bạch và chuyên nghiệp hóa công tác kế toán - quản trị tài chính, từ đó, cải thiện các chỉ số tài chính, quản trị dòng tiền, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Đối với mô hình Công ty gia đình, cần chú trọng đào tạo thế hệ kế cận, thu hút nhân tài để duy trì hoạt động ổn định lâu dài.

- DNNVV cũng cần chú trọng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh để tham gia vào các chuỗi giá trị; từ đó, phát triển quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng cần nhấn mạnh rằng: Lợi thế của DN khi tham gia chuỗi phân phối - cung ứng của các DN lớn với dòng tiền ổn định được các ngân hàng ưu tiên cho vay bởi khi đó, ngân hàng có điều kiện để kiểm soát dòng tiền và đầu ra của phương án vay vốn. Khi tài trợ chuỗi, ngân hàng cũng sẽ cung cấp cho khách hàng các khoản bao thanh toán; tài trợ khoản phải thu... Đây là phương thức giảm thiểu áp lực về TSBĐ đối với khách hàng so với phương pháp vay độc lập truyền thống.

Với tôn chỉ “Nâng giá trị cuộc sống”, cùng với sự chuyên nghiệp, tinh thần tôn trọng, hợp tác để cùng phát triển, VietinBank cam kết tiếp tục là người đồng hành tin cậy, hỗ trợ các DNNVV Việt Nam cùng phát triển trong giai đoạn hội nhập.

TS. Lê Đức Thọ

Nguồn: TCNH - CĐĐB 2019

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số, một lĩnh vực vừa nhiều tiềm năng đổi mới, vừa ẩn chứa rủi ro hệ thống và pháp lý phức tạp. Bối cảnh thế giới cho thấy xu hướng hợp pháp hóa có kiểm soát, đặt trọng tâm vào bảo vệ nhà đầu tư, giám sát rủi ro và thúc đẩy phát triển công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp luật quản lý tiền kỹ thuật số ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng