Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp

Hoạt động ngân hàng
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Qua đó, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của người nông dân trên nhiều phương diện.
aa

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Qua đó, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của người nông dân trên nhiều phương diện.

Chuyển đổi cơ cấu nâng cao giá trị sản xuất

Ngày 14/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 152/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang”. Với quan điểm nông nghiệp là nền tảng, là “lõi kinh tế” của tỉnh, An Giang định hướng phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy khát vọng vươn lên làm giàu từ chính nội lực của nông dân, giải quyết được việc làm đối với lao động nông thôn, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển và tăng trưởng. Về lâu dài, An Giang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tuần hoàn, cảnh quan và có trách nhiệm trong mối liên kết chặt chẽ với các cụm ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Nông dân được xác định là chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ là yếu tố then chốt để đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệ, nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi số nông nghiệp; hình thành văn hóa sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và lối sống xanh.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, An Giang duy trì tăng trưởng bình quân nông nghiệp ổn định 2,8%/năm (giá so sánh với năm 2010) thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm (trồng trọt tăng bình quân 1,9%/năm, chăn nuôi tăng 3 - 4%, thủy sản tăng 5,9%, lâm nghiệp tăng 0,2%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2025 chiếm 26% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.


Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đang từng bước được cơ giới hóa

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập tăng gấp 1,5 lần (bình quân 64,5 triệu đồng/người/năm); giá trị sản phẩm đạt 242 triệu đồng/ha; phát triển vùng sản xuất chuyên canh, tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái đạt 10.217 ha; vùng chuyên canh rau màu, rau màu công nghệ cao đạt 6.062 ha; vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao đạt khoảng 10.000 ha/năm; diện tích chuyên canh nuôi cá tra đạt khoảng 1.500 ha. Tỉ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết với doanh nghiệp từ 30% trở lên. Đến năm 2025, nông nghiệp An Giang cơ bản phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (GAP, hữu cơ…), cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng chủ lực.

Định hướng đến năm 2030, An Giang duy trì tăng trưởng nông nghiệp ổn định, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. An Giang tiếp tục là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trên cơ sở tăng tỉ trọng của các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiếp tục phát triển tầng lớp nông dân chuyên nghiệp, An Giang phấn đấu đưa thu nhập và đời sống của nông dân đạt mức trung bình cao tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

An Giang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn (đặc biệt là tiêu chuẩn hữu cơ), có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ lớn. Đến năm 2030, mục tiêu trở thành một trong những trung tâm về ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số trong nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL.

Động lực tăng trưởng từ vốn vay ngân hàng

Hiện nay, trên địa bàn An Giang có 63 điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng (TCTD) (gồm 36 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), 01 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), 01 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã, 24 quỹ tín dụng nhân dân và 01 tổ chức tài chính vi mô, 14 chi nhánh ngân hàng cấp II, 140 phòng giao dịch, 157 điểm giao dịch và 22 điểm giới thiệu dịch vụ). Quy mô mạng lưới ngân hàng phát triển rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường trên toàn tỉnh An Giang tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Dự tính đến ngày 31/3/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 63.546 tỉ đồng, tăng 0,79% so cuối năm 2022. Quy mô huy động vốn trên địa bàn đứng thứ 5/13 tỉnh khu vực ĐBSCL và đáp ứng trên 59% nhu cầu đầu tư tín dụng trên địa bàn.

Ước tính đến ngày 31/3/2023, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 106.350 tỉ đồng, tăng 4,19% so với cuối năm 2022. Quy mô dư nợ của tỉnh đứng thứ 4/13 tỉnh khu vực ĐBSCL. Đáng chú ý, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 63.772 tỉ đồng, chiếm 61,76% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Riêng Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang có tổng dư nợ cho vay quy đổi là 15.654 tỉ đồng, tăng 0,70% so với đầu năm 2023 và đạt 98,68% chỉ tiêu kế hoạch quý I/2023. Trong đó, dư nợ cho vay theo ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp 5.913 tỉ đồng, tăng 3,25%, chiếm 37,78% tổng dư nợ; thủy sản 2.825 tỉ đồng, tăng 0,71%, chiếm 18,05% tổng dư nợ; sản xuất và chế biến 406 tỉ đồng, tăng 11,54%, chiếm 2,59% tổng dư nợ; xây dựng 90 tỉ đồng, giảm 14,29%, chiếm 0,57% tổng dư nợ; thương mại - dịch vụ 3.408 tỉ đồng, giảm 1,79%, chiếm 21,77% tổng dư nợ; các ngành khác (tiêu dùng, cầm cố...) 3.012 tỉ đồng, giảm 2,02%, chiếm 19,24% tổng dư nợ.

Về kết quả thực hiện các chương trình tín dụng trên địa bàn: Dư nợ cho vay theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ về thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đạt 212 tỉ đồng, doanh số cho vay từ đầu chương trình đạt 790 tỉ đồng; cho vay hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh còn gặp khó khăn do khách hàng chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ tài liệu về hỗ trợ lãi suất, một số khách hàng chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và còn e ngại khi kiểm tra, thanh tra hồ sơ hỗ trợ lãi suất.

Đáng chú ý, chương trình giảm lãi suất cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tổng số lãi giảm 5.864 triệu đồng; cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, dư nợ đạt 11.564 tỉ đồng (tăng 213 tỉ đồng so với đầu năm 2023), chiếm 74,05% tổng dư nợ với 37.515 khách hàng; nợ xấu là 63,3 tỉ đồng, chiếm 0,55% tổng dư nợ; cho vay chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, dư nợ đạt 34,5 tỉ đồng, chiếm 0,22% tổng dư nợ, với 192 khách hàng; nợ xấu 0,5 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu là 1,45%; cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, với doanh số cho vay lũy kế 905 triệu đồng, dư nợ 434 triệu đồng; cho vay theo chương trình nông thôn mới 89 xã, dư nợ đạt 5.753 tỉ đồng, chiếm 36,84% tổng dư nợ, với 20.563 khách hàng, tỉ lệ nợ xấu 0,42%.

Tổng dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết theo Quyết định số 5199/QĐ-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đạt 578,1 tỉ đồng, tăng 17,9 tỉ đồng so với đầu năm 2023, với 643 tổ vay vốn, tỉ lệ nợ xấu 2,0%. Chương trình tín dụng tiêu dùng theo quy định với lũy kế cho vay là 653,8 tỉ đồng, dư nợ 19,1 tỉ đồng, với 8.820 khách hàng vay, tỉ lệ nợ xấu 1,57%. Kết quả hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19; cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là 385 khách hàng với tổng dư nợ là 105,6 tỉ đồng.

Giải pháp, nhiệm vụ thời gian tới

Để thực hiện các giải pháp tín dụng hỗ trợ động lực tăng trưởng kinh tế địa phương, Agribank Chi nhánh An Giang đã xác định thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, thực hiện việc tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lí trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản theo quy định, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; xem xét ưu tiên cấp tín dụng theo Danh mục phân loại xanh, cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ, đáp ứng điều kiện theo quy định.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi mở rộng tín dụng. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp từng loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị liên kết.

Ba là, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nhất là khách hàng thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, khách hàng và người có liên quan có dư nợ lớn, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Trong năm 2023, Agribank tiếp tục dành hơn 100.000 tỉ đồng để triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng xuất nhập khẩu, ngành y tế, ngành giáo dục; giảm lãi suất đối với các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực ngành nghề gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với sự quan tâm của các cấp, ngành, việc chăm lo an sinh xã hội được chú trọng với nguồn lực đầu tư từ ngân sách ngày càng tăng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, trình độ lao động được nâng lên. Dân cư nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ, chính sách an sinh xã hội. Từ đó, người dân chủ động đóng góp sức người, sức của để cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. An ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững, tạo tiền đề thuận lợi để các địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Nguyên Giáp (An Giang)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng các thách thức như việc làm không ổn định, tín dụng đen và áp lực dân nhập cư vẫn cản trở tiến trình này. Trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, tín dụng vi mô đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với các nhóm thu nhập thấp như công nhân tại các khu công nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ gia đình công nhân tại tỉnh Bình Dương thời điểm trước sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sử dụng dữ liệu khảo sát từ 200 hộ gia đình công nhân và mô hình hồi quy Tobit để đưa ra đánh giá và đề xuất kiến nghị phù hợp.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2025 ghi nhận tín hiệu tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sức ép từ các biện pháp thuế quan của Mỹ bắt đầu ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động sản xuất, thể hiện qua đà sụt giảm của chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI). Trong bối cảnh đó, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai linh hoạt để giữ ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Tương tự nhiều địa phương khác trong cả nước, tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành trở thành một giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 14 gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu, đây là địa bàn với tiềm năng và thế mạnh kinh tế là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Hệ thống ngân hàng Khu vực 15 gồm 4 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Bài viết phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đầu năm 2025 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, cho thấy tín dụng phục hồi tích cực ở các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics nhưng vẫn còn thách thức như tăng trưởng chưa đồng đều và rủi ro nợ xấu. Dựa trên chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về ổn định lãi suất, định hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng và tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Xem thêm
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng