Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng

Quốc tế
Dựa trên chiến lược ưu tiên phát triển thanh toán xuyên biên giới do G20 đề xuất vào năm 2020, Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) đã phối hợp với Ủy ban Ổn định tài chính (FSB)...
aa

Tóm tắt: Dựa trên chiến lược ưu tiên phát triển thanh toán xuyên biên giới do G20 đề xuất vào năm 2020, Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) đã phối hợp với Ủy ban Ổn định tài chính (FSB), các cơ quan sắp đặt tiêu chuẩn và các tổ chức quốc tế khác có liên quan đưa ra nền tảng để triển khai chiến lược này. Giữa năm 2023, CPMI đã tiến hành điều tra tình hình và kết quả phát triển thanh toán xuyên biên giới, bắt đầu từ tháng 5/2023 và kết thúc vào tháng 9/2023. Kết quả điều tra cho thấy, các nỗ lực cải thiện thanh toán xuyên biên giới đã ghi nhận những thành công ban đầu, CPMI sẽ tiếp tục theo dõi tiến triển cải thiện thanh toán xuyên biên giới dựa trên các chủ đề ưu tiên và đưa ra định hướng cần thiết.

Từ khóa: Điều tra, thanh toán xuyên biên giới, RTGS, FPS, DNS


CROSS-BORDER PAYMENTS GET RAPID DEVELOPMENT


Abstract:
Based on the priority strategy for cross-border payments development proposed by the G20 in 2020, the Committee on Payments and Market Infrastructures (CPMI) of the Bank for International Settlements (BIS) has coordinated with the Financial Stability Board (FSB), standard setting bodies and other relevant international organizations to provide a platform for implementing this strategy. In mid-2023, CPMI conducted a survey on the current situation and results of cross-border payments development, starting from May 2023 and ending in September 2023. The survey results showed that efforts to improve cross-border payments have recorded initial successes, thereby, CPMI would continue to monitor the progress of cross-border payments improvement based on priority topics and provide necessary guidance.

Keywords: Investigation, cross-border payment, RTGS, FPS, DNS

Một số kết quả hoạt động thanh toán xuyên biên giới

Ngày 04/6/2024, BIS công bố báo cáo của CPMI về kết quả điều tra tình hình hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Báo cáo nêu rõ, tháng 10/2020, lãnh đạo các nước G20 đã phê chuẩn kế hoạch chiến lược thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới. Kể từ đó, CPMI đã phối hợp với FSB, các cơ quan sắp đặt tiêu chuẩn và một số tổ chức quốc tế khác có liên quan đặt nền móng cơ bản để tiếp tục phát triển. Tháng 10/2021, G20 phê chuẩn nhóm các mục tiêu định lượng với kỳ vọng phần lớn sẽ cán đích vào cuối năm 2027. Năm 2023, FSB công bố chiến lược ưu tiên để cải thiện thanh toán xuyên biên giới và báo cáo tiến triển đã đạt được. Đó là các chỉ số chủ chốt về sản lượng đầu ra, bao gồm thông tin về tốc độ, chi phí, tính minh bạch và khả năng tiếp cận.



Ảnh: Nguồn Internet


Giữa năm 2023, CPMI tiến hành điều tra tình hình phát triển thanh toán xuyên biên giới, bắt đầu từ tháng 5/2023 và kết thúc vào tháng 9/2023, tập trung vào ba chủ đề ưu tiên: (i) Khả năng tương tác và mở rộng hệ thống thanh toán; (ii) Trao đổi dữ liệu và tiêu chuẩn tin nhắn; (iii) Khung khổ pháp lý, điều chỉnh và giám sát.

Đối tượng điều tra là các hệ thống thanh toán khu vực công và các hệ thống thanh toán tư nhân hàng đầu, xoay quanh các chủ đề ưu tiên. Thông tin thu thập được vào tháng 9/2023, bao gồm tình hình hoạt động và kế hoạch của các hệ thống thanh toán gộp giữa hai ngân hàng theo thời gian thực (RTGS) mà không theo đợt, các hệ thống thanh toán nhanh (FPS) và quyết toán ròng theo phiên (DNS).

Báo cáo dựa trên kết quả điều tra 71 ngân hàng trung ương (NHTW) từ các nước phát triển (AEs) và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), với 166 hệ thống thanh toán, bao gồm 69 hệ thống RTGS, 45 hệ thống FPS và 52 hệ thống DNS. Báo cáo tập trung chủ yếu vào các hệ thống FPS và RTGS, chỉ đề cập có chọn lọc đối với DNS.

Kết quả điều tra cho thấy, các NHTW tại châu Á - Thái Bình Dương báo cáo chiếm tỉ trọng FPS và RTGS cao nhất. Hầu hết các nước đều có hệ thống RTGS, thậm chí 8 ý kiến trả lời là có 2 hệ thống RTGS trở lên. Trên 50% ý kiến trả lời cho biết, FPS đang hoạt động hoặc có kế hoạch triển khai tại quốc gia, 4 quốc gia có trên 1 hệ thống FPS đang hoạt động. Tính từ năm 2018, số lượng FPS đang hoạt động đã tăng gấp hai lần, phản ánh sự gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. FPS và DNS chiếm tỉ trọng áp đảo trong thanh toán bán lẻ, trong khi trên 50% hệ thống RTGS xử lý cả thanh toán bán buôn và bán lẻ.

Các NHTW là chủ sở hữu, cơ quan vận hành/hoặc thanh toán đối với trên 90% trong số hệ thống RTGS. Đối với FPS, phần lớn các NHTW đóng vai trò là cơ quan thanh toán, nhưng các thực thể tư nhân đóng vai trò chủ sở hữu hoặc vận hành liên quan chiếm khoảng 50% số lượng hệ thống. Khoảng ¾ số hệ thống thanh toán chỉ xử lý một loại tiền tệ, phần còn lại 25% xử lý nhiều đồng tiền khác nhau (bao gồm chuyển đổi tiền tệ chéo và chuyển đổi giữa nhiều đồng tiền). Trong vòng 5 năm tới đây, khoảng 43% số hệ thống FPS sẽ triển khai mô hình thanh toán đa tiền tệ.

Khả năng tương tác và mở rộng hệ thống thanh toán

Việc tiếp tục ưu tiên chủ đề tương tác và mở rộng các hệ thống thanh toán tập trung vào việc gia hạn thời gian hoạt động, mở rộng tiếp cận hệ thống thanh toán và cải thiện khả năng tương tác cũng như kết nối. Trong đó, việc mở rộng và hiệu chỉnh thời gian hoạt động của các hệ thống thanh toán chủ chốt giữa các quốc gia có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán xuyên biên giới, cải thiện quản lý thanh khoản và giảm rủi ro thanh toán.

Khoảng ¼ số hệ thống RTGS báo cáo mở rộng thời gian hoạt động

Theo thiết kế, FPS hoạt động liên tục 24/7, trong khi các hệ thống RTGS nhìn chung chỉ hoạt động trong khung thời gian nhất định, chỉ có 7/69 báo cáo là hoạt động 24/7. Về cơ bản, các hệ thống RTGS đều tạo thuận lợi cho thanh toán tiền NHTW, với kết quả là cung cấp các dịch vụ quan trọng cho những hệ thống thanh toán khác và sắp xếp liên quan đến các khoản thanh toán xuyên biên giới. Sự chồng lấn hạn chế về thời gian hoạt động của hệ thống RTGS giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán xuyên biên giới, nhất là giữa các nước có nhiều múi giờ khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tình trạng chênh lệch đáng kể về thời gian hoạt động của RTGS vẫn là vấn đề tồn tại làm cản trở hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Việc mở rộng hoặc hiệu chỉnh thời gian hoạt động sẽ thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới, cải thiện quản lý thanh khoản, giảm bớt rủi ro thanh toán và nâng cao hiệu quả của các hệ thống thanh toán phụ trợ được kỳ vọng sẽ sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới.

CPMI thừa nhận ba trạng thái tiềm năng đối với việc kéo dài và hiệu chỉnh thời gian hoạt động của hệ thống thanh toán: (i) Tăng thêm thời gian hoạt động hiện hành (nhưng thấp hơn 24/7); (ii) Hoạt động vào ngày nghỉ cuối tuần; (iii) Mở rộng hoạt động lên 24/7.

Kết quả điều tra cho thấy, khoảng ¼ (18) hệ thống RTGS báo cáo các kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động trong vòng 5 năm tới. Trong số kế hoạch này, 41% tăng thêm thời gian hoạt động trong ngày làm việc, 37% tăng thêm thời gian hoạt động trong ngày nghỉ cuối tuần và 22% mở rộng thời gian hoạt động lên 24/7. Các hệ thống thanh toán tại EMDEs, cụ thể là tại Trung Đông và châu Phi, có xu hướng sẽ kéo dài thời gian hoạt động.

Đối với những hệ thống RTGS chưa có kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động, kết quả điều tra cho thấy, hoạt động 24/7 của FPS đã đáp ứng nhu cầu về kéo dài thời gian hoạt động trên thị trường trong nước. Kết quả này cho thấy, với 42 FPS (93%) chỉ xử lý thanh toán bán lẻ, nhu cầu thị trường còn hạn chế và thị trường có vẻ đang sẵn sàng mở cửa 24/7 đối với thanh toán bán buôn tại những quốc gia này.

Tham gia thanh toán trực tiếp vẫn lệ thuộc vào cải cách pháp lý và quản lý

Việc tiếp cận trực tiếp các hệ thống thanh toán trong nước đang giúp các ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSPs) phi ngân hàng và hạ tầng thị trường tài chính (FMIs) cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới một cách an toàn và hiệu quả. Hầu như tất cả FPS và các hệ thống RTGS (97% hay 111 hệ thống) có chính sách tiếp cận rõ ràng, nhưng 87% số hệ thống báo cáo là chính sách tiếp cận bị ảnh hưởng của nhiều quy định pháp lý trong nước.

Khoảng 1/3 số hệ thống FPS và RTGS (15 và 23 hệ thống) có kế hoạch mở rộng tiếp cận hệ thống, riêng các FPS dự tính sẽ triển khai ngay trong ngắn hạn, với 2/3 số hệ thống sẽ tiến hành trong vòng 2 năm tới. Trong số 1/3 hệ thống này, khoảng 40% hệ thống FPS và 65% hệ thống RTGS đang tiến hành phân tích chu kỳ hoạt động. Kết quả điều tra cũng cho thấy, khả năng mở rộng tiếp cận phụ thuộc vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý và quản lý trong nước.

Liên kết nội bộ hiện hành chủ yếu dựa trên sắp xếp song phương

Việc dàn xếp liên kết nội bộ các hệ thống thanh toán cho phép ngân hàng và PSPs khác tiến hành các giao dịch lẫn nhau mà không phải tham gia hệ thống thanh toán tương tự hay sử dụng các trung gian (ví dụ, ngân hàng đại lý). Cách dàn xếp này có thể rút ngắn chuỗi giao dịch, giảm chi phí và tăng cường mức độ minh bạch và tốc độ thanh toán.

Khoảng 30% FPS báo cáo là đã sắp xếp liên kết thanh toán xuyên biên giới, chủ yếu là trong nội bộ khu vực, như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay châu Âu chẳng hạn. Số lượng các mắt xích thanh toán đã tăng đáng kể, với 22 FPS sẽ bắt đầu xây dựng hoặc bổ sung liên kết trong hai năm tới. Tuy nhiên, một số kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, do 18% (4 FPS) có kế hoạch tiến hành liên kết trong vòng 2 năm tới và 39% (7 FPS) có kế hoạch tiến hành liên kết trong vòng 5 năm tới vẫn chưa quyết định mô hình áp dụng.

Hiện tại, các mối liên kết song phương vẫn là mô hình phổ biến, chiếm khoảng 54% (7 trong số các hệ thống hiện hành). Trong trung hạn, sắp xếp thanh toán đa phương như mô hình phân phối “hub và spoke” - khi một loạt spoke kết nối các điểm xa với một hub trung tâm và những giải pháp thông thường - sẽ được quan tâm triển khai áp dụng, với khoảng 32% FPS có kế hoạch triển khai mô hình này trong 2 năm tới và 11% FPS sẽ áp dụng trong vòng 3 - 5 năm tới. Tỉ trọng các liên kết thanh toán đa phương đang tăng nhanh, mặc dù hiện nay chỉ chiếm 8%; 9% FPS báo cáo sẽ triển khai trong vòng 2 năm tới, 28% FPS có kế hoạch triển khai trong vòng 3 - 5 năm tới. Ngoài ra, trên 50% FPS liên kết song phương đã lên kế hoạch liên kết thanh toán đa phương trong tương lai. Điều này cho thấy, các mối liên kết thanh toán hiện hành đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tương tự, số lượng các hệ thống thanh toán đa tiền tệ và thanh toán chéo giữa các loại tiền sẽ tăng nhanh. Cho tới nay, các FPS vẫn tập trung thúc đẩy thanh toán nhanh trên thị trường trong nước, lợi ích của các sáng kiến liên kết thanh toán, vì thế, vẫn mang tính dài hạn.

Tiềm năng của các giao diện lập trình ứng dụng

Nhờ giảm bớt can thiệp thủ công và trao đổi dữ liệu giữa các chuỗi thanh toán, các giao diện lập trình ứng dụng (APIs) có thể tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả và tốc độ thanh toán xuyên biên giới. APIs ngày càng được nhiều PSPs chấp nhận, với 65% (45 hệ thống RTGS) và 93% (42 FPS) có kế hoạch sử dụng APIs trong vòng 5 năm tới, nhất là các NHTW tại Trung Đông và Bắc Phi.

Các giao thức mạng API được cho là vẫn kém hài hòa so với tiêu chuẩn mô hình dữ liệu ISO 20022, cản trở khả năng tương tác và giảm các lợi ích tiềm tàng của việc triển khai thực hiện. Các biện pháp thúc đẩy hài hòa APIs đã được G20 xác định trong chương trình phát triển thanh toán xuyên biên giới với mục tiêu ưu tiên là hướng tới thanh toán xuyên biên giới một cách nhanh chóng, chi phí thấp và minh bạch hơn. Trong số các hệ thống thanh toán đang sử dụng APIs, khoảng 50% cho biết, APIs đang dựa trên tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Khung khổ pháp lý, quản lý và giám sát

Công việc xung quanh chủ đề ưu tiên này là nâng cao hiệu quả của môi trường pháp lý, quản lý và giám sát đối với thanh toán xuyên biên giới, trong khi vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính toàn vẹn. Trọng tâm tập trung vào việc quản lý, giám sát ngân hàng và phi ngân hàng, cải thiện thông tin cung cấp cho người sử dụng cuối cùng, áp dụng đồng bộ các quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT).

Khung khổ pháp lý đối với các định chế phi ngân hàng có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, nhưng sẽ cải thiện trong tương lai nhờ tiến bộ công nghệ tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thanh toán xuyên biên giới. Sự khác biệt về các quy định quản lý ngân hàng và phi ngân hàng đang cản trở khả năng của các định chế phi ngân hàng trong việc tiếp cận dịch vụ thanh toán do các ngân hàng và FMIs cung cấp, hạn chế cạnh tranh thị trường về phát triển dịch vụ thanh toán xuyên biên giới.

Các đối tượng tham gia phỏng vấn thừa nhận tầm quan trọng của PSPs phi ngân hàng trong việc thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới. Nhiều người trong số này cho biết các kế hoạch cải cách khung khổ giám sát và điều chỉnh liên quan, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa những kế hoạch này, đòi hỏi phải hoàn thiện cải cách. Những nước đã cho phép các định chế phi ngân hàng tham gia một số hệ thống thanh toán (ở mức độ nào đó) có xu hướng cho phép tham gia trực tiếp hoặc chuyển từ cách tiếp cận quản lý thể nhân sang quản lý dựa trên rủi ro và hoạt động cụ thể. Về tổng thể, các đối tượng tham gia phỏng vấn đều có thiên hướng đổi mới theo xu hướng đồng quy, mặc dù còn khác nhau về tốc độ và mức độ nghiện rủi ro.

Trong tương lai, nhận dạng điện tử duy nhất đối với những cá nhân và thực thể pháp lý (còn gọi là “đăng ký cài đặt proxy” dựa trên số điện thoại hay nhận dạng thay thế dựa trên thông tin tài khoản) sẽ được sử dụng phổ biến, nguyên nhân là cách thức này có thể giảm mức độ sai sót trong quy trình và không cần phải chuyển đổi hay diễn giải dữ liệu thanh toán. Khoảng một nửa người tham gia phỏng vấn cho biết, đăng ký cài đặt proxy đã hoặc sẽ sớm được giới thiệu ở trong nước, thường là một bộ phận của FPS.

Kết quả điều tra cho thấy, do các nước có điểm xuất phát khác nhau, nên định hướng của G20 về phát triển thanh toán xuyên biên giới không dựa trên một cách tiếp cận chung. Tuy nhiên, các nỗ lực cải thiện thanh toán xuyên biên giới đã ghi nhận những thành công ban đầu, với 71% số hệ thống RTGS và 91% FPS đã hoàn thành hoặc có kế hoạch hoàn thành tối thiểu hai mục tiêu ưu tiên. CPMI sẽ tiếp tục theo dõi tiến triển cải thiện thanh toán xuyên biên giới dựa trên các chủ đề ưu tiên và đưa ra định hướng cần thiết.


Nguồn tham khảo: BIS tháng 6/2024

Vũ Xuân Thanh - NHNN

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Xem thêm
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc