Một số nét cơ bản về chỉ số giá bất động sản nhà ở

Thị trường tài chính
Hiện nay, trên thế giới, có ba loại chỉ số giá bất động sản phổ biến nhất là chỉ số giá bất động sản nhà ở RPPI (Residential Property Price Index - RPPI) hay còn gọi là HPI (House Price Index), chỉ số giá đất (LPI) và chỉ số giá bất động sản thương mại (CPPI). RPPI đo lường giá bất động sản nhà ở, trong khi LPI và CPPI đo lường giá đất và giá bất động sản thương mại.
aa

Hiện nay, trên thế giới, có ba loại chỉ số giá bất động sản phổ biến nhất là chỉ số giá bất động sản nhà ở RPPI (Residential Property Price Index - RPPI) hay còn gọi là HPI (House Price Index), chỉ số giá đất (LPI) và chỉ số giá bất động sản thương mại (CPPI). RPPI đo lường giá bất động sản nhà ở, trong khi LPI và CPPI đo lường giá đất và giá bất động sản thương mại.

1. Chỉ số giá bất động sản nhà ở là gì?

RPPI là chỉ số đo lường tốc độ thay đổi theo thời gian giá của bất động sản nhà ở (căn hộ, nhà riêng lẻ,...) bao gồm cả giá nhà tại khu chung cư. Giá ở đây là mức giá thị trường.

2. Vai trò của chỉ số giá bất động sản nhà ở

RPPI là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô, cụ thể:

- Được sử dụng như một chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh tăng trưởng kinh tế: Giá nhà tăng thường liên quan đến thời kì mở rộng kinh tế trong khi giá nhà giảm thường tương ứng với một nền kinh tế chậm lại. Goodhart và Hofmann (2006) chỉ ra rằng, đối với 16 nước công nghiệp phát triển tồn tại một mối tương quan chặt chẽ giữa giá nhà và hoạt động kinh tế. Trên thực tế, sáu cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn tại các nước phát triển kể từ giữa những năm 1970 đều liên quan đến sự bùng nổ của bong bóng nhà đất (Reinhart và Rogoff, 2009).

- Được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ và lạm phát mục tiêu: Giá tài sản, bao gồm cả giá bất động sản, là một chìa khóa chỉ báo để hiểu đầy đủ hơn về động lực của nền kinh tế. Theo Plosser (2007), giá tài sản chứa thông tin quan trọng về tình trạng hiện tại và tương lai của nền kinh tế và có thể đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng trung ương trong việc đạt được mục tiêu ổn định giá cả.

Ví dụ, các ngân hàng trung ương ở một số quốc gia sử dụng Chỉ số điều kiện tiền tệ (MCI) làm mục tiêu hoạt động hằng ngày để thực hiện chính sách tiền tệ; trong đó, MCI có thể bao gồm diễn biến của giá nhà vì đây là biến có vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát và phản ánh diễn biến của nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương theo đuổi lạm phát mục tiêu sẽ gián tiếp đưa sự biến động của giá nhà khi thiết lập ra lãi suất điều hành.



Thông tin về giá bất động sản, chỉ số giá bất động sản được các nhà đầu tư,
người tiêu dùng quan tâm và sử dụng.


- Đóng vai trò như một đầu vào để ước tính mức độ giàu có: Rõ ràng là giá nhà tăng thường gắn liền với tăng trưởng kinh tế thông qua ít nhất ba kênh: (i) Giá nhà (tương đối) cao hơn có xu hướng kích thích hoạt động xây dựng, từ đó dẫn đến việc làm cao hơn và thu nhập cao hơn cho người lao động tham gia vào thị trường nhà ở. Kì vọng của lợi tức đầu tư bất động sản trong tương lai cao hơn khiến các nhà xây dựng bắt đầu xây dựng mới, điều này đi kèm với nhu cầu thị trường cao hơn trong các lĩnh vực liên quan đến bất động sản bao gồm cả chủ sở hữu và nhà đầu tư bất động sản; (ii) Giá nhà cao hơn có xu hướng dẫn đến tăng doanh số bán hàng của các đại lí phân phối nhà ở hiện tại và điều này làm tăng các khoản thu thuế dưới dạng thuế chuyển nhượng tài sản. Những khoản thu thuế tăng này có thể dẫn đến tăng chi tiêu của Chính phủ, từ đó Chính phủ có nguồn thu thêm để kích thích kinh tế; (iii) Giá bất động sản tăng sẽ kéo theo sự cải thiện trong bảng cân đối kế toán của khu vực hộ gia đình (hiệu ứng giàu có) và thường sẽ dẫn đến hộ gia đình tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư. Theo một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (2007), khi giá nhà tăng vọt trong những năm 1990 và những năm 2000, chi tiêu của người tiêu dùng tăng nhanh hơn thu nhập. Hiệu ứng giàu có hộ gia đình thường dẫn đến sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng cho việc cải tạo và sửa chữa nhà ở ngoài việc tăng chi tiêu cho các hàng hóa khác và các dịch vụ.

Tất nhiên, những tác động kích thích trên của việc tăng giá nhà sẽ đảo ngược khi giá nhà giảm. Do đó, điều quan trọng là công chúng và các nhà hoạch định chính sách cần có thông tin về diễn biến giá bất động sản chính xác và kịp thời.

- Đóng vai trò như một chỉ số để đo lường mức độ ổn định/lành mạnh tài chính hoặc là chỉ số đo lường mức độ rủi ro: Các chỉ số lành mạnh tài chính (FSI) là các chỉ số về sức khỏe hiện tại và sự lành mạnh của tài chính hệ thống và thể chế của một quốc gia; trong đó bao gồm hoạt động thống kê về giá bất động sản. Tại Báo cáo tháng 10/2009 cho các Bộ trưởng Tài chính G-20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương về Khủng hoảng Tài chính và Khoảng trống thông tin đề cập rằng thông tin về nhà ở và thay đổi về giá là những thành phần quan trọng để phân tích chính sách ổn định tài chính. Giá bất động sản giảm mạnh có tác động bất lợi đến sức khỏe và sự lành mạnh của khu vực tài chính, tình hình tài chính của cá nhân và hộ gia đình cá nhân, do ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm, giá trị của tài sản bảo đảm và tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ khăng khít giữa chu kì bất động sản và chu kì kinh tế. Do đó, việc sử dụng các chỉ số giá bất động sản nhà ở như các chỉ số ổn định tài chính, đặc biệt là tại các quốc gia mà bất động sản chiếm tỉ trọng đáng kể trong tài sản quốc gia, hộ gia đình và là nơi xu hướng sở hữu tài sản nhà ở cao. Ngoài các thông tin về giá bất động sản thì việc bổ sung các thông tin khác như tỉ lệ nhà được mua bằng tiền mặt, tỉ lệ mua nhà được tài trợ bằng các khoản vay, tập trung ở phân khúc nào của thị trường (bất động sản giá trị cao/thấp, vị trí địa lí nào (thành thị/nông thôn)) cũng đóng vai trò quan trọng.

- Đóng vai trò như một đầu vào trong việc ra quyết định của một cá nhân về việc có nên mua (hoặc bán) một tài sản nhà ở: Những thay đổi về giá nhà có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến việc một hộ gia đình có quyết định mua một tài sản hay không, cả kế hoạch ngân sách và tiết kiệm. Mức giá và xu hướng hiện tại, cùng với kì vọng về xu hướng tương lai của giá nhà và tỉ lệ lãi suất thế chấp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của một cá nhân trong quyết định để mua ngay bây giờ hoặc trì hoãn giao dịch mua này.

- Đóng vai trò như một đầu vào để tính toán chỉ số giá tiêu dùng: Rổ hàng hóa để tính CPI có bao gồm chi phí thuê nhà (giá thuê nhà). Theo đó, khi giá nhà được định giá tăng lên, chủ sở hữu căn nhà đó thường có xu hướng tăng giá thuê nhà, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát CPI.

3. Mục đích và phạm vi tính toán chỉ số giá bất động sản nhà ở

Việc tính toán chỉ số này để theo dõi sự thay đổi về giá của bất động sản nhà ở. Chỉ số giá bất động sản nhà ở không bao gồm đất, tài sản thương mại và giá tiền thuê. Thông thường RPPI thường được tính toán và cung cấp với tần suất hằng quý. Đối với các nước như Canada, Ireland, Iceland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Nam Phi, chỉ số này còn được công bố với tần suất hằng tháng.

4. Giá cả và quy trình giao dịch bất động sản

Bước đầu tiên trong việc thiết kế RPPI, người biên soạn cần có hiểu biết sâu sắc về quy trình giao dịch bất động sản ở quốc gia của họ. Điều này sẽ giúp cho việc tính toán chỉ số giá bất động sản được chính xác hơn vì các nhà biên soạn sẽ hiểu được các thông tin được tạo ra trong suốt quá trình giao dịch bất động sản và xác định dữ liệu nào hữu ích cho mục đích biên soạn RPPI. Dòng thời gian của một quá trình giao dịch bất động sản được cụ thể hóa theo quy trình sau bao gồm trong quá trình thực hiện giao dịch và sau khi giao dịch xảy ra:

Hộp 1: Quy trình giao dịch bất động sản


Hỏi giá (Giá chào bán) à Giá giao dịch (Người mua và người bán thương lượng và cơ bản đồng ý về giá) à Giá định giá à Giá công bố (Giá kê khai) (Hợp đồng được kí kết, giao dịch được đăng kí, đóng thuế).


Trong quy trình giao dịch trên cho thấy, cùng một căn nhà có thể có nhiều mức giá khác nhau tại những thời điểm khác nhau (giá chào bán, giá giao dịch và giá khai báo). Do đó, việc thu thập mức giá bất động sản nhà ở nào mà mức giá đó sát với giá thực tế giao dịch nhất là việc rất quan trọng để tính toán chính xác RPPI.

Hộp 2: Các khái niệm về giá


Giá
Diễn giả
Giá chào bán
Tương ứng với giá chào bán khi căn nhà được đưa ra thị trường. Nó có thể thay đổi nếu căn nhà phải mất một thời gian mới được bán và sau khi thương lượng. Ở một số thị trường, giá chào bán có thể cao hơn
giá mục tiêu.

Giá giao dịch
Sau khi thương lượng, người mua và người bán thống nhất được giá cả. Đây là giá mục tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể khó đạt được vì tại thời điểm này chưa có dữ liệu đăng kí chính thức nào.

Giá định giá
Căn nhà do tổ chức cho vay định giá. Giá trị thẩm định có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá giao dịch.

Giá kê khai
Đây là giá “hợp pháp” của nhà ở, thường được sử dụng cho mục đích tính thuế. Việc đăng kí giá bán thường được thực hiện muộn hơn thời điểm giao dịch và giá kê khai có thể khác với giá giao dịch.


5. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu cần thiết để xây dựng RPPI có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các trang web, cơ quan quản lí bất động sản, cơ quan thuế hoặc các cuộc khảo sát do các tổ chức thống kê quốc gia thực hiện. Cụ thể:


Hộp 3: Nguồn dữ liệu để hỏi giá


Mỗi quốc gia đều có những nguồn dữ liệu khác nhau để thu thập. Điều quan trọng là phải tìm nguồn dữ liệu nào phản ánh giá gần với giá giao dịch nhất.

6. Cấu trúc dữ liệu, làm sạch dữ liệu và phương pháp tính toán

6.1. Cấu trúc dữ liệu

Các biến được đưa vào bộ dữ liệu tổng hợp thường bao gồm các đặc điểm sau:

- Giai đoạn (phân loại theo quý, tháng, năm).

- Loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề, nhà gỗ, nhà bậc thang, căn hộ, chung cư…).

- Vị trí: quận, vùng.

- Tầng, diện tích sàn, số phòng ngủ, số phòng tắm, bể bơi,…

- Năm xây dựng.

- Mức giá.

- Chỉ số BER (Building energy rating - xếp hạng năng lượng tòa nhà theo mức đánh giá từ cao đến thấp).

- Trạng thái: mới xây dựng hoặc đã tồn tại.

- Vùng lân cận (nông thôn/thành thị).

- Hệ thống sưởi ấm (bằng gas, điện, dầu…).

Các đặc điểm của mỗi yếu tố trong từng dữ liệu có thể ảnh hưởng đến giá của một ngôi nhà. Đặc điểm về hệ thống sưởi ấm là yếu tố rất quan trọng khi tính RPPI khu vực Bắc Âu nhưng gần như không có liên quan gì ở châu Phi. Kích thước có vẻ quan trọng ở tất cả các thị trường nhưng cách đo kích thước có thể khác nhau, ví dụ như số phòng, diện tích sàn và kích thước lô đất/lô đất đối với nhà ở.

Khi nghiên cứu các biến số kinh tế, thông thường là sử dụng các biểu đồ để phát hiện các đặc tính trực quan của dữ liệu. Các biểu đồ chủ yếu được sử dụng gồm: Biểu đồ thanh (Bar charts), biểu đồ phân tán (Scatterplots), biểu đồ hộp (Boxplots and histograms), biểu đồ dòng thời gian (time series line plots). Đối với các biến cần đưa về dạng logarit để xem xét sự thay đổi của các biến.

6.2. Làm sạch dữ liệu

Sau khi có dữ liệu, các biến số được làm sạch, theo đó, một quy trình xử lí dữ liệu được đề cập đến bao gồm:

(i) Kiểm tra các thông tin bị thiếu: Một cách để đánh giá mức độ của các giá trị bị thiếu là tính tỉ lệ phần trăm của các giá trị bị thiếu trên tổng giá trị mong đợi. Trường hợp tỉ lệ phần trăm của các giá trị bị thiếu nhỏ hơn 10%, thường vẫn có thể chấp nhận được.

(ii) Kiểm tra các bản ghi trùng lặp. Ví dụ, việc một ngôi nhà có cùng ngày bán và địa chỉ xuất hiện trên dữ liệu nhiều lần có thể không chính xác về mặt logic. Theo đó, với những trường hợp này, thực hiện rà soát và loại bỏ các bản ghi trùng lặp.

(iii) Kiểm tra lỗi và các ngoại lai: Mặc dù việc xác định các giá trị bị thiếu là điều đơn giản nhưng việc xác định lỗi và các giá trị ngoại lai lại khó khăn hơn. Đầu tiên, điều quan trọng là phải phân biệt lỗi với các ngoại lai. Mặc dù một ngoại lai là hợp lí nhưng không có khả năng xảy ra cao và sai số là một giá trị không hợp lí. Ví dụ, một ngôi nhà dành cho một gia đình rộng 2.500 mét vuông với 50 phòng ngủ là hợp lí nhưng không có khả năng xảy ra cao, trong khi một căn hộ có 2.000 phòng ngủ là không hợp lí và sẽ là một sai sót. Lỗi có thể xảy ra do lỗi nhập dữ liệu hoặc báo cáo sai thông tin.

(iv) Tính toán trọng số: Có hai loại trọng số khi tính toán RPPI: Trọng số tích lũy (stock weights) và trọng số dòng chảy (flow weights). Trọng số tích lũy là trọng số tại một thời điểm ví dụ như số lượng tài sản của một khu vực địa lí tại một thời điểm; trong khi trọng số dòng chảy có thể là số lượng tài sản đã được bán trong một khoảng thời gian nhất định (khuyến nghị là một năm). Do đó, trọng số dòng chảy có liên quan đến các giao dịch diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp để theo dõi sự ổn định tài chính.

Ở hầu hết các quốc gia, trọng số tích lũy được lấy từ dữ liệu điều tra dân số. Tuy nhiên, việc này phát sinh nhiều thách thức đối với quá trình tính RPPI. Thứ nhất, cuộc điều tra dân số có thể không thu thập được mức độ chi tiết mà người biên soạn RPPI yêu cầu, chẳng hạn như thông tin liên quan đến số phòng ngủ, phòng tắm và diện tích. Thứ hai, một cuộc điều tra dân số được tiến hành định kì, thường là 10 năm một lần và các quyền số có thể trở nên lỗi thời.

Trọng số dòng chảy thường được lấy từ các hồ sơ hành chính như giao dịch bất động sản hoặc dữ liệu khoản vay thu được từ các tổ chức tài chính.

6.3. Phương pháp tính toán

Bốn phương pháp chính hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp phân tầng, phương pháp lặp lại, phương pháp hồi quy và việc sử dụng thông tin định giá tài sản. Thông thường, phương pháp phân tầng và phương pháp hồi quy Hedonic là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp phân tầng là chia các mẫu giá bất động sản vào các ô nhỏ và thực hiện tính toán sự thay đổi giá của các ô thuộc mỗi tầng. Phương pháp hồi quy Hedonic là dùng mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá bất động sản, từ đó tính toán chỉ số giá bất động sản ở phân tầng nhỏ hơn dựa vào mô hình hồi quy.

Do tầm quan trọng của chỉ số giá bất động sản và nhu cầu sử dụng chỉ số này, hiện trên thế giới, nhiều nước cũng đã công bố chỉ số giá bất động sản như ở Mỹ là HPI, ngoài ra Mỹ còn tính chỉ số giá nhà toàn quốc Case-Shiller. Một số quốc gia khác cũng đã tính toán và công bố chỉ số này như Canada, Ireland, Iceland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Nam Phi.

Dưới đây là biểu đồ chỉ số giá bất động sản tại một số quốc gia.

Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Philippines (Năm 2010=100)

Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Ấn Độ (Năm 2010=100)

Chỉ số giá bất động sản nhà ở tại Chile (Năm 2010=100)

Nguồn: www.ceicdata.com


Phong Sơn

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Mô hình D-SMART là giải pháp toàn diện và phù hợp cho ngành logistics tại Việt Nam, tích hợp các bài học từ những quốc gia thành công. Mô hình không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả vận hành mà còn đóng góp vào sự phát triển logistics bền vững và hiện đại hóa ngành logistics tại Việt Nam. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics, đặc biệt trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Một số giải pháp tài chính như khoản vay ưu đãi, tín dụng xanh và tài trợ dựa trên hiệu suất giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm thiểu chi phí đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công - tư và sự đổi mới trong dịch vụ tài chính, qua đó, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành logistics Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm chi phí logistics xuống còn 15 - 18% GDP vào năm 2030.
Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Bài viết này tập trung phân tích cách thức một số công ty logistics tiên phong trên thế giới triển khai ESG, đánh giá những tác động cụ thể đến thu hút đầu tư. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra, bài viết đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh ngành logistics Việt Nam nhằm thúc đẩy áp dụng ESG hiệu quả, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành logistics trong thời gian tới.
Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Trong hơn một thập kỷ qua, vàng đã trở lại mạnh mẽ như một tài sản dự trữ chiến lược toàn cầu. Trước năm 2010, các ngân hàng trung ương thường bán vàng để chuyển sang giữ USD hoặc EUR. Thế nhưng, xu hướng này đã hoàn toàn đảo ngược.
Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Vàng giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tài chính của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Những động thái gia tăng nắm giữ vàng không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách thức bảo vệ tài sản dự trữ mà còn cho thấy vai trò chiến lược của vàng trong việc đối phó với các biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. Việc nắm giữ vàng có hàm ý lớn đối với các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách, yêu cầu sự linh hoạt, thận trọng trong việc ra quyết định về tiền tệ cũng như quản lý tài sản dự trữ quốc gia.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Việt Nam có một truyền thống lâu đời trong tích trữ vàng như một hình thức bảo toàn tài sản. Thói quen cất giữ vàng qua nhiều thế hệ đã hình thành tâm lý không muốn đưa vàng vào hệ thống tài chính chính thức. Đa phần người dân không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc vàng, khiến họ ngần ngại khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố kiểm soát. Lượng vàng lớn trong dân nếu không được huy động sẽ không thể phát huy được vai trò hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ quốc gia. Giải pháp quản lý thị trường vàng cần phải bắt đầu từ gỡ bỏ rào cản tâm lý, mở đường cho huy động lượng vàng vật chất đang nằm ngoài hệ thống.
Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Bài viết sử dụng phần mềm CiteSpace, dựa trên phương pháp phân tích bản đồ tri thức (Mapping knowledge domain Analysis), tiến hành phân tích định lượng bằng biểu đồ trực quan và diễn giải định tính của một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu, tài liệu có độ trích dẫn, tương tác cao liên quan đến chủ đề tăng trưởng của DNNVV trên kho dữ liệu Web of Science.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng