
MB ưu đãi khách hàng SME gói tín dụng 10.000 tỷ
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đang tích cực triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng này.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng Virus Corona (nCoV) gây ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, MB triển khai gói tín dụng này dành cho các SME với lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,50%/năm với khoản vay ngắn hạn và từ 8,0%/năm với khoản vay trung dài hạn.
Đối tượng khách hàng tham gia gói tín dụng là các SME có nhu cầu vay vốn ngắn và trung dài hạn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ dược phẩm, y tế; sản xuất kinh doanh hóa chất; sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống; thiết bị điện, điện tử, điện lạnh; đầu tư, nâng cấp, mở rộng nhà xưởng, đầu tư xây dựng bệnh viện, trường học…
Ngoài gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng SME, MB còn chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực vận tải, du lịch, nhà hàng - ăn uống, các doanh nghiệp có thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch nCoV đánh giá dòng tiền, lên phương án cấu trúc giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
MB luôn đồng hành và sẻ chia cùng các doanh nghiệp, nỗ lực mang những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh như: tham gia gói hỗ trợ ưu đãi cho ngành nhựa; tổ chức các hội thảo “SMEcare by MB” hỗ trợ truyền thông, đào tạo, tư vấn các SME về các giải pháp tài chính cũng như liên tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho các SME.
Nguồn: TCNH Số 04/2020
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Thực hành tiết kiệm

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
