Khả năng niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp đang giao dịch cổ phần trên Hose

Thị trường tài chính
Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế là một trong những hoạt động được một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Cho tới cuối năm 2018, Công ty cổ ...
aa

Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế là một trong những hoạt động được một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Cho tới cuối năm 2018, Công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam thực hiện niêm yết chéo thành công trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) London.

Bài viết nghiên cứu những nhân tố thuộc về đặc điểm của công ty có tác động như thế nào tới khả năng niêm yết chéo. Sử dụng mô hình Cox hazards để dự báo về xác suất niêm yết chéo tại SGDCK Singapore của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Kết luận của mô hình cho thấy quy mô công ty, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng khả năng niêm yết chéo tại SGX, trong khi đòn bẩy tài chính và tỷ lệ doanh thu ở nước ngoài sẽ làm giảm khả năng niêm yết chéo tại SGX. Tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và cổ đông nhà nước không có ý nghĩa trong mô hình.

Giới thiệu

Niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế (foreign listing) hay còn gọi là niêm yết nước ngoài là một trong những hoạt động phổ biến được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng khi muốn tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Trong đó, niêm yết nước ngoài được được phân thành hai loại: niêm yết lần đầu (primary listing) và niêm yết bổ sung (secondary listing). Niêm yết lần đầu trên thị trường quốc tế là hoạt động niêm yết lần đầu tiên của các công ty trên thị trường chứng khoán (trước đó công ty chưa thực hiện niêm yết trong nước). Trong trường hợp nếu công ty niêm yết lần đầu cùng lúc cả trong nước và quốc tế sẽ được coi là niêm yết song song (dual listing). Niêm yết bổ sung là hoạt động niêm yết nước ngoài của các công ty đã niêm yết tại thị trường trong nước, hoạt động này tại nhiều thị trường có tên gọi là cross-border listing (niêm yết chéo).

Như vậy, niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế được hiểu là hoạt động niêm yết nước ngoài của các công ty hiện đang niêm yết tại các SGDCK của Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, đã có một số công ty đưa ra kế hoạch niêm yết chéo, trong đó chỉ có CTCP Hoàng Anh Gia Lai thực hiện thành công niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) tại SGDCK London.

Tuy vậy, để thực hiện niêm yết chéo tại các thị trường nước ngoài với những tiêu chuẩn niêm yết thường khắt khe hơn thị trường trong nước, doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp nhiều bất lợi như chi phí niêm yết, duy trì niêm yết, rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, hay vấn đề bị hủy niêm yết chéo sẽ tác động không tốt tới tâm lý của nhà đầu tư.

Dựa trên thực trạng về hoạt động niêm yết chéo hiện nay tại Việt Nam, có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp niêm yết không mấy mặn mà với kế hoạch phát hành và niêm yết cổ phiếu tại thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp lớn có đưa ra kế hoạch niêm yết chéo song còn gặp nhiều vướng mắc dẫn tới kết quả không như kế hoạch đã đặt ra. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo của doanh nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định niêm yết chéo sẽ giúp chúng ta thấy được một phần nào đó lý do tại sao các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chưa thực sự bị thu hút bởi hoạt động này.

Cơ sở lý thuyết

Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo của công ty được các tác giả trước đó nghiên cứu và thực nghiệm tại nhiều thị trường chứng khoán quốc tế, bao gồm: nhân tố thuộc về đặc điểm công ty (quy mô, chiến lược kinh doanh, cấu trúc sở hữu, ngành nghề kinh doanh), thị trường chứng khoán mục tiêu (quy mô thị trường, đặc điểm thị trường, văn hóa khu vực), thị trường chứng khoán trong nước (mức độ phát triển, mức độ phân khúc với thị trường mục tiêu) và một số nhân tố khác như khẩu vị đầu tư, động lực về chính trị,… Bài viết sẽ tập trung vào nhóm nhận tố thuộc về đặc điểm của công ty để đánh giá khả năng niêm yết chéo của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam thông qua khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài chính của SGDCK

nước ngoài.



Các dự án của các doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên HOSE

Nhân tố về quy mô công ty được các nhà nghiên cứu chứng minh có sự ảnh hưởng tới khả năng niêm yết chéo chứng khoán. Saudagaran (1998) đã đo lường mối quan hệ giữa công ty và thị trường chứng khoán thông qua yếu tố về quy mô vốn. Kết luận của tác giả cho thấy công ty có quy mô vốn lớn so với thị trường chứng khoán trong nước có xu hướng niêm yết chéo nhiều hơn. Nói cách khác, những công ty có cùng quy mô vốn, nếu đã niêm yết tại thị trường vốn nhỏ hơn sẽ có xu hướng niêm yết trên thị trường nước ngoài với mục đích giảm chi phí vốn.

Một công ty quyết định tiếp cận thị trường vốn quốc tế thông qua niêm yết chéo có thể bởi những lý do liên quan tới chiến lược của mình. Có thể công ty muốn đưa ra tín hiệu cho thị trường rằng công ty muốn mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu, cung cấp sản phẩm cho thị trường lớn hơn hoặc thực hiện các hoạt động mua bán sáp nhập tại thị trường quốc tế.

Cấu trúc sở hữu của công ty được chứng minh có ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo. Công ty có sở hữu Nhà nước lớn hoặc bị kiểm soát bởi nhóm cổ đông có lợi ích cá nhân cao sẽ khó có khả năng niêm yết chéo trên các SGDCK quốc tế, bởi những yêu cầu về công bố thông tin, giám sát và luật pháp cao hơn. Cụ thể, công ty có mối quan hệ chính trị mật thiết (công ty Nhà nước) thường được tạo điều kiện trong việc tiếp cận nguồn vốn trong nước, bởi vậy hoạt động niêm yết chéo của họ thường không nhằm mục đích tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thêm vào đó, niêm yết chéo trên một thị trường với hệ thống quy định tốt hơn sẽ giảm đáng kể mức độ sở hữu và kiểm soát tập trung. Sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu và mức độ kiểm soát của công ty bị chi phối bởi các đặc điểm của công ty và ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường niêm yết chéo.

Như vậy, các yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định niêm yết chéo. Hơn nữa, tiêu chuẩn về tài chính cũng là một trong những điều kiện niêm yết cơ bản được các SGDCK đưa ra khi xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu. Những công ty có quy mô vốn lớn, với những chỉ tiêu tài chính tốt thường sẽ thích niêm yết chéo hơn và khả năng đáp ứng các điều kiện niêm yết chéo cũng tốt hơn. Chiến lược kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng tới mong muốn tiếp cận thị trường quốc tế, mục đích của doanh nghiệp lúc này không phải là tăng vốn mà là tăng sự hiện diện của công ty tại thị trường nước ngoài. Mục đích này thường phù hợp với những doanh nghiệp xuất khẩu và phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng niêm yết nước ngoài của doanh nghiệp, bởi những lợi ích cá nhân của cổ đông lớn có thể chi phối quyết định thông qua phương án niêm yết chéo.

Để đánh giá tác động của các nhân tố thuộc về đặc điểm của công ty cũng như dự báo về xác suất niêm yết chéo tại SGDCK nước ngoài của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, bài nghiên cứu lựa chọn SGDCK Singapore - SGX là thị trường mục tiêu. Quyết định lựa chọn SGX dựa trên một số tiêu chí sau: (1) SGX là SGDCK được nhiều công ty niêm yết tại Việt Nam lựa chọn là thị trường mục tiêu trong kế hoạch niêm yết chéo; (2) SGX là SGDCK có quy mô niêm yết nước ngoài lớn nhất khu vực Châu Á; (3) Số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HOSE đáp ứng các điều kiện về tài chính khi nộp hồ sơ niêm yết chéo tại SGX là tương đối nhiều (từ 42 tới 67 công ty tùy nhóm điều kiện tài chính, thống kê được thực hiện theo số liệu BCTC năm 2018).

Phương pháp nghiên cứu

Để dự báo về khả năng một công ty có thể niêm yết chéo hay không (có thỏa mãn điều kiện niêm yết tại SGX hay không) trong năm tiếp theo, tác giả sử dụng mô hình Cox Harzard để ước lượng sác xuất xảy ra quyết định niêm yết chéo.

Mô hình Cox - mô hình tỷ lệ rủi ro của Cox (1972) để điều tra yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của công ty. Mô hình Cox được sử dụng rộng dãi trong y học nhằm phân tích các dữ liệu sống sót, cho phép xác định những tác động của các yếu tố cụ thể dẫn tới các hậu quả sinh tồn khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân với các đặc điểm khác nhau. Sau y học, rất nhiều ngành khoa học khác bao gồm cả kinh tế học cũng ứng dụng mô hình Cox trong nghiên cứu để dự báo kết quả kinh tế dưới tác động của các yếu tố gây rủi ro cụ thể.

Mô hình Cox được sử dụng cho phép dự đoán các công ty niêm yết sẽ quyết định niêm yết chéo khi nào trong điều kiện biến độc lập thay đổi theo thời gian. Hệ số hazards trong mô hình là khả năng niêm yết tức thời của các công ty chưa niêm yết (khả năng công ty đó sẽ niêm yết là bao nhiêu). Mô hình giả định rằng tỷ lệ hazard cho công ty j, h(t|xj), là một hàm của các biến độc lập xj và được viết là:

(1)

Hàm rủi ro bao gồm hai phần riêng biệt. Phần đầu tiên là h0(t) được gọi là rủi ro cơ bản (baseline hazards). Giá trị này được tính toán bằng cách đặt x=0 để mức rủi ro cơ bản cho công ty j tương ứng với tỷ lệ rủi ro với xj=0. Mô hình Cox là mô hình bán tham số (semi-parametric model) bởi các được ước lượng mà không nhằm mục đích xác định rủi ro cơ bản. Phần thứ hai của mô hình được gọi là rủi ro tương đối (relative hazards) đóng vai trò là một hàm của các biến giải thích. Mô hình được chứng mình rằng rủi ro cơ bản đều giống nhau ở tất cả các trường hợp j (Doidge và cộng sự, 2005). Như vậy, khi hệ số hazard cơ bản không thay đổi, khả năng niêm yết tức thời của công ty sẽ chịu tác động bởi sự thay đổi của hệ số hazard

tương đối.

Mô hình (1) còn được viết lại như sau:

(2)

Trong đó là hệ số chặn cần ước lượng.

Mô hình Cox hazards được thực hiện trong nghiên cứu sẽ được báo cáo kết quả theo mô hình (1). Hệ số tương quan trong mô hình sẽ tương ứng với các giá trị exp(βx) hay là hệ số hazard tương đối. Cụ thể, nếu hệ số tương quan là 1.2 (0.8) hàm ý rằng mỗi đơn vị tăng lên (giảm đi) của biến giải thích sẽ làm tăng (giảm) hệ số hazard 20%.

Mô tả dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng bao gồm dữ liệu về tài chính, cơ cấu sở hữu của cổ đông tại các công ty niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014 - 2018. Số lượng công ty niêm yết được lọc theo tiêu chí có có đầy đủ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên trong vòng 5 năm, có 305 công ty đáp ứng điều kiện. Những công ty niêm yết chưa đủ 5 năm nhưng có công bố đầy đủ BCTC và BCTN, dữ liệu về giá trị vốn hóa thị trường trong các năm chưa niêm yết được coi là dữ liệu bị thiếu trong mô hình.

Biến phụ thuộc của mô hình được sử dụng là biến niêm yết trên SGDCK Singapore (SGX) - sgx_list1. Theo đó, dựa trên các nhóm điều kiện về tài chính, tác giả lọc theo điều kiện SGX yêu cầu các doanh nghiệp. Với 3 điều kiện niêm yết về tài chính được công bố đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn niêm yết tại SGX như sau:

- Điều kiện 1: Lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm gần nhất tối thiểu 22,95 triệu USD

- Điều kiện 2: Có giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu đạt 114,76 triệu USD và có lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm gần nhất.

- Điều kiện 3: Có giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu đạt 229,52 triệu USD và có doanh thu thuần từ hoạt động trong năm tài chính gần nhất

Sgx_list1 sẽ nhận giá trị là 1 trong trường hợp công ty đủ điều kiện niêm yết về tài chính và giả định sẽ niêm yết chéo và nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại.

Với các biến độc lập và kiểm soát được lấy dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo của doanh nghiệp bao gồm nhóm yếu tố thuộc về công ty như quy mô công ty (total assets), hiệu quả hoạt động (ROA), tăng trưởng doanh thu (Sales growth - doanh thu năm trước chia cho doanh thu năm nay), doanh thu nước ngoài (foreign sales - doanh thu xuất khẩu chia cho tổng doanh thu), hệ số đòn bẩy (leverage - tổng nợ chia cho tổng tài sản); nhóm yếu tố về sở hữu bao gồm tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn (blockholder5), biến block_holder2nd là biến giả sẽ nhận giá trị là 1 nếu công ty có cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần có quyền biểu quyết và nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (foreign ownership), tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (state ownership). Nhóm dữ liệu về tài chính được tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm được công bố của doanh nghiệp. Nhóm dữ liệu về sở hữu được tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm được công bố của doanh nghiệp. (Bảng 1)


Từ các giá trị thống kê cho thấy 305 công ty đang niêm yết tại HOSE thuộc nhiều nhóm khác nhau, có khoảng cách lớn giữa các giá trị bé nhất và lớn nhất cho thấy mức độ phân tán rộng của mẫu nghiên cứu.

Dữ liệu thống kê từ Bảng 1 cho thấy giả thuyết đưa ra với các biến là phù hợp khi mà các công ty niêm yết chéo thường có quy mô lớn, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản cao. Nhóm cổ đông lớn sẽ có tác động ngược với quyết định niêm yết chéo và sở hữu nước ngoài sẽ lớn khi công ty đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGX.

Kết quả mô hình

Do mô hình được xây dựng dựa trên giả định những công ty hiện đang niêm yết tại HOSE nếu đủ điều kiện tài chính sẽ thực hiện niêm yết tại SGX trong năm tiếp theo, các biến thuộc về đặc điểm công ty được sử dụng là biến trễ một năm so với thời điểm công ty đủ điều kiện niêm yết. Sự lựa chọn này nhằm mục đích giải thích tại sao một công ty đã niêm yết tại HOSE với những đặc điểm như vậy lại lựa chọn niêm yết chéo trên SGX. Mô hình Cox cho kết quả hệ số tác động dưới dạng hệ số hazard tương đối - exp(βp), mô hình không cho kết quả ước lượng của hằng số (β0).

Sử dụng mô hình với biến phụ thuộc là sgx_list1, Bảng (2) cho kết quả về tác động của các biến giải thích trong mô hình tới khả năng các công ty niêm yết tại HOSE sẽ niêm yết chéo tại SGX trong năm xác định (dựa trên dữ liệu giả định của sgx_list1 về niêm yết chéo). Trong mô hình (3) và (4) ở hai bảng Bảng (2), biến giải thích được thay đổi bằng cách cho thêm biến block_holder2nd nhằm kiểm tra tác động của nhóm cổ đông lớn sở hữu trên 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty tới khả năng niêm yết chéo. (Bảng 2)


Mô hình (1) Bảng (2) có 05 biến giải thích có ý nghĩa là tổng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính, doanh thu nước ngoài, ROA và tỷ lệ sở hữu nước ngoài với mức ý nghĩa từ 1% đến 10%. Tổng tài sản có hệ số hazard là 1.676, hệ số hazards lớn hơn 1 cho thấy β > 0, thể hiện tác động cùng chiều với khả năng niêm yết chéo của công ty (giá trị thống kê t là 10.87). Hệ số này cho ta biết cứ một đơn vị tăng lên trong loga của tổng tài sản trong năm nay sẽ làm tăng hệ số hazards 67% hay khả năng niêm yết chéo của công ty sẽ tăng thêm 67% trong năm tiếp theo.

Hệ số hazards của đòn bẩy tài chính nhỏ hơn 1 cho thấy tác động ngược chiều của đòn bẩy tài chính với khả năng niêm yết chéo và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các mô hình. Hệ số nhận giá trị 0.321 với giá trị t là -2.88 cho ý nghĩa cứ mỗi đơn vị tăng lên trong hệ số đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm khả năng niêm yết chéo 67.9%. Tác động giống như hệ số đòn bẩy tài chính, doanh thu nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng niêm yết chéo ở mức ý nghĩa 10%, hệ số hazard của biến doanh thu nước ngoài lần lượt là 0.291 (mô hình 1) và 0.285 (mô hình 3) đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê. ROA trong mô hình Cox với biến sgx_list1 cho kết quả tác động cùng chiều và có ý nghĩa với khả năng niêm yết chéo khi hệ số hazards 1.032 và không có sự thay đổi giữa mô hình (1) và mô hình (3).

Trong số các biến giải thích thuộc nhóm cấu trúc sở hữu, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài là biến duy nhất có ý nghĩa. Hệ số hazard của biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 4.615 với mức ý nghĩa 1% cho thấy tác động tích cực tới khả năng niêm yết chéo của công ty tại SGX. Tỷ lệ hazard của biến sở hữu Nhà nước nhỏ hơn 1 cho thấy tác động ngược chiều với xác suất niêm yết tại SGX nhưng không có ý nghĩa thống kê. Biến sở hữu của cổ đông lớn trên 10% cũng không có ý nghĩa thống kê khi đưa thêm vào mô hình (3) và (4).

Kết luận

Sử dụng dữ liệu về tài chính và cấu trúc sở hữu của các công ty hiện đang niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ 2014 tới 2018, bao gồm 305 công ty đủ dữ liệu nghiên cứu thuộc các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Với nhóm điều kiện niêm yết tại SGX, dữ liệu các công ty được sắp xếp tương ứng phù hợp một trong số các điều kiện niêm yết. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về đặc điểm tài chính và cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp tới khả năng niêm yết chéo tại SGX của các công ty hiện đang niêm yết trên HOSE. Trong đó tổng tài sản và ROA đóng vai trò quan trọng có tác động tích cực tới khả năng niêm yết tại SGX. Mỗi đơn vị thay đổi của tổng tài sản và ROA sẽ làm tăng khả năng niêm yết chéo của công ty lần lượt là 67% và 32%. Sự thay đổi của tổng tài sản sẽ có tác động mạnh hơn so với ROA. Đòn bẩy tài chính và doanh thu nước ngoài có tác động tiêu cực làm giảm khả năng niêm yết chéo của công ty. Với mức ý nghĩa 1%, hệ số đòn bẩy sẽ làm giảm khả năng niêm yết chéo 32% khi tăng thêm 1%. Tỷ lệ doanh thu nước ngoài tác động ngược chiều với khả năng niêm yết chéo với mức độ giảm khả năng niêm yết chéo 29% khi tỷ lệ doanh thu tăng thêm 1%. Kết quả này không nhất quán với các nghiên cứu tại thị trường nước ngoài. Saudagaran (1998), Mittoo và Bancel (2001) đã cho rằng các công ty có chiến lược kinh doanh toàn cầu cũng như phụ thuộc lớn vào khách hàng, thị trường sản phẩm nước ngoài sẽ thường ưa thích niêm yết chéo để tăng sự hiện diện của mình tại thị trường quốc tế. Từ thực trạng quy mô tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE dễ nhận thấy, công ty trong ngành thủy sản và dệt may là nhóm công ty có doanh thu xuất khẩu lớn, có những công ty doanh thu xuất khẩu chiếm trên 90% tổng doanh thu. Tuy nhiên, ngành dệt may và thủy sản lại thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGX. Một số doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện niêm yết nhưng thị trường xuất khẩu mục tiêu lại không phải là Singapore.

Đối với nhóm chỉ tiêu về cấu trúc sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được tìm thấy là có tác động tích cực tới xác suất niêm yết chéo, nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty tăng thêm 1% thì khả năng niêm yết chéo sẽ tăng thêm 61.5%. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không có ý nghĩa trong mô hình, kết quả này có thể do hạn chế về mặt giả định lựa chọn biến phụ thuộc dựa trên các điều kiện tài chính.

Như vậy, nghiên cứu đã tìm ra tác động của nhóm nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp tới khả năng niêm yết chéo tại SGX. Kết quả của nghiên cứu là phù hợp với những nghiên cứu trước đó về các nhân tố tác động tới khả năng niêm yết chéo của doanh nghiệp. Dựa trên những tác động này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với các công ty niêm yết, khi có kế hoạch niêm yết chéo cổ phiếu cần có sự chuẩn bị về điều kiện niêm yết, như quy mô giá trị thị trường, doanh thu, lợi nhuận để đảm bảo điều kiện niêm yết. Bởi điều kiện tài chính thường sẽ là những điều kiện cơ bản nhất khi muốn nộp hồ sơ đăng ký niêm yết. Bên cạnh đó, cải thiện các chỉ tiêu tài chính như tổng tài sản, ROA là cần thiết để tăng khả năng niêm yết quốc tế. Đối với nhóm các doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá lớn sẽ hạn chế khả năng huy động thêm vốn trên thị trường quốc tế thông qua niêm yết. Bởi vậy, chứng minh khả năng trả nợ tốt và cải thiện hệ số đòn bẩy tài chính là quan trọng khi công ty có kế hoạch niêm yết chéo. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại mỗi công ty hiện đang bị khống chế bởi tỷ lệ sở hữu tối đa (room nước ngoài) là 30% đối với lĩnh vực ngân hàng và 100% đối với một số ngành nghề cụ thể, phần lớn công ty niêm yết có room nước ngoài ở mức 49%. Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều công ty có quy mô lớn thường có tỷ lệ sở hữu nước ngoài tiệm cận hoặc đạt mức 49%. Với tác động tích cực của tỷ lệ sở nước ngoài lên khả năng niêm yết chéo tại SGX, công ty khi có kế hoạch phát hành và niêm yết nước ngoài nên có phương án nới room nước ngoài. Bên cạnh đó SGX là một trong số ít SGDCK lớn cho phép doanh nghiệp niêm yết chéo thực hiện đối chiếu sai khác giữa các chuẩn mực báo cáo tài chính của quốc gia so với quốc tế, thay vì phải lập theo IFRS. Tuy vậy, số lượng các công ty niêm yết lập báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam là không nhiều, do tính chất không bắt buộc. Trong khi yêu cầu của mỗi SGDCK thông thường là nộp báo cáo tài chính trong 3 năm, thực trạng này đòi hỏi các công ty khi có dự định niêm yết tại nước ngoài nên chủ động lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế.

Đối với các cơ quan quản lý thị trường, để hỗ trợ các công ty có kế hoạch niêm yết chứng khoán trên SGDCK quốc tế, cần có những quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện niêm yết. Trong đó, quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài cần có sự hướng dẫn cụ thể bởi một số vướng mắc có thể có. Thứ nhất, giao dịch chứng khoán tại thị trường trong và ngoài nước sẽ dẫn tới sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, khi room nước ngoài vẫn bị khống chế thì mỗi tăng giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường trong nước sẽ làm ảnh hưởng tới lượng cổ phiếu tại thị trường quốc tế. Thứ hai, tăng room nước ngoài một phần là quyết định từ phía công ty, một phần bởi hạn chế trong quy định về ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký. Quy định thống nhất về chuẩn phân ngành và tạo điều kiện để công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định về room nước ngoài nên được các cơ quan quản lý quan tâm.

Kết luận và khuyến nghị của bài nghiên cứu dựa trên kết quả thu được từ mô hình Cox hazards. Mặc dù những kết luận đưa ra là có sự phù hợp với các nghiên cứu trước đó về niêm yết chéo tại các SGDCK quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là dựa trên giả định công ty niêm yết tại HOSE sẽ niêm yết chéo khi đáp ứng được các điều kiện niêm yết về tài chính. Trong thời gian tới, nếu hoạt động niêm yết nước ngoài phát triển mạnh mẽ, kết quả dựa trên thực trạng tại Việt Nam có thể sẽ đưa ra những tác động chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Abdallah, W., & Goergen, M. (2016). Evolution of control of cross-listed companies. The European Journal of Finance, 22(15), 1507-1533.

Baker, H.K., J.R. Nofsinger and D.G. Weaver, 2002, “International Cross-Listing and Visibility”, Journal of Financial and Quantitative Analysis 37(3), 495–521.

Bancel, F. and U.R.Mittoo, 2001, European Managerial Perceptions of the Net Benefits of Foreign Stock Listings. European Financial Management, 7(2), 213-236

Caglio, C., Hanley, K. W., & Marietta-Westberg, J. , 2016, Going public abroad. Journal of Corporate Finance, 41, 103-122.

Coffee, J.C., 1999, The future as history: the prospects for global convergence in corporate governance and its implications. Northwestern University Law Review 93, 641 – 708.

Một số nguồn khác.

Dương Ngân Hà

(TCNH số 11/2019)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Mô hình D-SMART là giải pháp toàn diện và phù hợp cho ngành logistics tại Việt Nam, tích hợp các bài học từ những quốc gia thành công. Mô hình không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả vận hành mà còn đóng góp vào sự phát triển logistics bền vững và hiện đại hóa ngành logistics tại Việt Nam. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics, đặc biệt trong việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Một số giải pháp tài chính như khoản vay ưu đãi, tín dụng xanh và tài trợ dựa trên hiệu suất giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm thiểu chi phí đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công - tư và sự đổi mới trong dịch vụ tài chính, qua đó, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành logistics Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm chi phí logistics xuống còn 15 - 18% GDP vào năm 2030.
Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Bài viết này tập trung phân tích cách thức một số công ty logistics tiên phong trên thế giới triển khai ESG, đánh giá những tác động cụ thể đến thu hút đầu tư. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra, bài viết đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh ngành logistics Việt Nam nhằm thúc đẩy áp dụng ESG hiệu quả, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành logistics trong thời gian tới.
Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Trong hơn một thập kỷ qua, vàng đã trở lại mạnh mẽ như một tài sản dự trữ chiến lược toàn cầu. Trước năm 2010, các ngân hàng trung ương thường bán vàng để chuyển sang giữ USD hoặc EUR. Thế nhưng, xu hướng này đã hoàn toàn đảo ngược.
Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Vàng giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tài chính của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Những động thái gia tăng nắm giữ vàng không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách thức bảo vệ tài sản dự trữ mà còn cho thấy vai trò chiến lược của vàng trong việc đối phó với các biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. Việc nắm giữ vàng có hàm ý lớn đối với các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách, yêu cầu sự linh hoạt, thận trọng trong việc ra quyết định về tiền tệ cũng như quản lý tài sản dự trữ quốc gia.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Việt Nam có một truyền thống lâu đời trong tích trữ vàng như một hình thức bảo toàn tài sản. Thói quen cất giữ vàng qua nhiều thế hệ đã hình thành tâm lý không muốn đưa vàng vào hệ thống tài chính chính thức. Đa phần người dân không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc vàng, khiến họ ngần ngại khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố kiểm soát. Lượng vàng lớn trong dân nếu không được huy động sẽ không thể phát huy được vai trò hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ quốc gia. Giải pháp quản lý thị trường vàng cần phải bắt đầu từ gỡ bỏ rào cản tâm lý, mở đường cho huy động lượng vàng vật chất đang nằm ngoài hệ thống.
Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Bài viết sử dụng phần mềm CiteSpace, dựa trên phương pháp phân tích bản đồ tri thức (Mapping knowledge domain Analysis), tiến hành phân tích định lượng bằng biểu đồ trực quan và diễn giải định tính của một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu, tài liệu có độ trích dẫn, tương tác cao liên quan đến chủ đề tăng trưởng của DNNVV trên kho dữ liệu Web of Science.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng