Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Chính sách
Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế, hình ảnh của nước ta trên trường quốc tế.
aa

Trong xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài là một trong những phương thức hiệu quả để các nền kinh tế trên thế giới có cơ hội trao đổi, học hỏi và giao thương với nhau. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế, hình ảnh của nước ta trên trường quốc tế. Đồng thời, việc mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng giúp các nhà đầu tư trong nước có cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến của thế giới để ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục đạt được hiệu quả trong thời gian tới, cần xây dựng hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.



Một số vướng mắc, bất cập liên quan tới hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần sớm được sửa đổi


Để triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, sau đó các nhà đầu tư thực hiện đăng ký và đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Văn bản xác nhận đăng ký và đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài được cấp bởi NHNN sẽ là căn cứ để các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép thực hiện theo đúng thông tin dự án, tiến độ chuyển vốn và tài khoản vốn đã được chấp thuận. Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa được cập nhật phù hợp với thực tiễn và còn nhiều bất cập khiến các nhà đầu tư khó khăn khi thực hiện.

Tác giả xin nêu ra một số vướng mắc, bất cập liên quan tới hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Thông tư số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Thống đốc NHNN (Thông tư số 12/2016/TT-NHNN) để qua đó, các nhà làm luật có thể nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi. Đó là:

Thứ nhất, một số nội dung tại Thông tư số 12/2016/TT-NHNN đang dẫn chiếu tới các quy định đã hết hiệu lực, cụ thể: Khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 15, điểm a khoản 2 Điều 17, khoản 5 Điều 21 vẫn đang dẫn chiếu các quy định tại Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư; khoản 3 Điều 18 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN vẫn đang dẫn chiếu tới quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư cũ đã hết hiệu lực (Luật Đầu tư mới là Luật Đầu tư năm 2020). Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu và chấp hành đúng các quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Thứ hai, Điều 9 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN quy định về hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; chưa quy định về giấy tờ pháp lý liên quan nhà đầu tư là cá nhân. Điều này khiến việc thẩm định hồ sơ gặp khó khăn và thông tin trong văn bản xác nhận đăng ký/đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chính xác trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân đã thay đổi địa chỉ cư trú nhưng chưa làm đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc chưa thực hiện cập nhật thông tin trên hệ thống Cổng thông tin Quốc gia.

Thứ ba, Điều 11 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN quy định về các trường hợp đăng ký, thông báo thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; chưa có quy định về trường hợp thay đổi tài khoản vốn cùng loại ngoại tệ mở tại cùng một TCTD được phép thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi hay gửi thông báo về việc thay đổi này. Điều này tạo lỗ hổng trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay do việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư và tài khoản này phải được NHNN cấp xác nhận. Vì vậy, việc nhà đầu tư tự ý đóng tài khoản vốn đầu tư cũ và mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư mới (trong trường hợp tài khoản vốn mới cùng loại ngoại tệ mở tại cùng một TCTD được phép với tài khoản vốn cũ) khi chưa được NHNN xác nhận sẽ khiến NHNN gặp khó khăn trong việc giám sát dòng vốn đầu tư và không kịp thời phát hiện các vi phạm để chấn chỉnh các nhà đầu tư.

Thứ tư, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN về các trường hợp đăng ký, thông báo thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài quy định: “2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, nhà đầu tư phải thực hiện thông báo bằng văn bản… kèm bản sao văn bản điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi phát sinh nội dung thay đổi sau đây: a) Thay đổi địa chỉ của nhà đầu tư đối với trường hợp sự thay đổi này không làm thay đổi cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; b) Thay đổi tên dự án đầu tư ở nước ngoài;…”

Tuy nhiên, hai trường hợp thay đổi trên không thuộc trường hợp phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư mới; vì vậy, các nhà đầu tư sẽ không thể nộp kèm bản sao văn bản điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-NHNN. Đồng thời, Thông tư số 12/2016/TT-NHNN cũng chưa có quy định cụ thể hướng dẫn căn cứ xác định tên dự án đầu tư ở nước ngoài. Phần lớn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chỉ nêu tên tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài (không có tên dự án đầu tư ở nước ngoài). Vậy, những trường hợp này, tên tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài có được coi là tên dự án đầu tư ở nước ngoài hay không? Nếu có thì cần quy định đồng nhất và rõ ràng trong cách gọi để giúp các nhà đầu tư hiểu và tuân thủ đúng quy định.

Thứ năm, Thông tư số 12/2016/TT-NHNN chưa có quy định liên quan tới đầu tư ra nước ngoài của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại Điều 70 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định: “Đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phải là vốn chủ sở hữu, trong đó không bao gồm vốn góp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp sử dụng vốn góp tăng thêm để đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này trước, sau đó thực hiện thủ tục tăng vốn và góp đủ vốn điều lệ tại Việt Nam trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.”. Thực tế, NHNN cần có những quy định rõ ràng về thành phần hồ sơ để kiểm soát việc các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng vốn, góp đủ vốn điều lệ tại Việt Nam,… trước khi cấp văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp FDI hạn chế việc sử dụng vốn vay để đầu tư ra nước ngoài và trong trường hợp kinh doanh không thuận lợi sẽ phải dùng tới vốn góp trong doanh nghiệp FDI để trả nợ, điều này ảnh hưởng tới chính hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ sáu, Thông tư số 12/2016/TT-NHNN chỉ có quy định việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư dự án ở nước ngoài trong hai trường hợp là tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài và thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài mà chưa có hướng dẫn liên quan tới việc nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu được từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký. Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2020 đã thêm quy định về trường hợp này tại khoản 1 Điều 67: “Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài: 1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây: a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; ...”

Riêng đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được quy định tại Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Chính phủ và Thông tư số 31/2018/TT-NHNN ngày 18/12/2018 của Thống đốc NHNN cũng cần nghiên cứu và cập nhật quy định theo đúng thực tế phát sinh trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định, tránh trường hợp các nhà đầu tư vi phạm hành chính do quy định còn chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế phát sinh.

Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một phần tất yếu, việc thắt chặt hay nới lỏng việc cấp phép, quản lý hoạt động này phụ thuộc vào chiến lược phát triển quốc gia theo từng thời kỳ. Hiện nay, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ so với dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thu nhập chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn rất hạn chế. Do vậy, nếu trong bối cảnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, trong khi đó lợi nhuận chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài lại không đáng kể thì sẽ rất dễ dẫn đến thâm hụt cán cân thu nhập của Việt Nam.

Để hoạt động đầu tư ra nước ngoài thật sự hiệu quả và mang lại lợi ích cho quốc gia, cần xây dựng chiến lược cụ thể như: Đẩy mạnh hỗ trợ các dự án đầu tư khai thác và tiếp cận với những nguồn tài nguyên hiện đang khan hiếm trong nước; các dự án giúp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, thiết bị, dịch vụ và lao động của Việt Nam; các dự án nghiên cứu công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa những ứng dụng công nghệ về áp dụng tại Việt Nam,... Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuẩn về chính sách, các quy định của nước tiếp nhận đầu tư để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong nước kịp thời nắm bắt./.

ThS. Đỗ Như Thùy
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc