Edge Computing - Điện toán biên, xu hướng công nghệ hỗ trợ dịch vụ cho ngân hàng

Công nghệ & ngân hàng số
Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của điện toán đám mây (Cloud Computing), nơi mà dữ liệu sẽ được xử lý tại các trung tâm dữ liệu (Data Center) chứ không phải trên các thiết bị. Điện toán biên giúp các...
aa

Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của điện toán đám mây (Cloud Computing), nơi mà dữ liệu sẽ được xử lý tại các trung tâm dữ liệu (Data Center) chứ không phải trên các thiết bị.



Điện toán biên giúp các ngân hàng đưa phân tích đến gần dữ liệu hơn là chuyển chúng sang trung tâm để tiến hành tính toán

Trong thế giới Internet kết nối vạn vật (IoT), các ngân hàng đang cố gắng cung cấp các trải nghiệm cho khách hàng một cách vượt trội và hấp dẫn. Họ nhận thấy, cần thiết áp dụng các công nghệ ngân hàng số và di động, bao gồm cả những công nghệ mới nhất. Khách hàng cũng đang chuyển sang truy cập dịch vụ ngân hàng thông qua các thiết bị đeo được và điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, trong thời đại Internet vạn vật (IoT), hàng tỉ thiết bị đều được kết nối Internet. Với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, việc truyền dữ liệu lên tận đám mây (Cloud) để xử lý rồi trả lại kết quả có thể gây ra sự chậm trễ (mặc dù có thể chỉ mất một phần nghìn giây) hoặc bảo mật dữ liệu là những vấn đề đang được xem xét. Nền tảng cơ sở dữ liệu lớn đã gây áp lực đáng kể lên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng để cung cấp các phân tích thời gian thực sau khi kiểm tra tỉ mỉ khối lượng dữ liệu lớn được tạo ra mỗi giây. Để giải quyết vấn đề này, điện toán biên (Edge Computing) ra đời. Edge Computing đã xuất hiện như một cứu cánh, cho phép các ngân hàng hỗ trợ các dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng và kịp thời.

1. Edge Computing là gì?

Khái niệm điện toán biên hay ranh giới đề cập đến khía cạnh cơ sở hạ tầng tính toán mà nó tồn tại gần với nguồn gốc của dữ liệu. Nó được phân phối bởi kiến trúc và cơ sở hạ tầng IT, nơi mà dữ liệu được xử lý ở ngoại biên của hệ thống mạng, gần nhất dữ liệu gốc.

Điện toán biên là một mô hình điện toán phân tán, đưa việc xử lý tính toán và lưu trữ dữ liệu đến gần vị trí cần thiết hơn để nâng cao tốc độ và tiết kiệm băng thông. Đây là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ IoT 4.0, được công ty phân tích Gartner dự báo là một trong mười xu hướng công nghệ sẽ tác động và chuyển đổi các ngành kinh tế từ nay tới năm 2023. (Hình 1)



Hình 1. Mô hình kiến trúc điện toán biên Edge Computing

Điện toán biên Edge Computing nằm ở lớp giữa gần với các thiết bị IoT trong mô hình phân lớp kiến trúc, cụ thể:

- Lớp trên cùng là các trung tâm dữ liệu đám mây (Cloud Data Center) để xử lý, phân tích các tác vụ phức tạp như Big Data, Machine Learning...

- Lớp ở giữa là lớp điện toán biên (Edge Computing): Có thể thấy, lớp điện toán biên nằm ngay cạnh hoặc gần các thiết bị IoT để kết nối và xử lý dữ liệu cục bộ của hàng tỷ thiết bị IoT. Thuật ngữ “Điện toán biên - Edge Computing” được sử dụng để mô tả các trung tâm tính toán nằm giữa đám mây nhưng gần thiết bị (Devices), gọi là biên.

- Lớp cuối cùng là các thiết bị IoT: các cảm biến (Sensor); các thiết bị đo đạc; điều khiển (Controller)...

2. Edge Computing mang các dịch vụ của ngân hàng tới gần khách hàng

Ứng dụng ngân hàng và chi nhánh độc lập có một số yếu tố có thể kết hợp lại thành các xử lý biên. Giảm chi phí liên quan đến việc duy trì các cơ sở dữ liệu, sẽ là một yếu tố chính trong việc thúc đẩy các giải pháp biên được toàn diện hơn, đặc biệt là với các tổ chức tài chính quản lý toàn cầu. Sự phổ biến của dịch vụ ngân hàng bên ngoài ngân hàng truyền thống và một lượng lớn dữ liệu được xử lý bên ngoài trung tâm là những đóng góp bổ sung cho việc giảm độ trễ và cải thiện các giải pháp đám mây. Chỉ bằng cách giảm độ trễ mạng, thế hệ dịch vụ tiếp cận khách hàng tiếp theo có thể được hiện thực hóa trong các chi nhánh ngân hàng, tại các máy ATM và dịch vụ tại điểm bán hàng.

Theo các chuyên gia, năm 2022, 50% dữ liệu doanh nghiệp sẽ được tạo và xử lý bên ngoài trung tâm dữ liệu của đám mây và đến năm 2025, số lượng thiết bị IoT có thể đã đạt tới con số đáng kinh ngạc hàng 100 tỷ. Cải thiện tốc độ dịch vụ và giảm độ trễ là cách duy nhất để giảm thiểu những thách thức của dữ liệu gia tăng.

Trong các mô hình truyền thống, tất cả thông tin được thu thập bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính được chuyển trở lại một máy chủ để xử lý. Điều này dẫn đến độ trễ hoặc sự chậm trễ tiềm năng trong việc phục vụ khách hàng và cung cấp các dịch vụ theo ngữ cảnh và thời gian thực. “Khoảng 10% dữ liệu do doanh nghiệp tạo ra được tạo và xử lý bên ngoài trung tâm truyền thống hoặc đám mây”, theo công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Gartner. International Data Corporation ước tính đến năm 2022, hơn 40% triển khai đám mây của các tổ chức sẽ bao gồm điện toán biên.

Giải pháp điện toán biên có thể có nhiều hình thức, có thể là điện thoại di động hoặc thiết bị thông minh. Ngoài ra, chúng có thể là một phần của giải pháp quản lý hoặc khu vực sản xuất, giao dịch. Các khả năng của giải pháp điện toán biên bao gồm từ lọc sự kiện cơ bản đến sự kiện phức tạp hoặc xử lý hàng loạt. Các máy chủ Edge có thể hình thành các cụm hoặc trung tâm dữ liệu vi mô, nơi cần nhiều sức mạnh tính toán hơn. Các giải pháp điện toán biên phức tạp hơn có thể hoạt động như các cổng. Ví dụ có thể được tìm thấy trong các cửa hàng bán lẻ, hoặc các cửa giao dịch trong ngân hàng.

Điện toán biên giúp các ngân hàng đưa phân tích đến gần dữ liệu hơn là chuyển chúng sang trung tâm để tiến hành tính toán, nó cho phép xử lý nhanh hơn cục bộ, trái ngược với việc truyền đến máy chủ dữ liệu. Điều này cho phép các thiết bị thông minh hoặc ứng dụng ngân hàng có thể giải quyết ngay lập tức.

Điện toán biên cũng giúp giảm tải cho mạng bằng cách xử lý tín hiệu cục bộ và chỉ truyền thông tin liên quan đến trung tâm dữ liệu mỗi ngày một lần để lưu giữ hồ sơ. Đây là một phương pháp hiệu quả về chi phí và thêm một lớp bảo mật, vì dữ liệu được giải quyết nội bộ không cần truyền qua mạng để xử lý.

Kết hợp với công nghệ 5G - công nghệ di động thế hệ thứ 5 đã giúp các ngân hàng mang dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, có thể kể đến như:

- Các dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa: Là một phần trong chiến lược bán chéo của họ, các ngân hàng cung cấp cho người sử dụng các sản phẩm chung. Các sản phẩm có thể không liên quan và cơ hội chuyển đổi có thể ít. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ giao dịch viên ảo, giao tiếp trường gần NFC, dịch vụ định vị và các công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho phép các sản phẩm có liên quan dựa trên tương tác với khách hàng và áp dụng phân tích thời gian thực thông qua tính toán biên, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ phù hợp với mỗi cá nhân, như: Cho vay mua nhà, vay mua ô tô, nợ tín chấp, thế chấp, hoặc kế hoạch tiết kiệm phù hợp;

- Thông tin chi tiết cho các nhà cung cấp bảo hiểm;

- Phát hiện gian lận: Tài khoản ngân hàng trực tuyến có thể là lừa đảo khi giao dịch hoặc có các hoạt động đáng ngờ, dựa trên tần suất thanh toán hoặc thay đổi hồ sơ. Phát hiện lỗ hổng bảo mật rất quan trọng về mặt giao dịch online, với mục đích thực hiện hành động kịp thời, các ứng dụng hỗ trợ này đòi hỏi độ trễ thấp và khả năng mở rộng. Sử dụng điện toán biên, các ngân hàng có thể áp dụng cơ chế phát hiện gian lận theo thời gian thực thông qua các phân tích nâng cao cho mỗi giao dịch;

- Thông tin thời gian thực cho các công ty thương mại: Thời gian thậm chí là một phần nghìn giây cho việc cung cấp thông tin cập nhật về một cổ phiếu hoặc thông tin quỹ dự phòng có thể có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng có thể sử dụng tính toán biên để thiết lập cơ sở hạ tầng gần các sàn giao dịch chứng khoán để xử lý dữ liệu đúng thời gian và chạy các thuật toán phức tạp.

3. Nhận định

Từ các phân tích trên, có thể thấy điện toán biên mang lại nhiều lợi ích quan trọng, trong đó có thể kể đến 5 vấn đề: (Hình 2)



- Tốc độ (Speed): Tăng hiệu suất mạng bằng tốc độ. Do các thiết bị Edge đặt ngay cạnh các cảm biến IoT hoặc trong các trung tâm dữ liệu gần đó, vì vậy thông tin mà chúng thu thập được không phải truyền đến tận các Data Center cách xa hàng nghìn kilomet với hàng trăm thiết bị mạng ở giữa (switch, router...). Hơn nữa, với công nghệ cáp quang hiện tại cho phép truyền dữ liệu đi nhanh bằng hai phần ba (2/3) tốc độ ánh sáng. Bằng cách thu thập và xử lý dữ liệu cục bộ như vậy và giảm khoảng cách truyền vật lý, điện toán biên có thể giảm đáng kể độ trễ (Latency). Kết quả cuối cùng là tốc độ cao hơn với độ trễ được đo bằng micro giây thay vì mili giây;

- Tính bảo mật (Security): Với điện toán đám mây, dữ liệu phải được truyền đến các trung tâm dữ liệu để xử lý. Việc này có thể gây ra những lỗ hổng bảo mật nhất định, tạo điều kiện để hacker có thể bắt được các gói tin trên đường truyền. Mặc dù hiện tại hầu hết các phương thức truyền thông đều đã được mã hóa, nhưng vẫn sẽ có những lỗ hổng và điểm yếu nhất định, chỉ cần hacker bắt được một phần gói tin, chúng cũng sẽ tìm cách hack toàn bộ hệ thống. Ngược lại, với Edge Computing, các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng sẽ được xử lý ngay tại thiết bị nội bộ mà chưa phải gửi đi, từ đó góp phần bảo vệ dữ liệu của bạn tốt hơn;

- Độ tin cậy (Reliable): Các thiết bị Edge được đặt ngay cạnh các thiết bị IoT hoặc đặt tại các trung tâm dữ liệu gần đó có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu cục bộ, đảm bảo các thành phần vẫn tiếp tục làm việc bình thường và dữ liệu không bị mất ngay cả khi mất kết nối Internet;

- Hiệu quả về mặt chi phí (Cost-Effective): Với lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ các thiết bị IoT, việc truyền toàn bộ dữ liệu này lên các Data Center sẽ tốn dung lượng băng thông đáng kể, đồng nghĩa chi phí đường truyền sẽ cao. Tuy nhiên, việc áp dụng điện toán biên, thì việc truyền toàn bộ dữ liệu là không cần thiết, đồng thời cho phép doanh nghiệp quyết định dịch vụ nào, dữ liệu nào sẽ xử lý và lưu trữ cục bộ, dữ liệu nào sẽ được gửi lên đám mây;

- Khả năng mở rộng (Scalability): Điện toán biên cho phép khả năng mở rộng một cách dễ dàng bằng việc bổ sung thêm các thiết bị Edge mỗi khi nhu cầu kết nối các thiết bị IoT tăng, nhưng lượng tăng băng thông đường truyền là không đáng kể.

Điện toán biên là một trong những cải tiến công nghệ hứa hẹn nhất trong hoạt động ngân hàng hiện nay và đang nhanh chóng trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng. Đó là vì tiềm năng của tính toán biên được kết hợp với các công nghệ khác như AI, đám mây và mạng 5G. Các ngân hàng số đã bắt đầu áp dụng điện toán biên vì những lợi ích của nó, ví dụ Ngân hàng Commonwealth Australia đang khám phá việc áp dụng điện toán cạnh và công nghệ 5G để tối ưu hóa cơ sở hạ tầng mạng và cải thiện trải nghiệm khách hàng của mình.

Nhờ các ưu việt và manh nha trong bước đầu phát triển ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên nền tảng kỹ thuận số, có thể nói rằng điện toán biên là xu hướng tất yếu cho sự phát triển các dịch vụ về công nghệ thông tin cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Hamilton, Eric (27 December 2018). “What is Edge Computing: The Network Edge Explained”. cloudwards.net. Retrieved 2019-05-14;

[2] https://www.acuitykp.com/;

[3] https://www.gartner.com/.


TS. Từ Quang Trung

ThS. Nguyễn Thanh Tùng

Theo Chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng Số, số 5/2020


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ứng dụng công nghệ chuối khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Ứng dụng công nghệ chuối khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Bài viết này phân tích thực trạng ứng dụng Blockchain trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam và gợi ý định hướng phát triển trong tương lai.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho ngành Ngân hàng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro xâm phạm dữ liệu cá nhân. Dù pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích thực trạng pháp lý hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu tổng quan về tài chính phi tập trung và các mô hình phổ biến, phân tích lợi ích, thách thức, đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc