Điểm nhấn, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2023

Nghiên cứu - Trao đổi
Theo số liệu tháng 9/2023 của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng nhẹ so với dự báo, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
aa

Việt Nam - Điểm sáng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm lại

Theo số liệu tháng 9/2023 của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng nhẹ so với dự báo, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. (Hình 1)

Hình 1: Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2022

và dự báo năm 2023 của các tổ chức quốc tế

Nguồn: EU, OECD, IMF, Fitch Ratings và WB


Theo dự báo, tăng trưởng chung của kinh tế thế giới sẽ đạt từ 2,5% GDP (theo tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings) đến 3% GDP (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)), thấp hơn so với mức tăng 3,3 - 3,5% của năm 2022. Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023; thậm chí, Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi cho rằng, tăng trưởng toàn cầu sẽ chỉ ở mức 2,1% trong năm 2023 (dù đã điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đầu năm 2023); các nền kinh tế phát triển chỉ tăng trưởng 0,7% GDP; các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ đạt 4% GDP.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2023, cập nhật tháng 9/2023 của OECD, tăng trưởng GDP năm 2023 của Philippines là 5,6%; Indonesia sẽ là 4,7%; Malaysia đạt 3,9%; Thái Lan đạt 2,8% và Singapore đạt 1,4%. (Bảng 1)

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 và dự báo năm 2023

của toàn cầu và một số quốc gia trên thế giới


Đơn vị tính: %

Nguồn: OECD, IMF, ADB và FR, cập nhật ngày 26/9/2023

IMF nhận định tăng trưởng thương mại thế giới sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2,0% năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000 - 2019. Suy giảm thương mại phản ánh nhu cầu toàn cầu giảm, gia tăng cơ cấu dịch vụ trong nước, tác động trễ của tăng giá đồng đô la Mỹ và gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ mức 8,7% trong năm 2022 xuống còn 6,8% năm 2023, khi lạm phát trung bình ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới dự kiến giảm trong năm 2023. Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục tạo áp lực cho một số ngân hàng, cả trực tiếp (thông qua chi phí huy động vốn cao hơn) và gián tiếp (do rủi ro tín dụng ngày càng tăng). Lãi suất thực tăng ở hầu hết các nền kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản và chính sách khuyến khích tiết kiệm ở các nền kinh tế khiến đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Việc cho vay của ngân hàng đã chậm lại đáng kể ở các nền kinh tế tương đối phụ thuộc vào ngân hàng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình. Số lượng vị trí tuyển dụng giảm, áp lực an sinh xã hội gia tăng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo biến động tiềm ẩn của giá dầu thô trong thời gian tới gồm: Triển vọng không chắc chắn về nguồn cung từ Nga do việc thực hiện các lệnh trừng phạt dầu mỏ từ Ả-Rập Xê-út, OPEC+ và tốc độ phục hồi của Trung Quốc.

Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19; xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát và hướng tới tài chính công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu; những vấn đề về cơ cấu kinh tế và sự suy giảm mạnh thị trường bất động sản... Giá năng lượng cao và tăng lãi suất cùng với hoạt động kinh tế chậm lại ở các nền kinh tế phát triển có thể dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu, làm giảm giá trị tài sản dài hạn. Sự kết hợp giữa giá nhà giảm và thị trường việc làm yếu có thể làm tăng tình trạng vỡ nợ thế chấp, gây áp lực lên lợi nhuận của các ngân hàng, dẫn tới tăng chi phí đi vay, hạn chế dư địa dành cho chi tiêu ưu tiên và làm tăng nguy cơ khủng hoảng nợ. Tăng trưởng tiềm năng toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỉ, đạt 2,2% trong thời gian còn lại của thập niên 2020 gắn với lực lượng lao động toàn cầu đang già đi và tăng trưởng chậm hơn, tốc độ tăng trưởng đầu tư và năng suất các nhân tố tổng hợp ngày càng giảm; sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và thanh toán quốc tế có thể làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa và cản trở sự hợp tác đa phương trong việc cung cấp hàng hóa công toàn cầu. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc do biến đổi khí hậu.

Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 9/2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á năm 2023 đạt 4,6%, trong đó, tăng trưởng GDP của Philippines là 5,7%; Campuchia 5,3%; Indonesia là 5,0%; Malaysia là 4,5%; Lào là 3,7%; Thái Lan là 3,5%; Brunei và Myanmar đều 2,8%, còn Singapore đạt 1%.

Trong bối cảnh khó khăn chung nêu trên, các dự báo cập nhật tháng 9/2023 của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các dự báo trước đây đều giảm. OECD dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 4,9%, điều chỉnh giảm 1,5 điểm phần trăm so với dự báo tháng 3/2023. WB và IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023, điều chỉnh giảm lần lượt 1,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 6/2023 và 1,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023.

Đặc biệt, theo ADB, tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8% GDP, cao nhất Đông Nam Á (dù đã điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023) và sẽ tăng 6,0% GDP trong năm 2024; lạm phát sẽ ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4,0% cho năm 2024. Theo Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, môi trường bên ngoài yếu đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp... Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại, cũng như các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh. Lĩnh vực dịch vụ được kì vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng và dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo. Tiêu dùng nội địa sẽ được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải và tiếp tục tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm. Đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Trong những tháng gần đây, với những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nguồn tài chính dành cho các lĩnh vực bất động sản, xây dựng dự kiến sẽ được nới lỏng, qua đó sẽ hỗ trợ cho đầu tư tư nhân từng bước phục hồi từ năm 2024 trở đi. Lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước và những trở ngại đối với xuất khẩu được dự báo sẽ giảm dần từ cuối năm 2023 đến năm 2024, khi nền kinh tế Hoa Kỳ và EU bắt đầu phục hồi.

Ngày 05/9/2023, trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đánh giá Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản lí kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Việt Nam đã kí kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Việt Nam và WEF giai đoạn 2023 - 2026 để triển khai hiệu quả cả 06 lĩnh vực hợp tác, gồm: Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm, phát triển kĩ năng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh; cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng “0”; thúc đẩy hợp tác hạn chế rác thải nhựa; tài chính cho chuyển đổi năng lượng và hợp tác chuyển đổi số và thúc đẩy thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Những khó khăn, giải pháp và triển vọng kinh tế Việt Nam 2023

Trên thực tế, trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, gắn với bối cảnh chung của kinh tế thế giới nêu trên, nổi bật là tình trạng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giầy và đồ gỗ...

Theo báo cáo của Hiệp hội da giầy, kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 giảm 15,9% so với năm 2022; trong đó, xuất sang thị trường Bắc Mỹ giảm 30,2%, thị trường châu Âu giảm 13,8%, còn xuất sang thị trường châu Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương lần lượt tăng 9,4%, 2,5% và 1,4%. Đặc biệt, xuất khẩu sang ASEAN có mức tăng trưởng cao nhất là 52,6%; xuất sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) tăng lần lượt là 3,2% và 3,7%; xuất sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) sụt giảm tới 75,4% và xuất sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giảm 16%.

Cùng với suy giảm đơn hàng, thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp lâm vào tình cảnh cạn kiệt nguồn vốn, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đến kì đáo hạn, vốn vay ngân hàng đến kì phải trả, việc hoàn thuế và dòng tiền về chậm, áp lực giá và chi phí đầu vào cao, nhất là tăng lãi suất tín dụng, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, sản xuất cầm chừng... Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với hàng trăm vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện; trong đó, các vụ kiện chống bán phá giá là 128 vụ, chiếm 55,4%.

Bám sát phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả", từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều chính sách, giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ và các địa phương khẩn trương ban hành, nổi bật là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ về giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỉ đồng; Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 01/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản; Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức tại các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp; Nghị quyết giảm 2% thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua và thực hiện từ ngày 01/7/2023; NHNN cũng sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ tiền tệ, tín dụng nhằm vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các giải pháp đã được ban hành và triển khai thực hiện đúng thời điểm như: Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; gia tăng các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; nới lỏng một số điều kiện cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn hiện tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay bất động sản; đồng thời, nâng thời hạn visa điện tử cho khách du lịch... Tất cả hợp lực tác động trực tiếp làm tăng tổng cầu và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, giải quyết lượng hàng tồn kho, nợ đọng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi, mở rộng sản xuất, đảm bảo ổn định việc làm cho người lao động; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc; bảo đảm kỉ luật, kỉ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, với mục tiêu tháo gỡ rào cản về pháp lí, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tất cả đã góp phần duy trì động lực và đà tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I/2023 tăng 3,28%; quý II/2023 tăng 4,05%; quý III/2023 tăng 5,33%) và bình quân 9 tháng năm 2023 GDP tăng 4,24% so với cùng kì năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%, đóng góp 9,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 22,27% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng 6,32%, đóng góp 68,57%, trong đó tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường đạt mức khá: Bán buôn, bán lẻ tăng 8,04%; vận tải kho bãi tăng 8,66%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%; xuất siêu 21,68 tỉ USD hàng hóa; CPI bình quân 9 tháng ở mức 3,16%, dự báo lạm phát bình quân cả năm 2023 trong khoảng 3,5 - 4%, thấp hơn mục tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1223,8 nghìn tỉ đồng, bằng 75% dự toán năm, góp phần đảm bảo cân đối thu - chi, giữ vững ổn định ngân sách nhà nước; đầu tư công ngày càng được đẩy nhanh, nhất là từ quý III/2023, tạo cơ sở hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch đầu tư công của cả năm 2023.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kì năm trước. Vận chuyển hành khách tăng 13,1% và luân chuyển tăng 27,9%; vận chuyển hàng hóa tăng 14,6% và luân chuyển tăng 12,5%. Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 8,9 triệu lượt khách, gấp 4,7 lần cùng kì năm 2022. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 5,9%, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đạt 57,4% kế hoạch, tăng 23,5%. Lao động có việc làm và thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2023 tăng so với cùng kì năm trước; công tác bảo đảm an sinh xã hội được các cấp, các ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố ngày 27/9/2023, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 02 bậc so với năm 2022; trong đó, thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo, tăng 02 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57 (đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 05 trụ cột: Thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp). Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 01 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40 (đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 02 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo). Việt Nam duy trì vị trí thứ hai (chỉ sau Ấn Độ) trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Đáng chú ý là Việt Nam xếp hạng 55/181 quốc gia toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) trong báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index) năm 2022” do Oxford Insights (Vương quốc Anh) thực hiện.

Cộng đồng thế giới cũng đánh giá cao Việt Nam trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2023 bao gồm: Vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kì năm trước (trong đó, có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nước ngoài với số vốn đạt 10,23 tỉ USD, tăng 66,3% về số dự án và tăng 43,6% về số vốn so với cùng kì năm 2022). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kì năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 416,8 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kì năm trước.

Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng Việt Nam sẽ tăng trưởng cả năm 2023 từ 5,0 - 6% GDP, phụ thuộc vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024...

Chúng ta đã đi được ¾ chặng đường của năm 2023, kết quả đạt được là tích cực và đáng ghi nhận, song trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV/2023, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo rất cần sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 5; tập trung tổ chức, thực thi một cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các chính sách về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư; tập trung thúc đẩy thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; kịp thời thông tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ các Hiệp định Thương mại tự do đã kí kết, đẩy nhanh đàm phán đã kí kết; đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ các cơ hội mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ để thu hút các tập đoàn đa quốc gia: Đầu tư, hợp tác hình thành hệ sinh thái chíp, bán dẫn, sản xuất linh kiện, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực công nghệ cao; giảm nhập siêu dịch vụ (theo Tổng cục Thống kê, giảm 10% nhập siêu dịch vụ sẽ làm GDP tăng 0,36%); tăng cường hội nhập quốc tế sâu, rộng, thực chất, hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân; tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính sách, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế; sự lãnh đạo, quyết sách của Đảng, Quốc hội, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.


Tài liệu tham khảo:

1. EU (2023), “Báo cáo Dự báo kinh tế mùa hè 2023”, https://economy-finance.ec.europa.eu/system/files/2023-09/ip255_en.pdf

2. OECD (2023), “Báo cáo Triển vọng kinh tế sơ bộ: Đối mặt với lạm phát và tăng trưởng thấp”, https://www.oecd.org/economic-outlook/september-2023

3. IMF (2023), “Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới: Khả năng phục hồi trong ngắn hạn, những thách thức dai dẳng”, https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2023/07/10/world-economic-outlook-update-july-2023

4. Fitch Ratings (2023), “Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu”, https://www.fitchratings.com/research/sovereigns/global-economic-outlook-september-2023

5. WB (2023), “Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2023: Tăng trưởng yếu, rủi ro tài chính”,

https://www.worldbank.org/en/publication/global-economic-prospects

6. ADB (2023), “Báo cáo triển vọng phát triển châu Á, tháng 9/2023”, https://www.adb.org/sites/default/files/publication/908126/asian-development-outlook-september-2023.pdf

7. Trading Economics (2023), https://tradingeconomics.com/united-states/forecast

8. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/09/tong-quan-du-bao-tinh-hinh-kinh-te-the-gioi-quy-iii-va-ca-nam-2023/

TS. Nguyễn Minh Phong (Hà Nội)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Phương thức hậu kiểm chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước theo mô hình hai cấp

Phương thức hậu kiểm chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước theo mô hình hai cấp

Nghiên cứu phân tích phương thức hậu kiểm trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong bối cảnh hiện đại hóa tài chính công theo Quyết định số 385/QĐ-BTC. Trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu khẳng định hậu kiểm là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi, giảm thủ tục hành chính và thúc đẩy giải ngân. Tác giả đề xuất mô hình hậu kiểm gồm ba nội dung trọng tâm: Tổ chức bộ máy tách biệt chức năng thanh toán và kiểm soát, kiểm soát theo mức độ rủi ro và ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Việc nghiên cứu, giải quyết các rào cản trong tiếp cận nguồn tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam là rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị trên thị trường quốc tế. Những rào cản hiện tại không chỉ làm chậm tiến trình thực hiện các dự án xanh mà còn cản trở việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính xanh, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững của Chính phủ.
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống tổ chức, hoạt động, quản trị chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm từ nước ngoài và đội ngũ nhân sự bản địa được đào tạo chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động hội nhập kinh tế khi tham gia sâu rộng vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo đó, phương thức thư tín dụng (L/C) cũng được sử dụng ngày càng phổ biến trong các hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những chiêu trò lừa đảo chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế với nhiều thủ đoạn đa dạng, tinh vi, khó phát hiện, gây tổn thất nặng nề về tài chính. Do đó, cần thiết có những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bài viết nghiên cứu thực trạng dân trí tài chính số tại Việt Nam trong bối cảnh các sản phẩm tài chính số phát triển mạnh, nhưng hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức tài chính số cho nhóm dễ tổn thương và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ an toàn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số bền vững.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Nợ xấu là thách thức lớn đối với sự ổn định tài chính, trong khi việc xử lý qua cơ quan thi hành án còn gặp nhiều khó khăn. Thừa phát lại được xem là giải pháp thay thế hỗ trợ các tổ chức tín dụng thu hồi nợ hiệu quả hơn, nhưng khung pháp lý hiện hành chưa tạo điều kiện phát huy vai trò này. Bài viết phân tích các quy định pháp luật liên quan, chỉ ra bất cập và tác động đến việc xử lý nợ xấu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp lý, tham khảo kinh nghiệm của Pháp.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng