Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương: Sơ lược quá trình hình thành, phát triển và một số kết quả nổi bật

Kinh tế - xã hội
Năm 1948, toàn thể đảng viên các cơ quan Trung ương sinh hoạt trong một chi bộ tại căn cứ địa Việt Bắc. Theo yêu cầu của tình hình cách mạng đất nước, cùng với sự tăng lên về số lượng cán bộ, đảng viên của các cơ quan Trung ương; mặt khác, địa bàn các cơ quan Trung ương ở Việt Bắc thời điểm đó phân tán nên việc sinh hoạt chi bộ không thuận lợi, việc lãnh đạo của chi ủy không được sát sao. Hội nghị toàn thể Chi bộ cơ quan Trung ương vào ngày 01/11/1948 đã đề nghị thành lập Liên chi cơ quan Trung ương (tiền thân của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương ngày nay).
aa

Năm 1948, toàn thể đảng viên các cơ quan Trung ương sinh hoạt trong một chi bộ tại căn cứ địa Việt Bắc. Theo yêu cầu của tình hình cách mạng đất nước, cùng với sự tăng lên về số lượng cán bộ, đảng viên của các cơ quan Trung ương; mặt khác, địa bàn các cơ quan Trung ương ở Việt Bắc thời điểm đó phân tán nên việc sinh hoạt chi bộ không thuận lợi, việc lãnh đạo của chi ủy không được sát sao. Hội nghị toàn thể Chi bộ cơ quan Trung ương vào ngày 01/11/1948 đã đề nghị thành lập Liên chi cơ quan Trung ương (tiền thân của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương ngày nay). Ngay sau đó, Liên chi cơ quan Trung ương được thành lập vào ngày 07/11/1948 theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Ban Thường vụ Trung ương, gồm 06 chi bộ trong các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Mặt trận là những cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, là trụ cột của nhân dân lao động Việt Nam. Sự ra đời của Liên chi các cơ quan Trung ương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo toàn quốc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025

Qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu của thực tiễn cách mạng đặt ra, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã trải qua 4 lần chia tách, sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại, có những giai đoạn được đưa về trực thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 5 (khóa X), ngày 11/4/2007, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 47-QĐ/TW về việc thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại 07 đảng bộ Khối (gồm: Khối I, Kinh tế, Tư tưởng, Khoa giáo, Dân vận, Nội chính, Đối ngoại) và Ban Cán sự Đảng Ngoài nước.

Từ một tổ chức đảng (Liên chi cơ quan Trung ương) được thành lập trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giữa chiến khu Việt Bắc với 06 chi bộ và mấy trăm đảng viên, đến nay, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã có 61 đảng bộ trực thuộc với hơn 7,7 vạn đảng viên, sinh hoạt ở 5.735 chi bộ trong và ngoài nước.

15 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những chuyển biến quan trọng và kết quả khá toàn diện trên các mặt công tác, điển hình là:

Công tác xây dựng Đảng được triển khai toàn diện, đồng bộ và từng bước đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cấp ủy đã tập trung quán triệt, nghiên cứu, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành những chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời, ban hành nghị quyết chuyên đề đối với những vấn đề cốt yếu, phù hợp với đặc thù của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Tổng kết thực tiễn và lựa chọn những khâu đột phá để chỉ đạo, triển khai thực hiện như: Nâng cao chất lượng chi bộ; tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; đổi mới công tác tư tưởng, phương thức học tập nghị quyết của Đảng, công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước; đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng,… Công tác chính trị tư tưởng được coi trọng và có nhiều đổi mới đã góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn cấp ủy và tổ chức đảng, công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, chất lượng từng bước được nâng lên. Công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, mang lại hiệu quả thiết thực.

Phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp từng bước được đổi mới, tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cấp ủy đã chủ động, tăng cường phối hợp chặt chẽ với đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lãnh đạo cán bộ, đảng viên tích cực triển khai công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất những chủ trương, chính sách và biện pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng; đẩy mạnh ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, thời gian gần đây, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã sát cánh cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19, tham gia giữ gìn và xây dựng Biển đảo Việt Nam,... đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.



Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Lễ dâng hương, báo công tại Khu di tích đặc biệt Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An nhân dịp sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương,... được cấp ủy các cấp trong toàn Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, có nhiều sáng tạo, nhiều mô hình hay, điển hình tiên tiến đã xuất hiện,... góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Thực tiễn 15 năm xây dựng và phát triển Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là:

Một là, thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của các ban Đảng Trung ương; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo, hạt nhân chính trị của tổ chức đảng.

Hai là, phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, phát huy dân chủ; đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Ba là, quan tâm đúng mức đối với công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, tập trung nâng cao chất lượng chi bộ, qua đó tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng.

Bốn là, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng phù hợp với đặc thù từng loại hình tổ chức đảng và nhiệm vụ chính trị, đề cao tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong công tác của từng cấp ủy. Tăng cường giám sát thường xuyên, chủ động phát hiện vấn đề, kiểm tra và xử lý kịp thời các dấu hiệu vi phạm, nhất là trong công tác cán bộ, công tác quản lý tài chính, tài sản. Lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, tháo gỡ những khó khăn, bất cập và vướng mắc trong thực tiễn.

Năm là, chủ động phối hợp với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các cơ quan Trung ương trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Với những thành tích và đóng góp đã đạt được, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và nhiều tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên đã vinh dự được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đây là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ to lớn đối với thành quả cách mạng của các tập thể, cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trên chặng đường 15 năm xây dựng và trưởng thành. Đồng thời, là động lực để cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tiếp tục rèn luyện, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và những mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới và nâng cao đạo đức cách mạng, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:



Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Thứ nhất: Tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, sâu sắc các mặt công tác xây dựng Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo, hạt nhân chính trị của tổ chức đảng, trước hết tập trung làm tốt công tác chính trị tư tưởng, đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, tăng cường sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao toàn diện chất lượng chi bộ. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, công tác cán bộ, công tác quản lý và phát triển đảng viên. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác dân vận, nhất là công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước; đồng thời, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể hoạt động ngày càng hiệu quả, thiết thực.

Thứ hai: Tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Phát huy tinh thần trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách hợp lòng dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba: Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Trung ương có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, năng lực công tác tốt, thật sự liêm chính và vì dân, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng.

Thứ tư: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng; tập trung lựa chọn những vấn đề trọng tâm, then chốt, khâu đột phá để ban hành các nghị quyết chuyên đề và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Đồng thời, tiến hành tổng kết thực tiễn, nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong các cơ quan Trung ương nhằm thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ năm: Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp nhằm phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những khuyết điểm, hạn chế; cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm từ khi mới manh nha; kiên quyết xử lý sai phạm, giải quyết tốt các vấn đề phức tạp phát sinh ngay từ cơ sở.

Là một tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương đã luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng, nhất là nhiệm kỳ X, XI, XII kể từ khi Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương được thành lập (năm 2007), góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong 15 năm qua.

Bước sang nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và những năm tiếp theo, trên cơ sở dự báo tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi ngành Ngân hàng và Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương cần có những giải pháp phù hợp, chỉ đạo, tham mưu điều hành chính sách tiền tệ kịp thời, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển. Tự hào về truyền thống hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành của ngành Ngân hàng và kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, cấp ủy, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương vững tin thời gian tới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc và cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ thực hiện thắng lợi các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đưa hệ thống ngân hàng phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả, an toàn, bền vững, tiếp tục có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tô Thị Linh (NHNN)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc