Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kinh tế - xã hội
Sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và thực thi công vụ.
aa

Sau khi sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05-CT/TW), Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW (Kết luận số 01-KL/TW). Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã chỉ đạo, tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối với điểm cầu Ban Tuyên giáo Trung ương để triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII và nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng - chuyên đề năm 2021 nhằm tiếp tục lan tỏa những giá trị của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến toàn thể các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Trung ương; đồng thời, ban hành kế hoạch và lãnh đạo thực hiện; chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Ban Bí thư, Kế hoạch của Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị thông qua các kỳ sinh hoạt chi bộ. Hằng năm, theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và hướng dẫn của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã ban hành văn bản hướng dẫn nội dung sinh hoạt chuyên đề để các đơn vị triển khai thực hiện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn sát với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng và các sự kiện trọng đại của đất nước, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ 16 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đánh giá sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW trong toàn Đảng bộ

Đến nay, sau 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi rõ nét nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và thực thi công vụ. Một số kết quả điển hình là:

Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên gắn với rà soát, bổ sung các quy chế, quy định nội bộ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã ban hành Quy định số 02-QĐ/ĐUNH ngày 16/4/2022 về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 100% các cấp ủy trực thuộc đã rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị để thực hiện; đồng thời, phối hợp với lãnh đạo chính quyền cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành rà soát, bổ sung các quy chế, quy định liên quan đến chế độ chi tiêu nội bộ; thi đua, khen thưởng; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; về cải cách hành chính; về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về trật tự kỷ cương và văn hóa công sở; về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn sát với thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng ủy, chi ủy trực thuộc kết hợp chặt chẽ giữa học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIV; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng, tập trung vào bốn nội dung: (i) Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; (ii) Nâng cao chất lượng cấp ủy, chi bộ; (iii) Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác dân vận của Đảng trong các cơ quan, đơn vị; (iv) Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa cấp ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ. Đến nay, việc thực hiện tốt các nội dung trên đã góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng.

Đặc biệt, Ban Cán sự Đảng NHNN, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã phối hợp chặt chẽ, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc và các vụ, cục, đơn vị giải quyết kịp thời, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, phát sinh ngay từ chi bộ, qua đó, chất lượng cấp ủy, chi bộ trong toàn Đảng bộ ngày càng được nâng cao; cán bộ, đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương trong thực thi đạo đức công vụ và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được quan tâm, thực hiện nghiêm túc, có chất lượng; công tác dân vận của Đảng được thực hiện thiết thực, hiệu quả; các cấp ủy đảng và chính quyền cùng cấp phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, đơn vị...

Vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được đề cao, nhiều đồng chí phát huy tốt, đã thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng theo kế hoạch đề ra. Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương nhất quán lãnh đạo thực hiện Kết luận số 01-KL/TW gắn với thực hiện các Quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, Nghị quyết số 03-NQ/ĐUNH ngày 19/7/2017 của Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương “về tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương” và Kết luận số 235-KL/ĐUNH ngày 18/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/ĐUNH ngày 19/7/2017. Đồng thời, chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đăng ký trách nhiệm nêu gương cho 100% cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, bí thư, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ đã thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương trong thực thi đạo đức công vụ. Qua đó, đã xây dựng được hình ảnh trong sáng, gương mẫu, tích cực của người cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương, nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định của NHNN... góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát thường xuyên của Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương, nhiều đơn vị trong Đảng bộ đã có những cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW. Điển hình là: Đảng ủy Học viện Ngân hàng đã tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Học viện với chủ đề “Tìm hiểu giá trị lý luận và thực tiễn tác phẩm: Kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”; Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương tổ chức Cuộc thi “Viết về văn hóa công sở”, “Nét đẹp văn hóa công sở”; Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương tổ chức Hội thảo “Đạo đức công vụ”, Đoàn Thanh niên Học viện Ngân hàng tổ chức Cuộc thi online “Olympic các môn tư tưởng Hồ Chí Minh”; nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã mời các chuyên gia, báo cáo viên đến nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với tổ chức các đợt sinh hoạt về nguồn, lễ báo công tại các địa chỉ đỏ gắn liền với cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Đặc biệt, Hiệp hội Ngân hàng và Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp tổ chức Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng” bằng hình thức trực tuyến. Quy mô tổ chức và thành công của Cuộc thi đã tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi, tích cực, giúp các cán bộ ngành Ngân hàng phấn đấu hoàn thiện bản thân, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy, góp phần tạo dựng môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh, nâng cao hiệu quả công việc, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Ngân hàng.

Cấp ủy các cơ quan báo chí, truyền thông của NHNN như: Vụ Truyền thông, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng… đã làm tốt công tác lãnh đạo tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên Cổng Thông tin điện tử NHNN, báo, tạp chí giấy và điện tử nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như những tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.

Từ năm 2021 đến nay, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã biểu dương, khen thưởng 20 tập thể, 19 cá nhân tiêu biểu, trong đó có 4 tập thể và 2 cá nhân được Đảng ủy Khối tặng Bằng khen thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Việc lãnh đạo đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội cấp Đảng bộ hoạt động tích cực, hiệu quả và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-CT/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, góp phần quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương. Thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 NHNN và đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội cấp Đảng bộ đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với công tác chính trị, tư tưởng, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trước những thay đổi về cơ chế, chính sách, tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19... để kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương những giải pháp hiệu quả, giúp cán bộ, đảng viên hiểu rõ hơn và tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; từ đó, nâng cao nhận thức, sự chủ động trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch nhằm vào hoạt động ngân hàng trong tình hình mới.

Có thể khẳng định, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Kết luận số 01-KL/TW đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng theo hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương. Đến nay, sau 03 năm thực hiện, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Ngân hàng Trung ương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay.

Để đạt được những kết quả nêu trên, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương thường xuyên bám sát sự lãnh đạo của Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Thông qua việc nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, nhất là việc xây dựng Kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và hằng năm, nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thực thi đạo đức công vụ, chấp hành Quy chế văn hóa công sở, kỷ cương, kỷ luật và trật tự nội vụ đã được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị và ngành Ngân hàng; đồng thời, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đề cao trách nhiệm nêu gương, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong từng cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW trong toàn Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (i) Công tác tuyên truyền về những tấm gương người tốt, việc tốt và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn chậm nên chưa phát huy hết hiệu quả; (ii) Một số cán bộ, đảng viên thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm còn hình thức, chưa gắn sát với chức trách, nhiệm vụ được giao; (iii) Có lúc, có nơi, cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn chưa tốt, nhất là trong thực thi đạo đức công vụ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và tạo dư luận trong quần chúng.

Trên cơ sở sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương đã đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW trong thời gian tới, cụ thể: (i) Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tập trung khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW; (ii) Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; (iii) Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương và Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; (iv) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền về các tấm gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (v) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW trong mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Đảng bộ theo chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm.

Lê Thị Mai Hương
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương
Tô Thị Linh
Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hỗ trợ nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, dựa trên việc đánh giá các chính sách qua các giai đoạn từ khi có Luật Nhà ở đầu tiên.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc