
CIC Tổng kết công tác 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019
Ngày 11/1 vừa qua, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Hội nghị thống nhất đánh giá, năm 2018, CIC đã bám sát kế hoạch công tác và định hướng hoạt động của NHNN, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, nhờ đó, hoạt động của CIC trong năm 2018 đã duy trì được sự ổn định, đóng góp vào sự thành công chung của NHNN Việt Nam, kết quả thu được cụ thể như sau:
Về triển khai các nhiệm vụ do NHNN giao: (i) trong năm 2018 CIC đã phối hợp với Vụ TCCB, Vụ TCKT triển khai xây dựng Đề án Hội đồng quản lý CIC theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Ngày 26/12/2018, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 39 hướng dẫn về việc này. CIC hiện đang khẩn trương hoàn thiện đề án và trình Thống đốc NHNN trong tháng 01/2019; (ii) Phối hợp với Vụ TCKT, Vụ TCCB để hoàn thiện mô hình hoạt động của CIC là một đơn vị sự nghiệp của NHNN; Hoàn thành xây dựng phương án tự chủ tài chính và báo cáo Vụ TCKT để trình Thống đốc NHNN ban hành Quyết định; Hoàn thành xây dựng dự thảo Đề án vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp gửi Vụ TCKT để thẩm định trình Thống đốc NHNN ban hành trong thời gian tới; (iii) Thực hiện Kế hoạch hành động của NHNN triển khai Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án phát triển CIC đến 2020; (iv) Hoàn thành xây dựng Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất của Trung tâm; xây dựng và trình Thống đốc NHNN ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2018-2023 vào tháng 11/2018.
Về xây dựng cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia: Với cơ cấu tổ chức mới theo hướng chuyên nghiệp hóa khâu thu thập, xử lý và kiểm soát dữ liệu, trong năm 2018, CIC đã đẩy mạnh đôn đốc, tổ chức hoạt động thu thập, xử lý, kiểm soát và cập nhật dữ liệu đầu vào từ các TCTD; tìm kiếm và bổ sung các nguồn thông tin phi truyền thống từ các Bộ, ngành và tổ chức tự nguyện. Đặc biệt, CIC đã thu thập được 100% thông tin doanh nghiệp và khối lượng lớn báo cáo tài chính DN từ Bộ KHĐT; cơ bản hoàn thành xây dựng Đề án kết nối thông tin với Bộ Công an.
Với những nỗ lực đó, đến nay đã có 100% TCTD và CN Ngân hàng nước ngoài, gần 1.200 Quỹ TDND, tổ chức TCVM, 43 tổ chức tự nguyện gửi báo cáo thông tin về cho CIC theo quy định và các thỏa thuận đã ký kết.
Từ kết quả đó, Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng thế giới đã đánh giá mức độ bao phủ TTTD của CIC tiếp tục cải thiện, đạt 54,8% (năm trước là 51%) và chiều sâu TTTD duy trì 7/8 điểm (cao hơn khu vực Châu Á Thái Bình Dương và khối OECD).
Về cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý: (i) CIC đã làm tốt việc cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của NHNN; (ii) Thực hiện Thông tư 02 và 09 của NHNN, hàng tháng CIC tiếp tục tổ chức thu nhận, tổng hợp, xử lý thông tin về kết quả tự phân loại nợ của các TCTD, tạo lập và cung cấp kịp thời cho CQTTGS và các TCTD; (iii) Với chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố, CIC cung cấp các báo cáo thông tin tổng hợp phục vụ cho hoạt động đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các TCTD, báo cáo phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh, thành phố; (iv) CIC cung cấp các báo cáo thông tin theo yêu cầu của một số cơ quan quản lý nhà nước khác, các tổ chức quốc tế.
Về dịch vụ cung cấp thông tin: (i) Thực hiện giảm giá dịch vụ 2 lần để đồng hành cùng TCTD trong việc giảm chi phí hoạt động và lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc CIC chính thức áp dụng phương thức cung cấp thông tin mới, kết nối trực tiếp từ hệ thống của CIC tới hệ thống quản trị rủi ro, phê duyệt tín dụng của các TCTD. Kết quả, CIC đã cung cấp trên 44,4 triệu báo cáo các loại, tăng trưởng 85% so với năm 2017.
Ngoài ra, CIC còn cung cấp các gói dữ liệu cho các TCTD để xây dựng, phát triển, kiểm định các mô hình quản trị rủi ro, chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, quản lý danh mục và thu hồi nợ; cung cấp các thông tin hỗ trợ TCTD triển khai lộ trình Basel 2 của NHNN...
Về các mặt hoạt động khác: Xây dựng, ban hành Quyết định quy định về tuyển dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, người lao động. Hỗ trợ khách hàng, chính sách an toàn thông tin, xử lý khiếu nại, mời chuyên gia của IFC tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ TTTD…; Tiến hành hệ thống hóa các quy trình nghiệp vụ, xây dựng và ban hành bổ sung 06 quy trình nghiệp vụ mới và một số quy định nội bộ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền các hoạt động nghiệp vụ, chính sách giảm phí TTTD; hoạt động TTTD và chấm điểm tín dụng của CIC, góp phần vào nâng cao nhận thức và phổ cập kiến thức tài chính cho khách hàng vay...
Định hướng nhiệm vụ năm 2019
Năm 2019, CIC tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau: (i) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Nghị quyết 01, 02 năm 2019 của Chính phủ; Chỉ thị số 01 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành; Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030; (ii) Phối hợp với các đơn vị liên quan của NHNN hoàn thiện các cơ chế về tổ chức, hoạt động và tài chính của CIC theo Nghị định 141 của Chính phủ và định hướng của ngành về hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; (iii) Nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia, phấn đấu nâng độ phủ thông tin lên trên 58%/dân số trưởng thành theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới; (iv) Phấn đấu mức tăng trưởng số lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ từ 15 - 20%;
(v) Xây dựng phương án giảm giá dịch vụ trong năm 2019 để tiếp tục hỗ trợ các TCTD giảm chi phí hoạt động và lãi suất cho vay, bảo đảm kế hoạch tài chính NHNN giao, dự kiến giảm doanh thu dịch vụ 20% so với năm 2018; (vi) Khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2018-2023, đặc biệt là các nội dung xây dựng trung tâm dự phòng, Trung tâm dữ liệu, các phần mềm ứng dụng... (vii) Hoàn thành mô hình cung cấp thông tin trực tiếp chuẩn để áp dụng chung tất cả các TCTD...
Lê Giang
Nguồn: TCNH số 2+3/2019
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Thực hành tiết kiệm

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
