Các thuật ngữ mạng 5G - Nền tảng công nghệ di động mới

Công nghệ & ngân hàng số
Thời đại Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) đang dần ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Các thiết bị như đồng hồ thông minh, vòng đeo tay theo dõi sức khỏe, thiết bị cảm biến trên xe hơi, kính thông minh cho đến các cảm biến giám sát 24/7... là những thiết bị đòi hỏi tính tương tác cao thông qua Internet để kết nối được duy trì liên tục, liền mạch và truyền tải một khối lượng lớn dữ liệu.
aa


Thời đại Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) đang dần ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Các thiết bị như đồng hồ thông minh, vòng đeo tay theo dõi sức khỏe, thiết bị cảm biến trên xe hơi, kính thông minh cho đến các cảm biến giám sát 24/7... là những thiết bị đòi hỏi tính tương tác cao thông qua Internet để kết nối được duy trì liên tục, liền mạch và truyền tải một khối lượng lớn dữ liệu. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời đòi hỏi sự kết nối ngày càng cao và nhanh hơn. 5G chính là công nghệ để đáp ứng điều đó, đồng thời, đem lại nhiều tiện ích cho con người. Mạng 5G thời gian qua đã được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu một số thuật ngữ sử dụng về mạng 5G.

1. Mạng 5G là gì

Mạng Intertnet di động thế hệ thứ năm được mong đợi sẽ là một nền tảng World Wide Wireless Web (wwww) ưu việt để kết nối mọi nơi trên trái đất. Một thế giới kết nối không dây thực sự, nơi chúng ta có thể truy cập Internet xuyên suốt mà không gặp phải các rào cản, giới hạn nào về mặt không gian và thời gian. Về bản chất, mạng 5G vẫn phát triển dựa trên nền tảng của 4G nhưng ở mức độ cao hơn. Mạng 5G sẽ hỗ trợ LAS-CDMA (Large Area Synchronized- Code Division Multiple Access), UWB (Ultra Wideband), Network-LMDS (Local Multipoint Distribution Service), Ipv6 và BDMA (Beam Division Multiple Access).

2. Các thuật ngữ mạng 5G

5G New Radio (5G NR): Là tên của tiêu chuẩn được sử dụng để xây dựng độ phủ sóng mạng 5G. Bất cứ thứ gì bạn thấy ngày hôm nay được gọi là 5G sẽ sử dụng tiêu chuẩn này, ngoại trừ một ngoại lệ chính.

5Ge: Ngoại lệ chính được nói đến ở trên khi nhắc đến 5G là 5Ge. Nó không phải là 5G NR mà thực chất cũng không phải là mạng 5G. 5G Evolution là tên tiếp thị Tập đoàn AT&T đặt cho mạng di động LTE Advanced của họ. Đây là một chiêu trò của AT&T khiến người dùng lầm tưởng nó là mạng 5G nhưng thực chất là mạng 4G với hỗ trợ MIMO và kết nối cáp quang nhưng thực sự không liên quan gì đến 5G.

5G Non-standalone (5G NSA): 5G NSA hiện đang hoạt động như mạng 5G không độc lập, điều đó có nghĩa là nó phụ thuộc vào mạng 4G để hoạt động bình thường. Nhà phát triển sẽ sử dụng một số thông tin cần thiết từ mạng 4G để thiết lập kết nối với một trạm phát sóng.

5G Standalone (5G SA): Standalone 5G hoặc 5G SA là tương lai của việc triển khai 5G NR, vì nó có thể tự hoạt động. Điều này sẽ khiến việc triển khai mạng 5G đơn giản và rẻ hơn, có thể tạo một mạng lưới mạnh mẽ hơn, vì toàn bộ cơ sở hạ tầng sẽ là mới.

Dynamic Spectrum Switching (DSS): Khi một nhà mạng muốn sử dụng phổ tần 4G cho 5G, họ phải quyết định ngừng cung cấp dịch vụ 4G hoặc chia sẻ với 5G. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng Dynamic Spectrum Switching (DSS). Với DSS, thiết bị trên trạm phát sóng sẽ thay đổi số lượng phổ tần cho từng loại kết nối. Trong vòng một phần nghìn giây, mạng có thể được điều chỉnh để phù hợp với các loại tải khác nhau.

Radio Access Network (RAN): Mạng truy cập vô tuyến chỉ thiết bị nằm giữa thiết bị không dây của bạn và kết nối mạng Internet lớn. Công nghệ này được sử dụng để nhanh chóng kết nối một cách hiệu quả thiết bị của bạn với Internet hoặc mạng không dây của nhà cung cấp mạng. Khi kết nối với trạm phát sóng gần nhất, RAN kết nối với người sử dụng thông qua mạng lõi. 5G RAN mang nhiều dịch vụ hơn để cải thiện tốc độ và độ trễ.

Mạng lõi: Mạng lõi là nơi kết nối được thực hiện sau khi được định tuyến bởi các thiết bị khác trong trạm phát sóng. Đây có thể là kết nối với mạng phụ, chẳng hạn như, mạng cung cấp kết nối đến tòa nhà hoặc mạng lớn hơn có thể điều hướng lưu lượng truy cập trên toàn thế giới.

Độ trễ: Khi bắt đầu kết nối giữa thiết bị của người sử dụng và đích đến, ví dụ, trang web yêu cầu được gửi đến server trước khi server quyết định phản hồi lại cho người sử dụng. Khoảng thời gian này được gọi là độ trễ. Độ trễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một yếu tố quan trọng đó là do trạm sóng phục vụ tất cả thiết bị kết nối với nó. Thời gian truyền được đo bằng mili giây, ảnh hưởng lớn đến khả năng phản hồi của kết nối. Thiết kế cốt lõi của mạng 5G sẽ khiến độ trễ thấp hơn và đây có thể là một trong những nâng cấp lớn nhất so với công nghệ cũ.

Băng tần: Ngay cả các công nghệ không dây cũ hơn như 3G và 4G cũng hoạt động trên các băng tần không dây. Các băng tần này chỉ là những khối tần số được FCC (Federal Communications Commission) cấp phép. Hãy nghĩ về nó giống việc sử dụng giữa 600Mhz và 610Mhz như một băng tần hoặc sử dụng tập hợp của tất cả các tần số cho một mục đích. Công nghệ 5G có thể sử dụng dải băng tần rất rộng, từ băng tần thấp, cung cấp vùng phủ sóng mà chúng ta đã quen với 3G và 4G, cho đến các băng tần rất cao mang lại tốc độ lớn.

Băng tần thấp: Tần số băng tần thấp là 600MHz, 800Mhz và 900Mhz. Các tín hiệu tần số thấp hơn ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ từ các thứ như tường, điều kiện khí quyển, điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời để phủ sóng nhiều không gian vật lý.

Các tần số này được nhiều nhà cung cấp di động ưa thích trong nhiều năm vì chúng cho phép phủ sóng khu vực lớn sử dụng ít trạm phát sóng. Tuy nhiên, ngày nay với việc gia tăng sử dụng dữ liệu, giá trị cao của các dải tần thấp nay không còn đất “dụng võ” ngay cả với công nghệ mới như 5G, chúng không thể theo kịp nhu cầu dữ liệu đang ngày một phát triển. Do đó, cần có nhiều tần số hơn và điều đó cần đến băng tần cao hơn.

Sub-6: Sub-6, hay cái mà FCC gọi là băng tần giữa, chỉ các tần số dưới 6GHz nhưng cao hơn các tần số băng tần thấp gồm 2,5Ghz, 3,5Ghz và 3,7 - 4,2Ghz. Thời gian trôi qua, nhiều tần số trước chỉ được sử dụng cho các công nghệ không còn tồn tại như truyền hình không khí nay được sử dụng trong công nghệ mới.

Sprint (Công ty sở hữu và điều hành mạng di động lớn thứ ba ở Mỹ) đã triển khai dịch vụ 5G trên các băng tần 2,5Ghz, mức thấp nhất hiện nay, khiến nó vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là, các nhà cung cấp sử dụng sóng milimet sẽ không bao giờ triển khai 5G với tốc độ tốt nhất nếu không có dải tần số hẹp.

Sóng milimet: Sống trong không gian trên 24Ghz, sóng milimet 5G có quyền truy cập vào khối dữ liệu khổng lồ cho phép tốc độ vượt quá 1Gbps. Sóng milimet được FCC giới thiệu là băng tần cao và Qualcomm và AT&T gọi nó là mmWave. Đây là phổ tần hiện tại được AT&T và Verizon sử dụng cho 5G. Một vấn đề với các tần số này là vùng phủ sóng.

5G trong dải tần cao đòi hỏi nhiều trạm sóng di động thấp, nhỏ hơn, do đó, dẫn đến tăng chi phí triển khai và cần nhiều số lượng kết nối trong các khu đô thị đông dân cư. Tuy nhiên, sóng milimet mang đến nhiều lợi ích cho mạng 5G với công suất lớn và tốc độ cao, theo thời gian, sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên sẽ tạo ra tương lai của phủ sóng 5G.

Không cấp phép: Tùy thuộc vào vị trí, có những khối phổ không được sử dụng và không được cấp phép. Với các thỏa thuận mới, các khối phổ này có thể được sử dụng cho 5G và thậm chí 4G trong trường hợp dịch vụ 4G LTE LAA của AT&T. Mặc dù chưa chắc chắn về số lượng phổ này sẽ có sẵn cho việc sử dụng 5G, nhưng tính linh hoạt của công nghệ 5G khiến nó trở thành một ứng cử viên sáng giá.

Ultra Wide Band (UWB): Ultra Wide Band là cụm từ mà Verizon Wireless (một công ty viễn thông của Mỹ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ không dây) sử dụng để mô tả việc sử dụng công nghệ 5G băng tần cao của họ. Từ khả năng sử dụng băng tần rộng hơn ở tần số cao, thương hiệu 5G đặc biệt của Verizon sẽ trông rất giống với các phiên bản khác sử dụng băng tần này.

Công nghệ Multiple-input, multiple-output (MIMO): Được sử dụng trên các trạm phát sóng giúp quản lý lưu lượng lớn. Nó cũng được sử dụng cho các trạm phát sóng LTE Advanced được nâng cấp. Điều này giúp 5G mang lại trải nghiệm mượt mà và nhất quán khi quản lý nhiều kết nối. Nói chung, nó quản lý các kết nối để ưu tiên giữ các kết nối hoạt động và di chuyển mà không sao lưu do nhiều người dùng.

Beamforming: Được sử dụng để chống lại sự thâm nhập ở tần số cao hơn, Beamforming là công nghệ sử dụng nhiều nguồn tín hiệu để chủ động chuyển sang trạm phát sóng mạnh hơn và nhanh hơn nếu một tín hiệu bị chặn. Điều này sẽ được sử dụng để giữ cho các kết nối mạnh mẽ ngay cả khi di chuyển giữa các điểm di động khác nhau.

Small cell: Small cell là các điểm điện thoại di động nhỏ hơn nhiều so với trạm phát sóng truyền thống. Những vị trí di động này thường nằm trên các cột đèn đường hoặc trần nhà của một khu vực trong nhà rộng lớn. Trong các khu vực đông dân cư, do sự thâm nhập yếu hơn của tín hiệu băng tần cao hơn, khiến nó cần phải đặt ở nhiều điểm, qua đó, tăng tốc nhanh hơn. Mặc dù, có thể sử dụng với vùng phủ sóng LTE, nhưng các Small cell sẽ hữu ích hơn khi sử dụng với mạng 5G.

3. Tính ưu việt so với mạng 4G

Mạng 4G đã được phổ biến rộng rãi trong những năm qua, song, mạng 5G mới sẽ trở thành hiện thực vào những năm tới. Thậm chí, mạng Wimax di động và LTE mà các công ty viễn thông đang gọi là 4G vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về công nghệ 4G.

Hiểu một cách đơn giản, 5G được nhiều người tin rằng thông minh hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn 4G. Nó hứa hẹn tốc độ dữ liệu di động vượt xa mạng băng thông rộng gia đình nhanh nhất hiện có cho người tiêu dùng. Với tốc độ lên đến 100 gigabit/giây, 5G được thiết lập để nhanh hơn gấp 100 lần so với 4G. (Hình 1)

Hình 1: 5G được thiết lập nhanh hơn gấp 100 lần so với 4G


Độ trễ thấp là điểm khác biệt chính giữa 4G và 5G. Độ trễ là thời gian trôi qua từ thời điểm thông tin được gửi bằng một thiết bị cho đến khi người nhận có thể sử dụng thông tin đó. Độ trễ giảm có nghĩa là có thể sử dụng kết nối thiết bị di động để thay thế cho modem cáp và WiFi. Ngoài ra, người sử dụng có thể download và upload các file một cách nhanh chóng, dễ dàng, mà không phải lo lắng về việc mạng hoặc điện thoại đột ngột bị treo. Người sử dụng cũng có thể xem video 4K gần như ngay lập tức mà không phải trải qua bất kỳ thời gian lưu vào bộ đệm (buffering time) nào.

5G sẽ có thể khắc phục các vấn đề về băng thông. Hiện tại, có rất nhiều thiết bị khác nhau được kết nối với mạng 3G và 4G, nên không có cơ sở hạ tầng để xử lý hiệu quả. 5G có thể xử lý các thiết bị hiện tại và các công nghệ mới nổi như ô tô không người lái và các sản phẩm gia đình được kết nối.

Nhưng cần phải nhớ rằng, tất cả các kịch bản này đa số vẫn chỉ là lý thuyết, và sẽ cần rất nhiều sự đầu tư của chính phủ cũng như những nhà khai thác mạng di động để chúng hoạt động. Các khía cạnh bảo mật của 5G cũng vẫn cần được tìm hiểu. Với số lượng người dùng lớn hơn và các dịch vụ được cải thiện, 5G mở ra cánh cửa cho những mối đe dọa mới. Chính phủ và các nhà khai thác dịch vụ di động phải đảm bảo họ có mức độ bảo mật phù hợp trước khi 5G được triển khai. (Bảng 1)


Bảng 1: Những điểm khác biệt lớn giữa 4G và 5G


Ngoài các điểm nói trên, mạng 5G được đánh giá sẽ đem lại những cải tiến đáng kể phương pháp truyền dữ liệu, giúp tiết kiệm năng lượng, bổ sung thêm tính năng cho phần cứng... Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi có được những thông tin cụ thể và thực tế hơn.

Nguyễn Công Minh

Trung tâm Viễn thông 4 - Viễn thông Hà Nội


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, mà còn là quá trình thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện toàn diện. Qua đó, ngân hàng không chỉ tạo ra các phương pháp mới hoặc điều chỉnh các quy trình kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu hiện diện khắp nơi và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định. Đó chính là nền tảng của xã hội số, là động lực mạnh mẽ cho phát triển.
Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng thể hiện một cách tiếp cận mang tính chuyển đổi, trong đó các tổ chức tài chính ưu tiên nền tảng di động làm kênh chính để cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng. Sự thay đổi mô hình này được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và hành vi người tiêu dùng đang phát triển, đã định nghĩa lại các mô hình ngân hàng truyền thống.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc