Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế cấp tín dụng

Nghiên cứu - Trao đổi
Hiện nay, trên thực tế, có hai biện pháp cơ bản để xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng và xử lý TSBĐ bằng biện pháp tố tụng... Xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụn...
aa

Hiện nay, trên thực tế, có hai biện pháp cơ bản để xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng và xử lý TSBĐ bằng biện pháp tố tụng...



Xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng là cơ chế cho phép ngân hàng có thể xử lý TSBĐ mà không cần phải khởi kiện tại tòa án hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại và không phải thông qua cơ quan thi hành án để xử lý TSBĐ. Còn với cơ chế xử lý TSBĐ bằng biện pháp tố tụng, ngân hàng phải khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại trọng tài thương mại1; sau khi có quyết định, bản án đã có hiệu lực thì phải thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên, cưỡng chế và bán đấu giá TSBĐ. Bài viết sẽ đưa lại cái nhìn tổng quan về hai biện pháp xử lý TSBĐ này.

1. Ưu và nhược điểm của các cơ chế xử lý TSBĐ


2. Trường hợp áp dụng và các bước thực hiện

Vậy, khi nào thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng và ngược lại?

Biện pháp xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng rõ ràng là tối ưu hơn rất nhiều so với biện pháp tố tụng. Đối với ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thì lại càng quan trọng do cần nhanh chóng thu hồi vốn sớm nhất có thể để đưa tiền vào kinh doanh. Nhưng việc áp dụng biện pháp xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng không thể tùy tiện, mà chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau:

(1) TSBĐ là nhà ở, công trình xây dựng, đất trống đang không có người chiếm hữu.

(2) Động sản là xe cơ giới, tàu thuyền, máy móc công nghiệp, hàng hóa trong kho, vật nuôi, cây trồng mà ngân hàng chiếm hữu được.

(3) Tất cả các TSBĐ mà bên bảo đảm và bên thứ ba (nếu có) đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nhưng hợp tác bàn giao cho ngân hàng trên thực tế để xử lý.

Lý do nằm ở chỗ sau khi bán đấu giá thành công TSBĐ, ngân hàng có thể bàn giao trên thực tế được TSBĐ cho người mua trúng đấu giá. Nếu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba vẫn chiếm giữ không bàn giao TSBĐ thì ngân hàng và bên mua tài sản thông thường phải tiếp tục một vụ kiện riêng tại tòa để yêu cầu cưỡng chế giao tài sản trên thực tế (vì cơ quan thi hành án chỉ thực hiện việc cưỡng chế trên cơ sở bản án, quyết định của tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại đã có hiệu lực pháp luật).

Các trường hợp không thuộc phạm vi nêu trên thì nên và cần phải xử lý thông qua biện pháp tố tụng - khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc kiện tại trung tâm trọng tài thương mại để yêu cầu xử lý TSBĐ bằng biện pháp cưỡng chế.

Nếu ngân hàng xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng thì có thể thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Đại diện theo pháp luật của ngân hàng ký ủy quyền cho giám đốc chi nhánh hoặc nhân viên của ngân hàng toàn quyền trong việc xử lý TSBĐ (Điều 85 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền”; khoản 5 Điều 84 BLDS quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”).

Cần lưu ý, trong văn bản ủy quyền, nên có nội dung là bên nhận ủy quyền được quyền ủy quyền lại để thuận tiện trong việc giám đốc chi nhánh ngân hàng có thể ủy quyền lại cho nhân viên chi nhánh thực hiện công việc.

Bước 2: Phải đảm bảo đã có văn bản thông báo về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn, đặc biệt việc nhận thế chấp quyền đòi nợ thì bắt buộc phải có thông báo cho bên có nghĩa vụ biết trước khi họ phải thực hiện nghĩa vụ (Điều 33 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Nghị định 21)). Ngân hàng cần lưu giữ lại giấy tờ hợp pháp chứng minh bên có nghĩa vụ nợ đã nhận được thông báo này, trường hợp bên có nghĩa vụ từ chối nhận thì phải nhờ Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng xác định thông báo này đã được ngân hàng gửi cho bên có nghĩa vụ).

Bước 3: Gửi thông báo xử lý TSBĐ cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ TSBĐ (nếu có) về việc xử lý TSBĐ, trong thông báo này nên có nội dung đề nghị bàn giao TSBĐ cho ngân hàng để xử lý (Điều 51 Nghị định 21 về thông báo xử lý TSBĐ; Điều 301 BLDS về giao TSBĐ cho bên nhận bảo đảm để xử lý).

Bước 4: Giao nhận TSBĐ hoặc thu giữ TSBĐ.

Trường hợp 1: Bên bảo đảm và người thứ ba đang chiếm hữu, sử dụng TSBĐ hợp tác giao TSBĐ thì: Ngân hàng thực hiện ký biên bản giao nhận TSBĐ và chiếm hữu TSBĐ trên thực tế (ngân hàng nên thuê công ty bảo vệ để trực tiếp quản lý TSBĐ kể từ ngày ngân hàng nhận bàn giao TSBĐ cho đến ngày bàn giao cho người mua TSBĐ).

Lưu ý: Trong biên bản giao nhận TSBĐ, cần ghi rõ hiện trạng thực tế của TSBĐ tại thời điểm các bên ký biên bản giao nhận TSBĐ.

Trường hợp 2: Bên bảo đảm và người thứ ba đang chiếm hữu TSBĐ nhưng không hợp tác giao TSBĐ, thì ngân hàng kiểm tra lại nội dung của hợp đồng thế chấp và phụ lục kèm theo, nếu trong hợp đồng thế chấp có điều khoản cho phép ngân hàng được thu giữ TSBĐ thì tiến hành bước thu giữ TSBĐ theo thủ tục như sau (trường hợp không có thỏa thuận thu giữ thì chuyển sang xử lý TSBĐ theo phương án tố tụng):

- Thông báo công khai thông tin về việc thu giữ TSBĐ (Như gửi thông báo cho bên bảo đảm, Ủy ban Nhân dân (UBND) và công an xã, phường, thị trấn nơi có TSBĐ, niêm yết thông báo tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, thông báo trên trang điện tử của ngân hàng) (khoản 3 và 4, Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42)).

- Thực hiện thu giữ TSBĐ trên thực tế theo đúng thời gian và địa điểm đã thông báo. Lưu ý: (1) Trong văn bản, biên bản thu giữ TSBĐ phải có chữ ký của đại diện UBND xã, phường, thị trấn về đã chứng kiến việc thu giữ TSBĐ (khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 42); (2) Có thể thuê Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng để kiểm kê hiện trạng TSBĐ tại thời điểm thu giữ nhằm tránh sau này bên bảo đảm có thể cho rằng bên bảo đảm đã để các tài sản khác có giá trị trong TSBĐ và ngân hàng đã làm mất khi thu giữ TSBĐ.

Lưu ý: Chỉ những khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017 và những khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết 42 có hiệu lực thì mới áp dụng Nghị quyết 42 để thu giữ TSBĐ.

Bước 5: Định giá lại TSBĐ và có chứng thư định giá TSBĐ của tổ chức có chức năng định giá (khoản 1 Điều 306 BLDS quy định: “Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá TSBĐ hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý TSBĐ. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản).

Bước 6: Bán đấu giá TSBĐ với giá khởi điểm là giá mà ngân hàng và bên bảo đảm đã thống nhất, trường hợp không thống nhất được thì lấy giá khởi điểm là giá trị định giá theo chứng thư định giá TSBĐ có thời gian không quá 6 tháng tính từ ngày của chứng thư định giá đến ngày bán đấu giá (điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá năm 2016 quy định: “Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: TSBĐ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; Điều 303 BLDS quy định: Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như bán đấu giá, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản...; Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ thì tài sản được bán đấu giá...)”.

Bước 7: Nộp hồ sơ đấu giá thành TSBĐ cho cơ quan có thẩm quyền (văn phòng, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai,...) để thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu cho người trúng đấu giá TSBĐ.

Lưu ý:

- Trước khi bán đấu giá TSBĐ là quyền sử dụng đất thì nên kiểm tra xem TSBĐ có đang bị tranh chấp hay không (ví dụ: Bên thứ ba đang khởi kiện bên bảo đảm để tranh chấp quyền sở hữu quyền sử dụng đất).

- Đối với trường hợp TSBĐ là chứng khoán thì việc xử lý chứng khoán còn phải tuân theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019.

- Đối với trường hợp ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế nghĩa vụ trả nợ thì phải đảm bảo mục đích phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ngân hàng (ví dụ: Nhận TSBĐ là nhà, đất để làm chi nhánh, văn phòng giao dịch của ngân hàng,...); đồng thời, còn phải tuân thủ quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về việc ngân hàng mua, đầu tư vào tài sản cố định như sau: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng hoặc không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Ngoài ra, nếu ngân hàng nhận quyền sử dụng đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ thì còn phải phù hợp quy định của Luật Đất đai về mục đích sử dụng (ví dụ: Ngân hàng không thể nhận TSBĐ là quyền sử dụng đất có mục đích là đất trồng lúa để cấn trừ nợ).

3. Xử lý TSBĐ theo phương án tố tụng

Có hai hình thức là tố tụng tại tòa án và tố tụng tại trung tâm trọng tài thương mại. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào phương án tố tụng tại tòa án (phương án phổ biến hiện nay):

Bước 1: Nên có thông báo về việc nợ quá hạn và thông báo khởi kiện gửi cho bên vay và bên bảo đảm trước khi tiến hành

khởi kiện.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo (kèm theo giấy ủy quyền của ngân hàng ủy quyền cho tổ chức, cá nhân cụ thể thay mặt nộp đơn kiện và tham gia tố tụng, lưu ý trong giấy ủy quyền nên cho phép người nhận ủy quyền được phép ủy quyền lại).

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo.

Bước 4: Tham gia tố tụng theo thủ tục rút gọn (khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn) hoặc thủ tục tố tụng thông thường.

Sau khi đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại thì thực hiện thủ tục thi hành án như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản chính bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và hồ sơ liên quan khác đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền (khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án).

Bước 2: Thi hành án tự thực hiện và hoàn thiện các thủ tục chung theo quy định của Luật Thi hành án dân sự (như thẩm định tình trạng pháp lý và hiện trạng thực tế của TSBĐ; đo vẽ và kiểm duyệt nội nghiệp đối với tài sản là nhà đất; kê biên cưỡng chế tài sản; định giá tài sản;...) để đưa TSBĐ ra bán đấu giá công khai.

Lưu ý: Khi cơ quan thi hành án có thông báo cho các bên về việc thống nhất giá khởi điểm bán đấu giá TSBĐ thì các bên cần cố gắng hợp tác để đưa ra giá bán tốt nhất, vì các bên không thống nhất được thì cơ quan thi hành án sẽ chỉ định tổ chức định

giá TSBĐ.

Bước 3: Tổ chức bán đấu giá tiến hành phiên bán đấu giá công khai đối với TSBĐ. Thi hành án hỗ trợ thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu TSBĐ cho người mua và tổ chức cưỡng chế giao TSBĐ cho người trúng đấu giá trên thực tế.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy mỗi cơ chế xử lý TSBĐ đều có các đặc thù riêng và ngân hàng cần chủ động lựa chọn cơ chế phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Cho dù chọn cơ chế xử lý TSBĐ qua con đường phi tố tụng hay tố tụng thì ngân hàng cũng cần chuẩn bị thật kỹ các hồ sơ và thận trọng trong từng bước để có thể xử lý được TSBĐ một cách hiệu quả.

1 Trọng tài có thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại và tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại (Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).


Luật sư Trần Quang Vinh

Công ty Luật TNHH TINDONA Việt Nam

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "BÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong việc bảo vệ môi trường, luôn nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với xã hội và con người. Người coi thiên nhiên như người bạn tri kỷ và là phần không thể tách rời của tài nguyên quốc gia.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2005 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhà ở để bán, cho thuê như: Thành lập Quỹ phát triển nhà ở của các địa phương; huy động vốn của các tổ chức tín dụng; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính, có nhu cầu mua nhà ở; huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh liên kết...
Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2023, qua đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc