Bảo mật dữ liệu an toàn và hiệu quả với Active Directory

Kinh tế - xã hội
Active Directory là một sản phẩm của Microsoft bao gồm một số dịch vụ chạy trên Windows Server nhằm mục đích quản lý quyền và truy cập vào các tài nguyên mạng... Active Directory là một sản phẩm của ...
aa

Active Directory là một sản phẩm của Microsoft bao gồm một số dịch vụ chạy trên Windows Server nhằm mục đích quản lý quyền và truy cập vào các tài nguyên mạng...

Active Directory là một sản phẩm của Microsoft bao gồm một số dịch vụ chạy trên Windows Server nhằm mục đích quản lý quyền và truy cập vào các tài nguyên mạng. Active Directory lưu trữ dữ liệu dưới dạng Object (đối tượng), mỗi Object là một thành phần đơn lẻ, như User, Group, ứng dụng hoặc thiết bị. Active Directory phân loại Object theo tên và thuộc tính cùng với các thông tin liên quan đến User đó như Password và Secure Shell Key. Dịch vụ chính trong Active Directory là Domain Service, lưu trữ các thông tin thư mục và xử lý tương tác giữa User và Domain. Domain Service sẽ xác thực truy cập khi một User đăng nhập vào thiết bị hoặc tìm cách kết nối với máy chủ (Server) thông qua một mạng khác, Domain Service sẽ kiểm soát User nào được phép truy cập vào tài nguyên nào.

1. Khái niệm về Active Directory

Active Directory là một dịch vụ thư mục (Directory Service) được đăng ký bản quyền bởi Microsoft, nó là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Windows. Giống như các dịch vụ thư mục khác, chẳng hạn như Novell Directory Services (NDS), Active Directory là một hệ thống tập trung, dùng để tự động hóa việc quản lý mạng dữ liệu người dùng, bảo mật và các nguồn tài nguyên được phân phối, cho phép tương tác với các thư mục khác. Thêm vào đó, Active Directory được thiết kế đặc biệt cho các môi trường kết nối mạng được phân bổ theo một kiểu cụ thể gồm có User, Groups, Computer, Printer, Policy và Permission.


Active Directory là một dạng cơ sở dữ liệu với mục đích rõ ràng và riêng biệt, tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải là một sự thay thế cho cơ sở dữ liệu phân cấp để lưu trữ thông số (Registry) của Windows. Một mạng lưới khách hàng (Client) rộng lớn có hàng trăm, hàng ngàn nhân viên và mỗi nhân viên có tên (họ và tên) khác nhau, công việc khác nhau, phòng, ban khác nhau... và mỗi Server quản lý các Client đó phải có Active Directory để phân loại và xử lý công việc một cách tối ưu nhất. Các phần dữ liệu trong Active Directory đều có tính kế thừa, nhân rộng, cấp bậc... rõ ràng và linh hoạt.

2. Nhiệm vụ của Active Directory

Active Directory được xem như là một bước tiến triển đáng kể so với Windows NT Server 4.0 Domain hay thậm chí các mạng máy chủ Standalone. Active Directory có một cơ chế quản trị tập trung trên toàn bộ mạng. Nó cũng cung cấp khả năng dự phòng và tự động chuyển đổi dự phòng khi hai hoặc nhiều Domain Controller (DC) được triển khai trong một Domain.

Active Directory sẽ tự động quản lý sự truyền thông giữa các Domain Controller để bảo đảm mạng được duy trì. Người dùng có thể truy cập vào tất cả tài nguyên trên mạng thông qua cơ chế đăng nhập một lần. Tất cả các tài nguyên trong mạng được bảo vệ bởi một cơ chế bảo mật khá mạnh, cơ chế bảo mật này có thể kiểm tra nhận dạng người dùng và quyền hạn của mỗi truy cập đối với tài nguyên.

Active Directory cho phép tăng cấp, hạ cấp các DC và các máy chủ thành viên một cách dễ dàng. Các hệ thống có thể được quản lý và được bảo vệ thông qua các chính sách nhóm Group Policies. Đây là một mô hình tổ chức có thứ bậc linh hoạt, cho phép quản lý dễ dàng và ủy nhiệm trách nhiệm quản trị. Mặc dù vậy, quan trọng nhất vẫn là Active Directory có khả năng quản lý hàng triệu đối tượng bên trong một Domain.

3. Cấu trúc cơ bản của Active Directory

Các mạng Active Directory được tổ chức bằng cách sử dụng 4 kiểu đơn vị hay cấu trúc mục. Bốn đơn vị này được chia thành Forest, Domain, Organizational unit và Site:

Forests: Nhóm các đối tượng, các thuộc tính và cú pháp thuộc tính trong Active Directory.

Domain: Nhóm các máy tính chia sẻ một tập chính sách chung, tên và một cơ sở dữ liệu của các thành viên của chúng.

Organizational unit (OU): Nhóm các mục trong Domain nào đó. Chúng tạo nên một kiến trúc thứ bậc cho Domain và tạo cấu trúc công ty của Active Directory theo các điều kiện tổ chức và địa lý.

Site: Nhóm vật lý những thành phần độc lập của Domain và cấu trúc OU. Các Site phân biệt giữa các vị trí được kết nối bởi các kết nối tốc độ cao và các kết nối tốc độ thấp và được định nghĩa bởi một hoặc nhiều địa chỉ mạng con (IP subnet).

Các Forest không bị hạn chế theo địa lý hoặc cấu trúc mạng. Một Forest có thể gồm nhiều Domain, mỗi Domain lại chia sẻ một lược đồ chung. Các thành viên Domain của cùng một Forest thậm chí không cần có kết nối LAN hoặc WAN giữa chúng. Mỗi một mạng riêng cũng có thể là một gia đình của nhiều Forest độc lập. Nói chung, một Forest nên được sử dụng cho mỗi một thực thể. Mặc dù vậy, vẫn cần đến các Forest bổ sung cho việc thực hiện kiểm tra và nghiên cứu các mục đích bên ngoài Forest tham gia sản xuất.

Các Domain phục vụ như các mục trong chính sách bảo mật và các nhiệm vụ quản trị. Tất cả các đối tượng bên trong một Domain đều là chủ đề cho nhóm chính sách Domain diện rộng. Tương tự như vậy, bất cứ quản trị viên Domain nào cũng có thể quản lý tất cả các đối tượng bên trong một Domain. Thêm vào đó, mỗi Domain cũng đều có cơ sở dữ liệu các tài khoản duy nhất của nó. Chính vì vậy, tính xác thực là một trong những vấn đề cơ bản của Domain. Khi một tài khoản người dùng hoàn toàn xác thực đối với một Domain nào đó thì tài khoản người dùng này có thể truy cập vào các tài nguyên bên trong Domain.

Active Directory yêu cầu một hoặc nhiều Domain để hoạt động. Như đề cập từ trước, một Domain Active Directory là một bộ các máy tính chia sẻ chung một tập các chính sách, tên và cơ sở dữ liệu các thành viên của chúng. Một Domain có một hoặc nhiều máy Domain Controller (DC) và lưu cơ sở dữ liệu, duy trì các chính sách và cung cấp sự thẩm định cho các đăng nhập vào Domain.

Trước kia trong Windows NT, bộ điều khiển Domain chính - Primary domain controller (PDC) và bộ điều khiển Domain backup (Backup domain controller - BDC) là các role có thể được gán cho một máy chủ trong một mạng các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Windows đã sử dụng ý tưởng Domain để quản lý sự truy cập đối với các tài nguyên mạng (ứng dụng, máy in...) cho một nhóm người dùng. Người dùng chỉ cần đăng nhập vào Domain là có thể truy cập vào các tài nguyên, những tài nguyên này có thể nằm trên một số các máy chủ khác nhau trong mạng.

Máy chủ được biết đến như PDC, quản lý cơ sở dữ liệu người dùng Master cho Domain. Một hoặc một số máy chủ khác được thiết kế như BDC. PDC gửi định kỳ các bản copy cơ sở dữ liệu đến các BDC. Một BDC có thể đóng vai trò như một PDC nếu máy chủ PDC bị lỗi và cũng có thể trợ giúp cân bằng luồng công việc nếu quá bận.

Với Windows 2000 Server, khi Domain Controller vẫn được duy trì, các nhiệm vụ của máy chủ PDC và BDC cơ bản được thay thế bởi Active Directory. Người dùng cũng không tạo các Domain phân biệt để phân chia các đặc quyền quản trị. Bên trong Active Directory, người dùng hoàn toàn có thể ủy nhiệm các đặc quyền quản trị dựa trên các OU. Các Domain không bị hạn chế bởi một số lượng 40.000 người dùng. Các Domain Active Directory có thể quản lý hàng triệu các đối tượng. Vì không còn tồn tại PDC và BDC nên Active Directory sử dụng bản sao multimaster replication và tất cả các Domain Controller đều ngang hàng nhau.

OU linh hoạt hơn và cho phép quản lý dễ dàng hơn so với các Domain. OU cho phép người sử dụng có được khả năng linh hoạt gần như vô hạn, người sử dụng có thể chuyển, xóa và tạo các OU mới nếu cần. Mặc dù các Domain cũng có tính chất mềm dẻo. Chúng có thể bị xóa hoặc tạo mới, tuy nhiên, quá trình này dễ dẫn đến phá vỡ môi trường so với các OU và cũng nên tránh nếu có thể.


Infrastructure Master và Global Catalog

Một thành phần chính khác bên trong Active Directory là Infrastructure Master (IM). IM hoạt động rất linh hoạt và thông minh, nó có vai trò trả lời tự động trong quá trình hoạt động, đồng thời tự động sửa lỗi (Phantom) bên trong cơ sở dữ liệu Active Directory.

Phantom được tạo ra trên các DC, nó yêu cầu một sự tham chiếu chéo cơ sở dữ liệu giữa một đối tượng bên trong cơ sở dữ liệu riêng và một đối tượng từ Domain bên trong Forest. Ví dụ có thể bắt gặp khi bổ sung thêm một người dùng nào đó từ một Domain vào một nhóm bên trong Domain khác có cùng Forest. Phantom sẽ bị mất hiệu lực khi chúng không chứa dữ liệu mới cập nhật, điều này xuất hiện vì những thay đổi được thực hiện cho đối tượng bên ngoài mà Phantom thể hiện, ví dụ như khi đối tượng mục tiêu được đặt lại tên, chuyển đi đâu đó giữa các Domain, hay bị xóa. IM có khả năng định vị và khắc phục một số phantom. Bất cứ thay đổi nào xảy ra do quá trình sửa lỗi đều được tạo bản sao đến tất cả các DC còn lại bên trong Domain.

IM đôi khi bị lẫn lộn với Global Catalog (GC), đây là thành phần duy trì một sao chép chỉ cho phép đọc đối với các Domain nằm trong một Forest, được sử dụng cho lưu trữ nhóm phổ dụng và quá trình đăng nhập,... Do GC lưu bản copy không hoàn chỉnh của tất cả các đối tượng bên trong Forest nên chúng có thể tạo các tham chiếu chéo giữa Domain không có nhu cầu sửa lỗi.

Active Directory và LDAP

LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) là một phần của Active Directory, nó là một giao thức phần mềm cho phép định vị các tổ chức, cá nhân hoặc các tài nguyên khác như file và thiết bị trong mạng, dù là mạng Internet công cộng hay mạng nội bộ trong công ty.

Trong một mạng, một thư mục sẽ cho bạn biết được nơi cất trữ dữ liệu gì đó. Trong các mạng TCP/IP (gồm có cả Internet), Domain Ame System (DNS) là một hệ thống thư mục được sử dụng gắn liền tên Domain với một địa chỉ mạng cụ thể (vị trí duy nhất trong mạng). Mặc dù vậy, người dùng có thể không biết tên Domain nhưng LDAP cho phép tìm kiếm những gì cụ thể mà không cần biết chúng được định vị ở đâu.

Thư mục LDAP được tổ chức theo một kiến trúc cây đơn giản gồm có các mức dưới đây:

- Thư mục gốc có các nhánh con.

- Country, mỗi Country lại có các nhánh con.

- Organizations, mỗi Organization lại có các nhánh con.

- Organizational units (các đơn vị, phòng ban,...), OU có các nhánh.

- Inpiduals (cá thể, gồm có người, file và tài nguyên chia sẻ, chẳng hạn như Printer).

Một thư mục LDAP có thể được phân phối giữa nhiều máy chủ. Mỗi máy chủ có thể có một phiên bản sao của thư mục tổng thể và được đồng bộ theo chu kỳ.

Các quản trị viên cần phải hiểu LDAP khi tìm kiếm các thông tin trong Active Directory, cần tạo các truy vấn LDAP hữu dụng khi tìm kiếm các thông tin được lưu trong cơ sở dữ liệu Active Directory.

Active Directory và Workgroup là một chương trình Microsoft khác kết nối các máy tính Windows với nhau qua mạng ngang hàng (peer-to-peer). Workgroup cho phép các máy này chia sẻ tệp, truy cập Internet, máy in và các tài nguyên khác qua mạng. Mạng ngang hàng loại bỏ nhu cầu xác thực máy chủ.

Quản lý Group Policy và Active Directory

Nói đến Active Directory, chúng ta phải đề cập đến Group Policy (nhóm chính sách áp dụng cho tài khoản người dùng và máy tính). Các quản trị viên có thể sử dụng Group Policy trong Active Directory để định nghĩa các thiết lập người dùng và máy tính trong toàn mạng. Thiết lập này được cấu hình và được lưu trong Group Policy Objects (GPO), các thành phần này sau đó sẽ được kết hợp với các đối tượng Active Directory, gồm có các Domain và Site. Đây chính là cơ chế chủ yếu cho việc áp dụng các thay đổi cho máy tính và người dùng trong môi trường Windows.

Thông qua quản lý Group Policy, các quản trị viên có thể cấu hình toàn cục các thiết lập Desktop trên các máy tính người dùng, hạn chế hoặc cho phép truy cập đối với các file hoặc thư mục nào đó bên trong mạng.

GPO được áp dụng theo thứ tự sau: Các chính sách máy nội bộ được sử dụng trước, sau đó là các chính sách Site, chính sách Domain, chính sách được sử dụng cho các OU riêng. Ở một thời điểm nào đó, một đối tượng người dùng hoặc máy tính chỉ có thể thuộc về một Site hoặc một Domain, vì vậy chúng sẽ chỉ nhận các GPO liên kết với Site hoặc Domain đó.

Các GPO được phân chia thành hai phần riêng biệt: Group Policy Template (GPT) và Group Policy Container (GPC). Group Policy Template có trách nhiệm lưu các thiết lập được tạo bên trong GPO. Nó lưu các thiết lập trong một cấu trúc thư mục và các file lớn. Để áp dụng các thiết lập này thành công đối với tất cả các đối tượng người dùng và máy tính, GPT phải được tạo bản sao cho tất cả các DC bên trong Domain.

Group Policy Container là một phần của GPO và được lưu trong Active Directory trên các DC trong Domain. GPC có trách nhiệm giữ tham chiếu cho Client Side Extensions (CSEs), đường dẫn đến GPT, đường dẫn đến các gói cài đặt và những khía cạnh tham chiếu khác của GPO. GPC không chứa nhiều thông tin có liên quan đến GPO tương ứng với nó, tuy nhiên nó là một thành phần cần thiết của Group Policy. Khi các chính sách cài đặt phần mềm được cấu hình, GPC sẽ giúp giữ các liên kết bên trong GPO. Bên cạnh đó, nó cũng giữ các liên kết quan hệ khác và các đường dẫn được lưu trong các thuộc tính đối tượng. Biết được cấu trúc của GPC và cách truy cập các thông tin ẩn được lưu trong các thuộc tính sẽ rất cần thiết khi người dùng cần kiểm tra một vấn đề nào đó có liên quan đến Group Policy.

Nguyễn Minh Dũng

Cục Công nghệ thông tin, NHNN


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc