Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gửi tiền

Kinh tế - xã hội
Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã tích cực triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
aa

Những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã tích cực triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) để bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, DIV đang bảo vệ cho hơn 8,7 triệu tỉ đồng của gần 120 triệu lượt người gửi tiền tại 1.278 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm 96 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.177 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô thông qua các nghiệp vụ BHTG.

DIV phát huy sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gửi tiền (Nguồn ảnh: Internet)


Giám sát 100% các tổ chức tham gia BHTG

Khoản 10 Điều 13 Luật BHTG năm 2012 quy định về một trong những quyền, nghĩa vụ của DIV: “Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xử lý kịp thời các vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.”

Theo đó, DIV thực hiện giám sát liên tục, thường xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG thông qua quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá việc thực hiện quy định về BHTG; tình hình hoạt động và mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG dựa trên nguồn thông tin của tổ chức tham gia BHTG, NHNN và các nguồn thông tin khác, từ đó, phát hiện, kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về BHTG hay rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống các TCTD.

Trong quá trình triển khai công tác giám sát, DIV chủ động áp dụng linh hoạt các quy định của Luật BHTG năm 2012 và văn bản dưới Luật, thực hiện báo cáo giám sát được cải tiến nhằm rút ngắn thời gian, kịp thời đưa ra cảnh báo vi phạm, kiến nghị NHNN xử lý. Kết cấu, nội dung báo cáo giám sát được điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của DIV.

Kiểm tra định kỳ và theo chỉ đạo của NHNN

Đối với công tác kiểm tra, tại khoản 9, Điều 13, Luật BHTG năm 2012 quy định DIV: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiến nghị NHNN xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHTG. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đề nghị cấp, cấp lại; niêm yết Chứng nhận tham gia BHTG; tính và nộp phí BHTG; việc nhận tiền gửi được bảo hiểm; cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm, các thông tin và báo cáo khác.

Đặc biệt, DIV chú trọng nội dung kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm tại các QTDND xếp loại 4 và 5 theo kết quả phân loại của hoạt động giám sát từ xa từ năm 2015 và đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG từ năm 2017 trong bối cảnh số lượng QTDND yếu, kém gia tăng; từ đó, góp phần hạn chế các hành vi gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm cũng như phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND đã chỉ rõ: “Tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ cho DIV trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra của NHNN đối với các QTDND”. Trên cơ sở đó, Thống đốc NHNN đã giao DIV thực hiện kiểm tra chuyên sâu một số QTDND về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm; quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng; chấp hành quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn; hoạt động cho vay.

Triển khai nhiệm vụ được giao, DIV đã phát hiện kịp thời nhiều trường hợp QTDND vi phạm quy định liên quan đến huy động tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền cũng như những bất hợp lý về cơ chế, chính sách, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động của các QTDND. Trong quá trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra, việc phối hợp với chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố được thực hiện thường xuyên và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Tham gia tái cơ cấu các TCTD

Những năm gần đây, Chính phủ, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để DIV tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD. Điển hình là Luật Các TCTD năm 2024 với các quy định DIV tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD yếu, kém ngay từ giai đoạn can thiệp sớm.

Cụ thể, Luật Các TCTD năm 2024 cho phép DIV cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, QTDND, tổ chức tài chính vi mô bị rút tiền hàng loạt trong cả giai đoạn can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt; quyết định cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc theo quyết định của NHNN; tham gia xây dựng phương án phá sản QTDND được kiểm soát đặc biệt; tham gia đề xuất NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả BHTG cho người gửi tiền; vay đặc biệt từ NHNN trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ chi trả cho người gửi tiền; xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần vay đặc biệt. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn để DIV thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với người gửi tiền cũng như tổ chức tham gia BHTG.

Chi trả kịp thời cho người gửi tiền

Trong việc bảo vệ người gửi tiền, quan điểm của Chính phủ, NHNN luôn nhất quán, đó là: Quyền lợi của người gửi tiền được ưu tiên bảo đảm cao nhất. Cùng với các nghiệp vụ BHTG, hạn mức trả tiền bảo hiểm được định kỳ điều chỉnh tăng phù hợp với quy mô tiền gửi, thu nhập bình quân của người dân, tình hình kinh tế - xã hội nước ta cũng như khả năng tài chính của DIV. Điều đó thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, NHNN về bảo vệ người gửi tiền, giúp củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và BHTG.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về BHTG và pháp luật liên quan, DIV đã từng bước hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể về chi trả tiền bảo hiểm cả trong giai đoạn trước và sau khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Đến nay, DIV đã chi trả cho 1.793 người gửi tiền tại 39 QTDND trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố với số tiền 26,78 tỉ đồng, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền, góp phần quan trọng ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội tại các địa phương có QTDND bị đổ vỡ.

Nhiều năm gần đây, hệ thống các TCTD tại Việt Nam hoạt động tương đối ổn định, niềm tin thị trường được duy trì. DIV không phải chi trả cho người gửi tiền, nhưng tổ chức này vẫn thường xuyên nghiên cứu, tập dượt mô phỏng các kịch bản chi trả để sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi cần thiết.

Tích cực tuyên truyền chính sách BHTG

Bên cạnh triển khai các hoạt động nghiệp vụ, DIV cũng tích cực tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG nhằm nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của DIV, được xác định trong Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022.

Xác định đối tượng mục tiêu trọng tâm là người gửi tiền, DIV luôn tích cực và chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông để lan tỏa chính sách BHTG đến công chúng. Với 2 kênh chính thức là trang thông tin điện tử tại địa chỉ www.p.gov.vn và Bản tin BHTG phát hành định kỳ hàng quý, DIV cũng phối hợp chặt chẽ với các báo, tạp chí, nghiên cứu mở rộng truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tik tok..., từng bước xây dựng và phát triển các công cụ truyền thông mới để giúp người gửi tiền, người dân ngày càng nắm chắc, hiểu sâu về BHTG.

Với phương châm luôn bảo đảm tốt nhất quyền lợi người gửi tiền, DIV cho biết luôn theo sát diễn biến hoạt động của các TCTD thông qua việc chủ động triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ BHTG. Kỳ vọng trong thời gian tới, với những thay đổi về cơ sở pháp lý của hoạt động BHTG, trong đó có việc Quốc hội, Chính phủ, NHNN xem xét sớm sửa đổi, bổ sung Luật BHTG năm 2012, DIV sẽ ngày càng phát huy vị thế, vai trò của mình để thực hiện tốt hơn sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Tài liệu tham khảo

1. Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
2. Luật BHTG năm 2012.
3. Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.


Phương Hằng


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với môi trường sống và sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.
Xem thêm
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng