Xu hướng thị trường bảo hiểm năm 2022 và một số khuyến nghị

Quốc tế
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và thị trường trên phạm vi toàn cầu. Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021 cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép - Compounded Annual Growth Rate (CAGR), xấp xỉ 3,3%) bị đứt gãy.
aa

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và thị trường trên phạm vi toàn cầu. Thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021 cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (tốc độ tăng trưởng hằng năm kép - Compounded Annual Growth Rate (CAGR), xấp xỉ 3,3%) bị đứt gãy. Ở chiều hướng ngược lại, thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng ổn định với tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 15,68% so với cùng kỳ năm 2020. Bài viết sau đây phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm thế giới và trong nước năm 2021, dự báo về xu hướng thị trường bảo hiểm thế giới năm 2022; trên cơ sở đó, nêu ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

1. Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm thế giới năm 2021

Trong năm 2021, thế giới liên tục chứng kiến thiệt hại do thiên tai ở nhiều nơi, với quy mô và tần suất ngày một gia tăng. Cùng với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phí bồi thường của các hãng bảo hiểm lớn trên thế giới đạt kỷ lục. Theo nghiên cứu từ Công ty AIR Worldwide, tổn thất được bảo hiểm trên toàn cầu có khả năng tiếp tục gia tăng, đến cuối năm 2021 có thể lên tới 106 tỷ USD, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các vụ tranh chấp trong ngành Bảo hiểm, liên quan đến hỗ trợ chi phí nằm viện, bồi thường cũng vì thế mà tăng lên.

Số liệu mới nhất do Công ty môi giới bảo hiểm Marsh công bố thì giá bảo hiểm thương mại toàn cầu tăng 15% trong quý III/2021, là quý tăng giá thứ mười sáu liên tiếp, tiếp tục chuỗi tăng dài nhất kể từ khi ra đời chỉ số thị trường bảo hiểm toàn cầu Marsh vào năm 2012. Các mức tăng cụ thể theo khu vực như sau: Tại Mỹ, tỷ lệ tăng 14% (tăng từ 12% của quý II/2021), do tỷ lệ bảo hiểm tính mạng tăng đáng kể và tỷ lệ tài sản và thương vong tăng vừa phải. Vương quốc Anh tỷ lệ tăng là 27%; khu vực Thái Bình Dương với mức tăng 17%; tỷ lệ tăng ở châu Á là 6%; châu Âu là 10%; châu Mỹ La tinh và Caribe là 2%.

Hình 1: Báo cáo thị trường bảo hiểm toàn cầu 2020 - 2021

Nguồn: Swiss Re Institute - Deloitte


Theo Deloitte, trong báo cáo thị trường bảo hiểm toàn cầu thì năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm toàn cầu ở thị trường mới nổi là 0,8%, trong khi đó thị trường thế giới nói chung giảm 1,3% và các thị trường cũ giảm 1,8%, thị trường Trung Quốc tăng 3,6% và thị trường mới nổi trừ Trung Quốc giảm 2,4%. Ước tính đến cuối năm 2021, cả 05 thị trường là thị trường cũ, thị trường mới nổi, thị trường thế giới, thị trường Trung Quốc và thị trường mới nổi trừ Trung Quốc đều tăng trưởng với mức tăng lần lượt là: 2,7%, 5,6%, 3,3%, 6,3% và 4,7%. Điều này dự báo xu hướng tăng trong năm 2022 của thị trường bảo hiểm thế giới.

2. Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021

Theo các báo cáo cập nhật gần nhất của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và phân tích của tác giả, mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nhưng thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2021 đạt khoảng 215.000 tỷ đồng, tăng 24,98% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 47.245 tỷ đồng, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 123.600 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể đối với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ như sau:

2.1. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ

Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ năm 2021 là 56.339 tỷ đồng, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020. Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu đạt khoảng 8.149 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 15,56% thị phần). Tiếp đến là PVI với doanh thu đạt khoảng 7.533 tỷ đồng (tăng 10,75%, chiếm 14,38% thị phần), PTI với doanh thu đạt khoảng 5.250 tỷ đồng (giảm 2,55%, chiếm 10,03% thị phần), Bảo Minh với doanh thu đạt khoảng 3.965 tỷ đồng (tăng 1,15%, chiếm 7,57% thị phần), MIC với doanh thu đạt khoảng 3.418 tỷ đồng (tăng 21,41%, chiếm 6,53% thị phần), PJICO với doanh thu đạt khoảng 2.916 tỷ đồng (giảm 8,52%, chiếm 5,57% thị phần). Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường nêu trên, một số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2020 như OPES (813 tỷ đồng; tăng 78,13%); Chubb (283 tỷ đồng; tăng 50,58%).

Về thị phần bảo hiểm thì Bảo Việt vẫn là đơn vị dẫn đầu với tỷ lệ là 15,48%, tiếp đến là PVI 14,45%, PTI 10,02%, Bảo Minh 7,64%, MIC 6,44%, Pjico 5,53% và cuối cùng là các đơn vị khác với tổng tỷ trọng là 40,44%.


Hình 2: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2021


Nguồn: Theo tính toán của tác giả


Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khỏe đạt 15.036 tỷ đồng, chiếm 31,82% - lớn nhất trong tổng doanh thu; tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới đạt 12.588 tỷ đồng, chiếm 26,64%; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại đạt 6.552 tỷ đồng, chiếm 13,87%; bảo hiểm cháy nổ đạt 6.132 tỷ đồng, chiếm 12,98%.


Hình 3: Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021


Nguồn: Theo tính toán của tác giả


Về bồi thường: Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ năm 2021 là khoảng 16.862 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 29,74%; thấp hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2020 (39,06%). 19/32 doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường. 13 doanh nghiệp bảo hiểm còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có 04 doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường trên 40% là Phú Hưng (90,9%), Bảo Việt (42,41%), BHV (41,44%) và Liberty (40,27%).

2.2. Đối với bảo hiểm nhân thọ

Kết quả khai thác mới

Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới năm 2021 đạt 47.491 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới như sau: Manulife (24,1%), Bảo Việt nhân thọ (12,8%), Prudential (12,7%), Dai-ichi (12,2%), AIA (8,1%), MB Ageas (7,3%), Sun Life (4,6%), FWD (4,3%), Generali (3,3%), Chubb (2,5%), Cathay (2,2%), Hanwha (2%), Aviva (1,5%), 05 doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần 2,4%.

Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 83,6% doanh thu phí khai thác mới. Tiếp theo là bảo hiểm hỗn hợp, chiếm 2,8%; bảo hiểm tử kỳ chiếm 1,9%; các nghiệp vụ chính còn lại (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe (sản phẩm chính)) chiếm 1,4%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ chiếm 10,3%. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư tăng 35,4%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp giảm 53,3%, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ tăng 4,4%.

Về số lượng hợp đồng khai thác mới, năm 2021 đạt khoảng 3.574.600 hợp đồng, dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư với 1.616.314 hợp đồng bảo hiểm cá nhân và thành viên trong nhóm (chiếm 54,3%, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm tử kỳ với 1.005.509 hợp đồng (chiếm 33,8%, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2020), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp là 83.877 hợp đồng (chiếm 2,8%, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2020). Số lượng hợp đồng khai thác mới các nghiệp vụ chính còn lại chiếm 9,2%, tăng 230% so với cùng kỳ năm 2020.


Hình 4: Tỷ trọng hợp đồng khai thác mới theo nghiệp vụ năm 2021

Nguồn: Theo tính toán của tác giả


Quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ

Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt khoảng 13.179.600 hợp đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 123.600 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tính doanh thu phí theo từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 67,2%; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 20,7%, các nghiệp vụ chính còn lại chiếm tỷ trọng 1,9%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,2% tổng doanh thu phí toàn thị trường. Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt nhân thọ (19,8%), Manulife (19,1%), Prudential (16,8%), Dai-ichi (11,7%), AIA (10,6%), MB Ageas (3,7%), Chubb (2,7%), Generali (2,7%), FWD (2,5%), Hanwha (2,5%), Aviva (2,1%), Sun Life (2,1%), Cathay (1,5%), BIDV MetLife (1%), các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.

Về môi giới bảo hiểm

Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm năm 2021 là 13.011 tỷ đồng, (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước), trong đó phí bảo hiểm thu xếp gốc đạt khoảng 6.790 tỷ đồng (tăng 13,1% so với cùng kỳ), phí tái bảo hiểm thu xếp đạt 5.200 tỷ đồng (tăng 26,8% so với cùng kỳ).

Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2021 đạt khoảng 1.000 tỷ đồng (tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc đạt khoảng 800 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ), hoa hồng môi giới tái bảo hiểm đạt khoảng 210 tỷ đồng (tăng 43,4% so với cùng kỳ).

3. Triển vọng thị trường bảo hiểm thế giới năm 2022

Theo Hiệp hội các tổ chức bảo hiểm Mexico (AMIS), trong năm 2021, các công ty bảo hiểm phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19 phức tạp khiến quy mô giảm 2,8% trong quý đầu tiên. Thực tế, các sự cố bảo hiểm thường nghiêm trọng hơn những điều được ghi nhận. Đại dịch Covid-19 cũng để lại bài học kinh nghiệm lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Họ phải đánh giá và cân nhắc các loại rủi ro để tránh thiệt hại khi phải đối mặt trong tương lai. Dưới đây là 5 xu hướng trong ngành bảo hiểm năm 2022 được Swiss Re Institute dự đoán.

Thứ nhất, nhận thức tích cực của con người về bảo hiểm sau đại dịch

Đại dịch Covid-19 khiến con người không lường trước được các loại phí dịch vụ y tế và phí tang lễ trong trường hợp tử vong. Hầu hết số tiền này vượt quá khả năng tài chính của những người bị ảnh hưởng nên họ khó khôi phục kinh tế. Bảo hiểm nhân thọ chính là giải pháp để giải quyết vấn đề này. Nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ ngày càng cao chứng tỏ đây là dịch vụ cần thiết.

Thứ hai, tối ưu hóa quy trình mua bảo hiểm trên nhiều nền tảng số

Bước vào kỷ nguyên công nghệ, nhu cầu tiếp cận thông tin và trao đổi khắp nơi của con người tăng cao. Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải triển khai quy trình cho phép người dùng thực hiện mọi thủ tục thông qua các nền tảng như ứng dụng, trang web... Các hợp đồng bảo hiểm cũng nên được đơn giản hóa để chuyển đổi số linh hoạt và tự động hơn.

Thứ ba, đổi mới chính sách bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm nên xem xét phát triển các chính sách chuyên biệt hơn, tập trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng. Để làm được điều này, họ phải thấu hiểu lợi ích của người mua và đưa ra các giải pháp thay thế sáng tạo. Đồng thời, các công ty bảo hiểm phải thiết kế nhiều gói sản phẩm hơn để thích ứng với từng đối tượng khách hàng.

Thứ tư, chi phí bảo hiểm tăng

Theo Swiss Re Institute, hiện tượng này sẽ diễn ra trên toàn thế giới. Chi phí bảo hiểm dự kiến tăng 2,8% trong năm 2022, trước đó tăng 1,5% trong năm 2020.
Thứ năm, dự báo tăng trưởng 4% vào năm 2022
Trong năm tới, các loại hình bảo hiểm chống rủi ro có thể được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19, dự kiến phí bảo hiểm này vượt hơn 3 tỷ USD trên toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành 4%.

4. Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2022

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với tỷ lệ thâm nhập và phí bảo hiểm bình quân ở mức thấp, số người tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ khoảng 10 triệu người tương đương với khoảng 10% dân số. Tỷ lệ này được Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng lên 15% vào năm 2025.

Theo nghiên cứu và đánh giá của tác giả, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển với tỷ lệ thâm nhập (doanh thu phí bảo hiểm/GDP) và phí bảo hiểm bình quân (chi tiêu cho bảo hiểm bình quân đầu người) ở mức thấp. Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam hiện dao động ở mức 2,3% - 2,8%, thấp hơn so với các thị trường mới nổi và cách xa mức 9,6% tại các thị trường phát triển. Tại Việt Nam, mức chi tiêu cho bảo hiểm bình quân trên đầu người hiện nay dao động quanh mức 72 - 75 USD, thấp so với mức 175 USD tại các thị trường mới nổi và cách xa con số 4.664 USD tại các thị trường phát triển.

Thu nhập bình quân đầu người tăng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và 2021 - 2030, đã đặt mục tiêu nâng GDP bình quân đầu người từ mức 2.750 USD năm 2020 lên mức 4.700 - 5.000 USD vào năm 2025 và 7.500 USD vào năm 2030.

Cùng với đó, dân số Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu vàng với quy mô ngày càng tăng, tỷ lệ dân số thành thị được dự báo tăng trưởng từ mức 37% ở hiện tại lên mức 45%. Theo ước tính của World Bank, tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng từ 13% lên 26% vào năm 2026. Bên cạnh đó, ngành Bảo hiểm cũng được hỗ trợ bởi việc tái cấu trúc hệ thống khám chữa bệnh, chế độ bảo hiểm xã hội và khả năng gia tăng tỉ lệ tiếp cận khách hàng thông qua hệ thống ngân hàng (Bancassurance).

Mặc dù bị những tác động mạnh của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng ấn tượng. Theo tổng hợp số liệu nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 2015 - 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm thị trường Việt Nam tăng trưởng ấn tượng từ 19% đến 26% mỗi năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng từ 24% đến 35%/năm, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 8,5% đến 16%/năm.

Về khung pháp lý, tháng 8/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo ngành Bảo hiểm không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài; điều này sẽ mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các công ty bảo hiểm, qua đó, thúc đẩy quá trình thoái vốn Nhà nước trong ngành. Cùng với đó là những thay đổi tích cực trong dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ được ban hành trong năm 2022 về quản lý tài chính bảo hiểm, các quy định về hợp đồng bảo hiểm và cơ sở dữ liệu toàn thị trường hứa hẹn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành Bảo hiểm sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng hai con số trong tương lai như trong giai đoạn 2015 - 2021 vừa qua.

5. Một số khuyến nghị

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới và đón bắt những xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới, bài viết nêu ra một số khuyến nghị đến các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Một là, về khung pháp lý: Chính phủ cần sớm ban hành sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm cho phép các công ty bảo hiểm tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh; trong đó, các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động của các công ty bảo hiểm như trước đây; thay vào đó, vai trò của cơ quan quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm; đồng thời, cần đưa ra tỷ lệ an toàn vốn cùng với các yêu cầu chặt chẽ hơn về việc công bố thông tin. Đặc biệt, cấm các công ty bảo hiểm tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản, ngoại trừ việc bất động sản được sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc của công ty bảo hiểm, cùng với một số ngoại lệ khác nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động bảo hiểm.

Hai là, về công nghệ: Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh của mình giúp các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, tối ưu hóa quy trình kinh doanh đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của mọi tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện tối đa và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.

Ba là, về hoạt động hợp tác: Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành nhằm tận dụng lợi thế của nhau, đồng thời mở rộng mạng lưới với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp ngoài ngành nhằm tăng nguồn thu. Đặc biệt, cần tiếp cận, hợp tác với các ngân hàng để triển khai hoạt động Bancassurance để tận dụng cơ sở khách hàng và mạng lưới phân phối của họ, đặc biệt là trong phân khúc bảo hiểm nhân thọ với một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:

(i) Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm Bancassurance trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá xu thế thị trường, phân loại đối tượng khách hàng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu, sở trường và thói quen của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm ngân hàng vừa tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm.

(ii) Tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có kết hợp thông tin thu thập bên ngoài, sử dụng kỹ thuật hiện đại để phân tích nhu cầu khách hàng và tìm kiếm khách hàng phù hợp cho Bancassurnace; thiết kế sản phẩm bảo hiểm gắn với xu hướng cá nhân hóa sản phẩm tài chính và cần có bước đi thích hợp để tiến tới số hóa đối với hoạt động Bancassurance.

(iii) Hoàn thiện bổ sung các quy định về việc bảo vệ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về khách hàng, về bảo mật thông tin.

TS. Vũ Hồng Thanh
Viện ĐT&NC BIDV


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc