VietinBank kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước

Kinh tế - xã hội
Ngày 11/11/2018, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển (1988 - 2018) và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng...
aa

Ngày 11/11/2018, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển (1988 - 2018) và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Nhân sự kiện đặc biệt này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tới dự sự kiện đặc biệt ý nghĩa này còn có: Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đồng chí Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; cùng các đồng chí Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ngành nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo NHNN Việt Nam qua các thời kỳ; Các quý cổ đông, quý khách hàng, đối tác của VietinBank; cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí…

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận và chúc mừng những thành tựu quan trọng mà tập thể CBNV VietinBank đã đạt được trong 30 năm xây dựng - phát triển. Thủ tướng Chính phủ cho hay: “Có thể nói, những thành quả của Việt Nam qua 30 năm đổi mới có sự hiện diện và dấu ấn rất lớn của của ngành Ngân hàng nói chung, đặc biệt là VietinBank. Tên gọi VietinBank cũng chính là sứ mệnh từ khi sinh ra, đó là thúc đẩy công cuộc chuyển đổi và sự phát triển của nền công thương Việt Nam”.

Nhắc đến những thuận lợi và thách thức trước cuộc cách mạng 4.0, Thủ tướng Chính phủ lưu ý cuộc cách mạng này hứa hẹn sẽ làm thay đổi căn bản mô hình hoạt động, phương thức quản trị và dịch vụ ngân hàng. Thủ tướng mong muốn VietinBank sẽ có khát vọng để trở thành tế bào hạt nhân trong cuộc cách mạng 4.0 trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ bày tỏ mong muốn và tin tưởng rằng tất cả CBNV của VietinBank sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đã đạt được, nuôi dưỡng hoài bão, duy trì ngọn lửa khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận dụng thời cơ phát triển vững mạnh, hội nhập thành công xứng đáng với các thế hệ đi trước và niềm tin của Đảng, Nhà nước và của nhân dân đối với VietinBank.


Phát biểu tại buổi Lễ, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng chúc mừng những thành tích mà tập thể lãnh đạo và CBNV VietinBank đã đạt được trong 30 năm qua. Đồng thời, Thống đốc NHNN cũng mong muốn toàn thể CBNV Ban Lãnh đạo VietinBank luôn đồng sức, đồng lòng quyết tâm gặt hái nhiều thành công hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung.

Thống đốc lưu ý 03 nhiệm vụ VietinBank cần tập trung thực hiện: (1) Phát huy vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại hàng đầu có vốn của nhà nước; (2) Tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đúng kế hoạch, lộ trình Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VietinBank đến năm 2020; (3) Trên cơ sở chiến lược và chương trình hành động phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, VietinBank cần xác định mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển dài hạn của Ngân hàng đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và xu thế phát triển chung của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Trong diễn văn trình bày tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ đã khái quát lại chặng đường lịch sử 30 năm đầy tự hào của VietinBank.


Ngày 8/7/1988 đã đi vào lịch sử ngành Tài chính - Ngân hàng Việt Nam khi đánh dấu sự ra đời của một Ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực công, thương nghiệp, đó là Ngân hàng Công Thương Việt Nam và nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, VietinBank đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam và định vị giá trị thương hiệu tốt trên thị trường thế giới.

Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ nhấn mạnh, phần thưởng với VietinBank chính là sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, của Ngành Ngân hàng, của các cổ đông, đối tác, khách hàng và nhân dân dành cho VietinBank. Đây là tài sản quý giá nhất cần được trân trọng và giữ gìn vì sự phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững của hệ thống VietinBank.


Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ đã nêu bật 9 thành tựu to lớn, nổi bật VietinBank đã đạt được trong 30 năm hoạt động. Đó là: (1) Hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao, an toàn, hiệu quả, đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; (2) Là Ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Với sứ mệnh là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, VietinBank phát huy vai trò là NHTM chủ lực, tích cực huy động vốn đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư của nền kinh tế; (3) Là NHTM rất thành công trong cổ phần hóa và lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, giúp nâng cao năng lực tài chính, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, hợp tác quốc tế; (4) Là NHTM hội nhập thành công thị trường tài chính quốc tế. Từ một Ngân hàng chỉ tập trung ở nghiệp vụ ngân hàng đối nội thời kỳ đầu thành lập, đến nay VietinBank đã thiết lập quan hệ với trên 1.000 định chế tài chính, ở trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; (5) Là NHTM đi đầu trong việc chuyển đổi toàn diện, đồng bộ sang mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, đa năng, hướng tới chuẩn mực quốc tế; (6) Chuyển dịch mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến khách hàng; (7) Xây dựng thành công môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy hiệu quả sức mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao; (8) Là NHTM có công nghệ hiện đại hàng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam, đón đầu xu thế phát triển. Với việc thay thế thành công CoreBanking (Core SunShine) vào năm 2017, VietinBank là ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hàng đầu ngành Ngân hàng, tạo cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ vượt trội, khác biệt, có hàm lượng công nghệ cao; phát triển hệ thống thanh toán; (9) Là NHTM tiên phong trong thực hiện công tác an sinh xã hội, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

VietinBank đã hoàn thiện chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, với các định hướng lớn: Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có kết quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; Thực hiện có kết quả các nội dung và mục tiêu của Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VietinBank đến năm 2020; Đa dạng hóa cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, gắn với hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính; củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển VietinBank ngang tầm khu vực và quốc tế; Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao; xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị và điều hành theo mô hình ngân hàng hiện đại; Đặc biệt chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực; Tiếp tục hoàn thiện và phát huy những giá trị cốt lõi của văn hóa VietinBank; Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; xây dựng và phát triển VietinBank thực sự hiệu quả, an toàn, bền vững; Phấn đấu trở thành 1 trong 2 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế và nằm trong Top 100 ngân hàng tốt nhất Châu Á.

Với các thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, VietinBank đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng đó là Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất.

Đặc biệt tại Lễ kỷ niệm, ghi nhận những thành thích, nỗ lực vượt bậc, những đóng góp quan trọng của VietinBank trong suốt 30 năm qua, Đảng và Nhà nước đã quyết định tặng thưởng VietinBank Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) và Cờ thi đua của Chính phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) và Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể lãnh đạo và cán bộ VietinBank.

Đỗ Hà - Vietinbank
Nguồn: TCNH số 22-2018

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc