Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: triển vọng tích cực

Thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua năm 2023 đầy biến động, tuy nhiên, vẫn kết thúc với những dấu hiệu tích cực. Năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm đầy triển vọng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ.
aa

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua năm 2023 đầy biến động, tuy nhiên, vẫn kết thúc với những dấu hiệu tích cực. Năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm đầy triển vọng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ.

1. Năm 2023 là năm vượt khó của thị trường chứng khoán và triển vọng tăng trưởng hứa hẹn năm 2024

Trong một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới cùng với những ảnh hưởng địa chính trị, Việt Nam đã thể hiện sự ổn định, duy trì mức tăng trưởng GDP ấn tượng ở mức 5,05%. Trong đó, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đến hết năm 2023 đạt hơn 240 tỉ USD, tương đương 56,4% GDP, riêng sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 186 tỉ USD. Quan trọng hơn là những giải pháp quyết liệt từ các cơ quan quản lí nhằm tháo gỡ những vấn đề khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực, không để ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí các nhà đầu tư.




Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Internet


Theo dữ liệu của HOSE, trong 12 tháng của năm 2023, khối ngoại đã bán ròng hơn 985,8 triệu cổ phiếu, tương ứng rút ròng 24.830,9 tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD). Trước đó, trong năm 2022, khối ngoại đã mua ròng 26.674 tỉ đồng trên sàn HOSE. Như vậy, sau khi mua ròng mạnh trong năm 2022, khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng trong năm 2023.

Ba tháng đầu năm 2024, thị trường chứng khoán cũng đã có những khởi đầu tích cực khi kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.267,9 điểm, với giá trị giao dịch khớp lệnh sàn HOSE đạt 27,2 nghìn tỉ đồng.

Trong năm 2024, mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 6 - 6,5% và lạm phát kiểm soát trong ngưỡng 4 - 4,5%. Những động lực cho nền kinh tế trong nước như kế hoạch thúc đẩy giải ngân đầu tư công, chính sách kích thích tiêu dùng trong nước, cắt giảm thuế, tăng lương ở cả khu vực công và tư nhân. Ngoài ra, việc Quốc hội thông qua một số dự án luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở… sẽ tạo ra cơ sở pháp lí ổn định, làm nền cho đà tăng trưởng của giai đoạn mới.

Cùng với động lực trong nước, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong việc duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu, vai trò của các ngành sản xuất tại Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khẳng định. Thêm vào đó, việc Chính phủ đẩy mạnh thực hiện cam kết tăng trưởng xanh và bền vững, nỗ lực đưa phát thải ròng bằng 0, xu hướng điện khí hóa, hay ngành công nghiệp bán dẫn… đưa Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI.

Ngân hàng MUFG đánh giá cao Quyết định số 1726/QĐ-TTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 với mục tiêu: "Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường chứng khoán các nước phát triển". Đồng thời, Ngân hàng MUFG cho rằng, mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025 theo tiêu chuẩn phân hạng thị trường chứng khoán của các tổ chức quốc tế là rất khả thi. Hiện tại, Việt Nam đã đạt được 7/9 tiêu chí bắt buộc để nâng hạng thị trường. Việt Nam phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán trước cuối năm 2025, từ đó hướng tới mục tiêu giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 100% GDP trước năm 2025 và 120% GDP trước năm 2030.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút thêm 25 tỉ USD từ nhà đầu tư nước ngoài đến năm 2030 sau khi thị trường được nâng hạng. Đối với nền kinh tế, sự phát triển của thị trường tài chính góp phần giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tín dụng ngân hàng, do đó giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Ngoài ra, khi nâng hạng thành công thị trường chứng khoán, vai trò và cơ hội kinh doanh đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được mở rộng ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được hưởng lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan đến phát hành, đầu tư trực tiếp, phân phối và phát hành bảo lãnh cũng như những sản phẩm như kinh doanh trái phiếu, phái sinh, cho vay, tiền gửi, lưu kí chứng khoán, ngoại hối... Do vậy, năm 2024 sẽ là năm bản lề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trung và dài hạn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu thu hút dòng vốn quỹ ngoại một cách bền vững hơn.

2. Vai trò quan trọng của các cơ quan quản lí trong hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu phát triển thị trường tài chính nói riêng

Trải qua hơn 25 năm phát triển, với những kết quả đạt được, thị trường chứng khoán đã dần khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống tài chính Việt Nam. Sản phẩm mới đưa vào giao dịch góp phần tạo nên sự đa dạng cho nhà đầu tư. Giá trị vốn hóa thị trường không ngừng được cải thiện, quy mô số lượng công ty niêm yết cũng tăng lên. Để đảm bảo mục tiêu duy trì sự ổn định, bền vững của thị trường chứng khoán, Ngân hàng MUFG đánh giá cao vai trò của các cơ quan quản lí đặc biệt là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Điểm đáng chú ý trong đó là quyết định của Bộ Tài chính về việc đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đầu tiên của Việt Nam vào ngày 19/7/2023; Thông tư số 69/2023/TT-BTC ngày 15/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác. Sự ra đời của hệ thống TPDN riêng lẻ cũng như ban hành Thông tư số 69/2023/TT-BTC được kì vọng sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, nâng cao thanh khoản, giúp cơ quan quản lí, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường TPDN riêng lẻ từ sơ cấp đến thứ cấp, đồng thời, tăng cường quản lí đảm bảo sự ổn định, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. “Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính" tại Tokyo được tổ chức ngày 12/3/2024 do Bộ Tài chính Việt Nam chủ trì đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra kênh đối thoại giúp nhà đầu tư Nhật Bản có thể hiểu hơn về thị trường tài chính tại Việt Nam. Từ đó, tạo động lực thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cùng với đó, trong năm 2023, NHNN đã điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thông qua việc liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm, trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng và neo ở mức cao. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN là động lực lớn nhất dẫn dắt các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, cũng như giúp thị trường chứng khoán phục hồi đáng kể trong năm 2023. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ ban hành gần đây như: Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN.

Đây là những yếu tố quan trọng trong điều tiết về thanh khoản, giúp bảo vệ sự ổn định của thị trường chứng khoán. Cùng với đó, các biện pháp giám sát chặt chẽ cũng đã giúp ngăn chặn các rủi ro và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường. Đối với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đến cuối năm 2025, sự tham gia quyết liệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lí, bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước… trong việc sớm ban hành những quy định để hoàn thiện 2 tiêu chí còn lại trong số 9 tiêu chí sẽ quyết định thành công của việc nâng hạng thị trường tài chính đúng thời hạn mà Chính phủ Việt Nam đề ra.

3. Một số đề xuất, khuyến nghị

Thứ nhất, tăng cường quản lí và giám sát: Đẩy nhanh quá trình rà soát sửa đổi Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Đồng thời, bằng cách tăng cường giám sát, kiểm soát và áp dụng các biện pháp chống gian lận và giao dịch thông tin nội bộ, Chính phủ có thể tạo ra một môi trường giao dịch minh bạch, công bằng và an toàn hơn cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, khuyến khích đầu tư nước ngoài: Chính phủ có thể thúc đẩy việc đầu tư từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán bằng cách cung cấp những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng cách này, thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn được nhiều vốn đầu tư mới, từ đó, tăng cường thanh khoản và sự phát triển của thị trường.

Thứ ba, thúc đẩy phát triển bền vững: Chính phủ cần đảm bảo rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán là bền vững và mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro và tăng cường trách nhiệm xã hội của các công ty cũng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết; tăng tỉ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức để giúp thị trường ổn định hơn.

Thứ tư, tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin: Xây dựng và hình thành hạ tầng công nghệ hoàn chỉnh, đảm bảo an toàn, bảo mật, làm nền tảng cho việc triển khai các ứng dụng cốt lõi trong toàn ngành. Đầu tư vào cải thiện hạ tầng và quy trình giao dịch là một yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu suất và tính linh hoạt của thị trường. Việc áp dụng công nghệ mới, cải thiện hệ thống thanh toán và giao dịch sẽ giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 là tích cực, các nhà đầu tư cần nhìn nhận và tận dụng cơ hội từ sự phát triển này để đạt được lợi ích cao nhất.

Ngân hàng MUFG

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng trong cuộc sống.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc