Thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024

Thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2023 tăng trưởng vượt trội tại các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng suy giảm, thị trường chứng khoán châu Âu tăng với tốc độ vừa phải.
aa

Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2023 tăng trưởng vượt trội tại các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng suy giảm, thị trường chứng khoán châu Âu tăng với tốc độ vừa phải. Triển vọng thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2024 vẫn được dự báo tích cực tại các quốc gia khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất. Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chấm dứt sự suy giảm trong năm 2024 nhờ sự phục hồi các ngành, lĩnh vực và các chính sách mới được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Tương đồng với hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan nhờ các yếu tố vĩ mô tích cực từ việc Fed cắt giảm lãi suất, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi và các chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ của Chính phủ sẽ thúc đẩy thị trường năm 2024.

1. Thị trường chứng khoán năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu trên toàn cầu ước đạt trên 100 nghìn tỉ USD. Với giá trị vốn hóa ước hơn 40 nghìn tỉ USD, Mỹ là quốc gia có thị trường cổ phiếu lớn nhất toàn cầu, tương đương trên 40%. Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada lần lượt là các thị trường chứng khoán có quy mô lớn chủ chốt trên toàn cầu sau Mỹ. Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2023 diễn biến trái chiều ở các quốc gia và khu vực. Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ tăng trưởng và hồi phục ấn tượng thì thị trường chứng khoán Trung Quốc lại kém khả quan và tiểm ẩn nhiều rủi ro.

Tại Mỹ, tính đến ngày 29/12/2023 chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã tăng 13,74% và 24,73% trong khi Nasdaq Composite tăng tới 44,52% nhờ sự hồi phục của nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Cả ba chỉ số chứng khoán của Mỹ là S&P 500, Nasdaq Composite và Dow Jones đã có chuỗi 8 tuần tăng giá liên tục và là khoảng thời gian tăng dài nhất kể từ năm 2017. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Nasdaq Composite sắp ghi nhận năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2003. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng vượt trội trong năm 2023 nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và các ngành công nghiệp, thị trường lao động khả quan và niềm tin Fed sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 3/2024. Cùng với xu hướng tăng trưởng tại thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán tại châu Âu hồi phục trong năm 2023 nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức vừa phải khi chỉ số STOXX 600 tăng 11,67%.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản là chỉ số tăng mạnh nhất trong năm 2023 và khép năm với mức tăng 30,13% và đang ở mức đỉnh trong 33 năm trở lại đây. Xét trên toàn cầu, chỉ số Nikkei 225 cũng nằm trong những thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất. Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) liên tục giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng là yếu tố chính hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Nhật Bản khi BoJ đã duy trì lãi suất âm trong 07 năm liên tiếp. Lãi suất thấp, trái ngược với xu hướng tăng lãi suất trên toàn cầu đã giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường Nhật Bản, với các lĩnh vực như bất động sản và công nghệ. Các quỹ đầu tư cũng liên tục rót vốn vào các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2023 và thu hút được sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Chứng khoán Ấn Độ cũng tăng mạnh trong năm 2023, đặc biệt là những tháng cuối năm, trong bối cảnh giới đầu tư kì vọng về triển vọng kinh tế Ấn Độ. Chỉ số Nifty 50 khép năm với mức tăng gần 19,42% trong năm nay và chỉ số này cũng liên tục phá kỉ lục. Tại châu Á, chỉ số Nifty 50 tăng mạnh thứ hai, chỉ sau chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản. Dữ liệu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2023 cho thấy, kinh tế Ấn Độ tăng 7%, đứng vị trí hàng đầu về tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu khi hoạt động sản xuất và chi tiêu tiêu dùng khởi sắc.

Tương đồng với thị trường chứng khoán toàn cầu, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đến hết năm 2023 đạt hơn 240 tỉ USD, tương đương 56,4% GDP, riêng sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 186 tỉ USD. Chốt phiên giao dịch cuối năm ngày 29/12/2023, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.129,93 điểm, tăng hơn 12% so với đầu năm.

Trái ngược với diễn biến khả quan ở nhiều quốc gia, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại thể hiện một bức tranh hoàn toàn khác vì kì vọng kinh tế hồi phục trong thời hậu đại dịch không khả quan. Chỉ số
CSI 300 của Trung Quốc giảm 11,75% so với đầu năm 2023, còn Shanghai Composite giảm gần 4,54%. Chứng khoán Trung Quốc có năm thứ ba sụt giảm liên tiếp. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông là chỉ số giảm mạnh nhất châu Á, với mức lao dốc gần 15,38% trong năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đà giảm mạnh của các cổ phiếu Trung Quốc đại lục niêm yết ở Hồng Kông. Khoảng 90% các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Trung Quốc thua lỗ trong năm 2023 khi chỉ có 107 trong số 941 quỹ đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc có lãi trong năm nay. Các quỹ còn lại chứng kiến tài sản suy giảm và có những quỹ mất gần một nửa số vốn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã ồ ạt rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 7/2023.

Cuộc khủng hoảng nợ kéo dài ở thị trường bất động sản Trung Quốc, sự chững lại của chi tiêu tiêu dùng và kim ngạch xuất khẩu khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ vẫn duy trì cách tiếp cận thận trọng với việc tung thêm gói kích thích. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã phác thảo kế hoạch phát hành thêm trái phiếu và tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong năm 2024, với mục tiêu vực dậy nền kinh tế. Tuy vậy, nhiều chuyên viên phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng hồi phục của kinh tế Trung Quốc, khi nợ của nước này đã lên mức quá cao. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s gần đây cảnh báo khả năng hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc và cũng thay đổi triển vọng sang tiêu cực.

2. Triển vọng thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam năm 2024

Thị trường chứng khoán toàn cầu

Theo Reuters, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn tiếp tục khả quan trong năm 2024, nhưng chỉ ít các chỉ số chứng khoán trong 15 chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục đạt mức cao kỉ lục vào cuối năm 2024. Các nhà đầu tư và giới phân tích nhận định, Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ giữa năm tới và sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Mỹ được dự báo khả quan trong năm 2024, khi RBC Capital Markets đưa ra dự báo chỉ số S&P 500 có thể hướng về mức 5.000 điểm vào cuối năm 2024, tức là tăng hơn 10% so với mức cuối năm 2023. RBC Capital Markets dự đoán mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của S&P 500 sẽ tăng khoảng 4% vào năm 2024. Khả năng nền kinh tế bất ngờ tăng trưởng tích cực trong năm 2024 là yếu tố có thể thúc đẩy S&P 500 tăng mạnh. Các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định rằng, đà tăng của chứng khoán Mỹ sẽ tập trung chủ yếu vào nửa cuối năm 2024. Theo ông David Kostin, Giám đốc chiến lược vốn cổ phần của Goldman Sachs Research, những bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ hạn chế tâm lí sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Đến giai đoạn cuối năm, việc cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed và việc những bất ổn liên quan đến bầu cử được giải quyết sẽ nâng giá cổ phiếu.

Theo Goldman Sachs, chứng khoán Trung Quốc có thể ngắt mạch suy giảm và tăng điểm trở lại trong năm 2024. Theo đó, chỉ số MSCI China được dự báo có thể tăng 12% trong khi chỉ số CSI 300 tăng 15%. Goldman Sachs cho rằng, cổ phiếu trong các lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ, truyền thông và viễn thông là những lĩnh vực khả quan, có thể kéo thị trường chứng khoán phục hồi. Môi trường chính sách của Chính phủ tốt hơn cũng ảnh hưởng tích cực tới thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các nhà đầu tư được khuyến nghị nên hạn chế đổ tiền vào cổ phiếu ngân hàng, bất động sản vì những rủi ro trên thị trường bất động sản Trung Quốc, đặc biệt là khi các ngân hàng tiếp tục vật lộn với áp lực biên lãi ròng và các khoản nợ xấu.

Thị trường chứng khoán châu Âu được kì vọng sẽ đạt mức tăng khiêm tốn vào năm 2024 khi tăng trưởng chậm lại mặc dù nền kinh tế có thể được hưởng lợi từ giá năng lượng giảm và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện một số biện pháp cắt giảm lãi suất một cách thận trọng. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản và chỉ số BSE của Ấn Độ được kì vọng sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực trong năm tới khi triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tích cực và nền kinh tế Ấn Độ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Dự báo năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khả quan với bốn yếu tố vĩ mô chính hỗ trợ thị trường tăng trưởng:

Thứ nhất, tăng trưởng GDP năm 2024 dự báo quanh mức 6%, cao hơn mức tăng 5,05% năm 2023. Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ duy trì tăng trưởng ổn định và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kì vọng tiếp tục khả quan sau một năm tăng trưởng ấn tượng là các động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024.

Thứ hai, chính sách tiền tệ, tài khóa có xu hướng nới lỏng với mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và đầu tư công được đẩy mạnh. Lạm phát thế giới sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, góp phần giúp ổn định lạm phát, tỉ giá và tạo điều kiện cho nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ.

Thứ ba, Fed kết thúc chu kì nâng lãi suất dài trước đó và kì vọng bắt đầu giảm lãi suất ngay trong quý I/2024. Điều này sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam. Xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây đều thể hiện rõ mối tương quan chặt chẽ với thị trường chứng khoán Mỹ và các thị trường chủ chốt khác.

Thứ tư, nền kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam sẽ bớt khó khăn hơn trong năm 2024 khi Chính phủ nước này đưa ra hàng loạt các biện pháp phục hồi nền kinh tế. Qua đó, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như nông nghiệp, điện tử, dệt may sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn.

Tuy nhiên, các thách thức lớn sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 như: Thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn và tỉ lệ các doanh nghiệp chậm thanh toán trái phiếu hoặc phá sản, không trả được nợ trái phiếu sẽ là thách thức rất lớn; niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường vẫn bị ảnh hưởng do các hành vi làm giá, thao túng thị trường và một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng rủi ro đến toàn bộ nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo:


1. Tuệ Lâm (2023). Lạm phát, trái phiếu và nợ xấu ngân hàng vẫn là thách thức trong năm 2024. Tạp chí Kinh tế Việt Nam tháng 12/2023.
2. Minh Quang (2023). Xu hướng thị trường chứng khoán năm 2024 có gì mới? Báo điện tử Công Thương tháng 12/2023.


ThS. Hồ Ngọc Tú

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Mô hình kết nối tài chính xanh với thị trường carbon là huy động nguồn vốn xanh cho các dự án, chương trình, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh trên cơ sở thị trường carbon.
Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, với những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp nối các thành tựu của thời kỳ độc lập và đổi mới. Trong bối cảnh này, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Điều này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng bền vững mà còn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều ngày 02/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Xác định kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng cũng góp phần nâng cao năng lực nội sinh, củng cố vị thế tự lực, tự cường của nền kinh tế. Hoài bão về một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường và tự chủ về kinh tế cũng sẽ trở nên gần hơn, khả thi hơn khi có sự chung tay của người dân và khu vực kinh tế tư nhân.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc