NHNN Việt Nam và NHLB Đức chia sẻ kinh nghiệm về tín dụng xanh, chuyển đổi số

Kinh tế - xã hội
Ngày 28/2/2023, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Burkhard Balz - Thành viên Ban Lãnh đạo Ngân hàng Liên bang (NHLB) Đức.
aa

Ngày 28/02/2023, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Burkhard Balz - Thành viên Ban Lãnh đạo Ngân hàng Liên bang (NHLB) Đức.

Chào mừng ông Burkhard Balz - Thành viên Ban lãnh đạo NHLB Đức cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc với NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011 và hiện Việt Nam đang được Đức coi là “đối tác toàn cầu” trong Chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030 (BMZ 2030). Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức tại Đông Nam Á và đối tác lớn thứ 6 của Đức ở châu Á.

Ban Lãnh đạo NHNN đánh giá cao hỗ trợ của NHLB Đức dành cho NHNN thời gian qua: hợp tác đã có bề dày về mặt thời gian và hiệu quả (triển khai từ những năm 1990 và đã đào tạo, nâng cao năng lực cho rất nhiều cán bộ NHNN về các mảng liên quan đến nghiệp vụ và quản trị NHTW). Hợp tác về phát triển nguồn nhân lực giữa NHNN và NHLB Đức được triển khai đều đặn nhất giữa NHNN và đối tác là NHTW quốc tế.


Bản ghi nhớ về hỗ trợ kỹ thuật (MOU) giữa hai NHTW đã được ký từ năm 2012, Phó Thống đốc cho rằng, hai NHTW cần ký mới MOU làm cơ sở để các hoạt động hợp tác được triển khai bài bản, hiệu quả. Buổi làm việc này là cơ hội để NHNN đề xuất, trao đổi với NHLB Đức về một số nội dung hợp tác thiết thực, phù hợp và đưa vào MOU mới nhằm mở rộng phạm vi, nội dung hợp tác giữa hai NHTW. Lĩnh vực chuyển đổi số ngành ngân hàng và thúc đẩy tài chính xanh sẽ tiếp tục là trọng tâm ưu tiên trong các chương trình hợp tác.

Trao đổi cụ thể hơn về lĩnh vực tín dụng xanh và định hướng hợp tác liên quan, Phó Thống đốc cho biết, Việt Nam có cam kết mạnh mẽ tại COP26 về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam nói riêng. Với vai trò là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp định hướng dòng vốn tín dụng, đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Việt Nam.

Trong giai đoạn từ 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống cho các lĩnh vực xanh của Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm. Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng cho các dự án xanh đạt giá trị tương đương hơn 21 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng gần 13% so với cuối năm 2021. Tuy vậy, với thực tiễn công tác quản lý đòi hỏi ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay phải tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ an toàn, chú trọng quản lý chặt chẽ rủi ro, thúc đẩy tín dụng phục vụ phát triển hạ tầng xanh…

Phó Thống đốc cho rằng, tài chính xanh cũng là một lĩnh vực mà NHNN mong muốn mở rộng hợp tác với phía Đức. Đặc biệt, được biết, Lãnh đạo NHTW Đức hiện đang chịu trách nhiệm mảng “mở rộng tài chính xanh” thuộc Mạng lưới Xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS). Hiện nay, NHNN mong muốn, thời gian tới, có thể sớm gia nhập NFGS với mục đích nâng cao năng lực xây dựng chính sách về ngân hàng - tín dụng xanh. Mặt khác, tìm cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn vốn tín dụng xanh quốc tế, cũng như kinh nghiệm, chuyên môn quốc tế trong việc phát triển các công cụ tài chính xanh, nhằm khắc phục những thiếu hụt về vốn cho quá trình tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng bền vững của Việt Nam.

Trao đổi về sự phát triển của hệ thống thanh toán, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và định hướng hợp tác liên quan, Phó Thống đốc đánh giá, Đức là một trong các quốc gia đi đầu về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Thời gian qua, NHNN đã nhận được hỗ trợ rất thiết thực và hữu ích từ NHTW Đức thông qua chương trình triển khai cùng với Dự án GIZ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong nỗ lực thúc đẩy thanh toán qua hệ thống ngân hàng cũng như đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

“Chúng tôi xác định, chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp Ngành cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, ngành Ngân hàng Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức đối với quá trình chuyển đổi số như việc xây dựng khuôn khổ pháp lý không thể bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ, rủi ro về an toàn - an ninh - bảo mật, thiếu hụt về nhân sự chất lượng cao và hiểu biết đại chúng về công nghệ số... Trong bối cảnh đó, NHNN rất mong muốn tăng cường hợp tác với NHTW Đức về nội dung chuyển đổi số ngành Ngân hàng”, Phó Thống đốc chia sẻ thêm.

Bày tỏ cảm ơn Phó Thống đốc đã dành thời gian tiếp đoàn và có những đánh giá cao đối với NHLB Đức, ông Burkhard Balz khẳng định, NHLB Đức sẵn sàng gia hạn và kéo dài hợp tác MOU với NHNN. Ông Burkhard Balz cho rằng, những nội dung mà Phó Thống đốc trao đổi trên cũng là những vấn đề quan tâm của NHTW Đức, đó là tín dụng xanh, chuyển đổi số. Đây là những vấn đề hai bên có thể tăng cường hợp tác và đưa vào bản ghi nhớ sắp tới.

Ông Burkhard Balz cho biết, NHTW Đức có thành lập một Trung tâm về phát triển tài chính xanh và phát triển bền vững. Trong tương lai, hai bên có thể hợp tác về lĩnh vực này.

Chia sẻ về chuyển đối số trong ngân hàng, theo ông Burkhard Balz, NHLB Đức trong những năm vừa qua đã thực hiện được nhiều hoạt động như thiết lập một Vụ phụ trách về việc số hóa các ngân hàng. Bên cạnh đó, thời gian qua, trong lĩnh vực giám sát ngân hàng, NHLB Đức cũng thiết lập đơn vị phụ trách vấn đề chuyển đổi số ngân hàng. Chúng tôi cũng giám sát thường xuyên các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số và sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với NHNN trong lĩnh vực chuyển đổi số ngân hàng.

Cũng tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi một số nội dung quan trọng khác như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngân hàng, thanh toán xuyên biên giới, xuyên quốc gia, tiền kỹ thuật số…

Thay mặt Ban lãnh đạo NHNN, Phó Thống đốc cảm ơn NHLB Đức nói chung và cá nhân ông Burkhard Balz nói riêng đã ủng hộ, hỗ trợ NHNN trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực trong thời gian qua.

Phó Thống đốc tin tưởng, các cán bộ kỹ thuật của hai NHTW sẽ trao đổi tích cực về dự thảo MOU mới, trong đó, bên cạnh các nội dung hợp tác rất hiệu quả vẫn được tiến hành trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ NHNN trong các mảng nghiệp vụ trọng yếu của NHTW, thanh tra, giám sát ngân hàng, quản trị nguồn nhân lực với sự hỗ trợ tích cực của GIZ. Hai bên có thể bổ sung thêm nội dung hợp tác về chuyển đổi số ngành ngân hàng, tài chính, tín dụng xanh và nghiên cứu bổ sung thêm các hình thức hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm mới, phù hợp để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai NHTW.

Theo thoibaonganhang.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc