Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

Quốc tế
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
aa

Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và một số quan chức khác của Chính phủ Việt Nam đến thăm Nhật Bản nhân dịp tham dự sự kiện này.


Về mặt lịch sử, trao đổi thương mại và văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 8, thương mại giữa hai nước được cho là phát triển mạnh mẽ vào khoảng thế kỷ thứ 16. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, nhiều công ty Nhật Bản đã mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sang Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 2.000 công ty đăng ký với Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; trong 10 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam đã đạt khoảng 45 tỉ USD. Năm 2023, các dự án của Nhật Bản có mặt ở 57/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, tổng dự án FDI còn hiệu lực là 5.143, với số vốn đăng ký trên 71,2 tỉ USD. Trong suốt 50 năm qua, Nhật Bản luôn là một trong ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Hai nước cũng đã xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương và đều là thành viên của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Nhìn lại 50 năm qua, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao. Đây cũng là cơ sở để Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản ngày 16/12/2023, mối quan hệ giữa hai nước đang trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện. Tận dụng mối quan hệ song phương bền chặt, hai nước có cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế qua việc xây dựng giao thông đô thị, đường cao tốc, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước và bệnh viện; đồng thời, tạo điều kiện trao đổi học thuật thông qua các trường đại học.

Nhiều công ty Nhật Bản đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Những lý do sau đây khiến nhiều công ty Nhật Bản mở rộng sang Việt Nam như: Việt Nam đã khẳng định mình là một điểm đến ổn định, phát triển nhanh, tăng trưởng cao trong hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư nước ngoài. Nhiều điều kiện kinh doanh tích cực của Việt Nam bao gồm hệ thống chính trị ổn định, đạt được thành tựu nhất quán về tăng trưởng kinh tế cao và phát triển thị trường hiệu quả, lực lượng lao động dồi dào gồm lao động trẻ và có tay nghề tốt, vị trí địa lý gần với các nền kinh tế mới nổi hàng đầu Đông Á và môi trường thu hút vốn FDI tương đối cởi mở. Các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của Việt Nam cũng nổi bật so với các quốc gia Đông Nam Á khác và khuyến khích dòng vốn nước ngoài lành mạnh. Với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau thời kỳ đại dịch Covid-19 (năm 2022, GDP Việt Nam tăng 8,02% và năm 2023, GDP tăng 5,05% bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu), nền kinh tế Việt Nam đang vượt trội so với hầu hết các quốc gia mới nổi về quy mô và sức hấp dẫn, đồng thời, mang lại môi trường kinh doanh vững chắc và tương lai bền vững.

Ngân hàng Mizuho, thành lập chi nhánh Hà Nội vào năm 1996, với tư cách là ngân hàng Nhật Bản đầu tiên có trụ sở tại Việt Nam và mở chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006. Mizuho đã có những khoản đầu tư chiến lược, cụ thể là 15% cổ phần Vietcombank vào năm 2011 và 7,5% cổ phần M-Service (MoMo) vào năm 2021.

Mizuho là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất tại Nhật Bản và trong suốt lịch sử 150 năm của mình, hiện là một trong những ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống toàn cầu (G-SIB) với 120 văn phòng tại khoảng 40 quốc gia, thiết lập quan hệ hợp tác với 70% công ty niêm yết của Nhật Bản và 80% các tập đoàn toàn cầu được liệt kê trong Forbes Global 200. Mizuho cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính cho khách hàng và hiện đang đặc biệt tập trung vào tài chính bền vững, với mục tiêu là tài trợ vốn lên đến 100 nghìn tỉ Yên (700 tỉ USD). Mizuho đang hoạt động trên toàn thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia mà Mizuho tập trung nhất vào việc mở rộng kinh doanh.

Kể từ khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam, Mizuho đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống như cho vay, quản lý tiền gửi và thanh toán ngoại tệ cũng như tư vấn về việc tuân thủ các quy định khác nhau. Mizuho đã và đang liên tục phát huy sức hấp dẫn của Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Hiện tại, Mizuho Việt Nam có quan hệ kinh doanh với hơn 1.800 khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam, qua đó, thiết lập quan hệ kinh doanh với hầu hết các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Mizuho đang tập trung hỗ trợ hoạt động M&A của các công ty Nhật Bản cũng như thành lập công ty mới tại Việt Nam vì các công ty Nhật Bản trong nhiều ngành vẫn đang hướng sự quan tâm tới hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhờ vào tình hình xã hội ổn định và sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Ngoài ra, Mizuho cũng đang phục vụ nhiều khách hàng hàng đầu không phải Nhật Bản, từ các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đến các công ty tư nhân, tổ chức tài chính và tập đoàn đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam. Cũng giống như hoạt động kinh doanh của các công ty Nhật Bản, Mizuho cung cấp các dịch vụ truyền thống như cho vay, quản lý tiền gửi và dịch vụ thanh toán ngoại tệ; đồng thời, cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư như dịch vụ thị trường nợ (DCM), dịch vụ thị trường vốn (ECM) và tư vấn M&A. Về lĩnh vực ngân hàng đầu tư, Mizuho được xếp hạng số 1 trong số các tổ chức tài chính châu Á (Dealogic, tính theo phí tư vấn cho năm tài khóa 2022), do đó, Mizuho có đủ năng lực cần thiết để hỗ trợ khách hàng tại Việt Nam. Tận dụng kiến thức tài chính và mạng lưới toàn cầu của mình, Mizuho mong muốn hỗ trợ các công ty Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài; đồng thời, khuyến khích các MNC mở rộng sang Việt Nam và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam nhiều hơn nữa. Ngoài ra, Mizuho hỗ trợ góp phần phát triển các dự án cơ sở hạ tầng (nhà máy điện, đường cao tốc, cảng biển…) tại Việt Nam thông qua vai trò cố vấn tài chính hoặc thu xếp tài chính cho hơn 20 dự án, cụ thể là nhà máy điện Phú Mỹ 3, dự án nhà máy xi măng Nghi Sơn mở rộng...

Về chuyển đổi năng lượng, Mizuho đang tham gia thảo luận về cách thúc đẩy hiệu quả quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam theo khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, phù hợp với mục tiêu của sáng kiến Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC), với mục đích là theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon và tăng trưởng kinh tế. Mizuho muốn đề xuất với Chính phủ Việt Nam về tầm quan trọng của khả năng tài trợ vốn dự án, là yếu tố then chốt để giúp việc huy động vốn nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù còn nhiều rào cản khác nhau cần vượt qua ở Việt Nam, Mizuho cam kết sẽ nỗ lực để đóng góp hơn nữa vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động kinh doanh Nhật Bản - Việt Nam và hiện thực hóa xã hội trung hòa carbon, chủ yếu trong lĩnh vực tài chính.

Hiện nay, Mizuho đang hợp tác với Vietcombank để tập trung vào kết nối kinh doanh giữa các công ty Nhật Bản và Việt Nam. Nhiều công ty Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và đang tìm kiếm các công ty Việt Nam làm đối tác kinh doanh với họ. Vì vậy, Mizuho mong muốn tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi bằng việc dựa trên nhu cầu của cả doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. Thông qua hoạt động này, Mizuho tin tưởng góp phần mang lại mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, bền vững hơn giữa hai nước.

Một số đề xuất, khuyến nghị

Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua các hành động, hiện thực hóa xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, xây dựng nhiều loại hình cơ sở hạ tầng và tăng cường phát triển công nghiệp.

Thứ nhất, theo quy hoạch phát triển tổng thể ngành điện mới nhất, PDP8, Chính phủ Việt Nam tiến hành xây dựng nhiều nhà máy điện mới và chuyển đổi năng lượng với chi phí 135 tỉ USD vào năm 2030. Đây là một kế hoạch hành động mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn điện cần thiết cho phát triển kinh tế và hiện thực hóa một xã hội thân thiện với môi trường trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Hai là, về phát triển cơ sở hạ tầng, ngoài việc vận hành nhà máy điện ổn định, Chính phủ Việt Nam đang phát triển đường cao tốc và mạng lưới đường sắt cao tốc, Mizuho tin rằng, việc phát triển mạng lưới phân phối là điều cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và hiện thực hóa một nền kinh tế hiệu quả.

Ba là, Việt Nam đang tập trung khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao, bên cạnh đó cũng chú ý đến các ngành sử dụng nhiều lao động nhằm củng cố nền tảng kinh tế của Việt Nam và tránh rơi vào bẫy các nước thu nhập trung bình.

Để phát huy mạnh mẽ các chính sách trên, Mizuho khuyến nghị Việt Nam kết hợp hỗ trợ từ các nguồn tài chính quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như các nguồn tài chính trong nước để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy đầu tư và cho vay của các nhà đầu tư nước ngoài, điều quan trọng là phải xây dựng một hệ thống pháp luật và khuôn khổ pháp lý thống nhất, dễ hiểu và rõ ràng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về thuế, lao động... tại Việt Nam và cách thức quản lý không phải lúc nào cũng dễ hiểu đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Mizuho mong muốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Chính phủ Việt Nam nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý và quản lý nhất quán, minh bạch.

Eiji Katayama
Giám đốc Đại diện Việt Nam Ngân hàng Mizuho

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Xem thêm
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng