Một số vấn đề pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm là quyền tài sản

Chính sách
Trong bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là quyền tài sản, bao gồm xác định phạm vi của TSBĐ là quyền tài sản để xử lý, xử lý TSBĐ là quyền tài sản có liên quan đến quyền lợi của người thứ ba và xử lý TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.
aa

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là quyền tài sản, bao gồm xác định phạm vi của TSBĐ là quyền tài sản để xử lý, xử lý TSBĐ là quyền tài sản có liên quan đến quyền lợi của người thứ ba và xử lý TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Tác giả chỉ ra bất cập của pháp luật và đưa ra đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định này.

Từ khóa: Quyền tài sản, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm.

SOME REGULATIONS FOR THE HANDLING OF COLLATERAL AS PROPERTY RIGHTS

Abstract: In this article, the author analyzes some regulations for the handling of collateral as property rights, including determining the scope of collateral for disposal, collateral assets that can be related to the interests of a third party, and the property secured for settlement is a property right arising from the contract. The author points out the inadequacies of the law, thereby proposing recommendations for completion.

Keywords: Property rights, collaterals, handling secured assets.

1. Về xác định phạm vi TSBĐ là quyền tài sản để xử lý

Theo quy định chung của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận (Điều 321 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, nếu sử dụng quy định chung của BLDS trong trường hợp này có vẻ chưa thật sự rõ ràng khi áp dụng đối với các quyền tài sản như phần vốn góp, cổ phần; các quyền lợi nêu trên không hẳn đều là hoa lợi, lợi tức. Do vậy, trước khi có quy định hướng dẫn chi tiết hơn, khi giao kết hợp đồng thế chấp, các bên cần mô tả rõ các quyền trên có thuộc quyền tài sản thế chấp cùng với phần vốn góp hay không, đặc biệt là quyền mua phần vốn góp, mua cổ phần là những quyền tài sản liên quan nhưng có thể chưa phát sinh vào thời điểm thế chấp phần vốn góp, cổ phần. Không thỏa thuận rõ điều này có khả năng sẽ gây tranh chấp khi xử lý TSBĐ bởi ngay cả khi vận dụng các quy định chung, quy định chuyên ngành cũng khó có thể đưa ra một kết luận thống nhất rằng quyền mua phần vốn góp, mua cổ phần có thuộc TSBĐ hay không nếu các bên không có thỏa thuận, đó là chưa nói đến tại thời điểm bảo đảm, các quyền mua phần vốn góp, mua cổ phần cụ thể này chưa thực sự phát sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Đối với các quyền được thông báo, quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức từ phần vốn góp, từ cổ phần, về mặt lý luận, căn cứ vào bản chất, biện pháp bảo đảm nói chung, thế chấp nói riêng, thế chấp phần vốn góp, cổ phần không dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu phần vốn góp hay cổ phần cho chủ nợ có bảo đảm (Điều 317 BLDS năm 2015), bên thế chấp vẫn là chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần trong quá trình thế chấp. Với tư cách là thành viên góp vốn được ghi trong sổ đăng ký thành viên của công ty, bên thế chấp vẫn có quyền nhận lợi nhuận, lợi tức và các thông báo gửi cho thành viên của công ty cũng như được thực hiện mọi quyền biểu quyết gắn với tư cách thành viên của mình. Các quyền nhận lợi nhuận hay nhận thông báo, thông tin hay quyền biểu quyết của thành viên góp vốn là một số quyền cơ bản được Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận1. Tuy nhiên, pháp luật cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp thế chấp phần vốn góp, cổ phần để hạn chế tranh chấp. Theo đó, khi thế chấp phần vốn góp, cổ phần, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể thì cổ tức, quyền mua phần vốn góp, cổ phần không là TSBĐ. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh pháp luật đã thừa nhận lợi tức, quyền mua cổ phần phát sinh từ phần vốn góp, cổ phần có thể sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ một cách độc lập2. Các quyền nhận thông báo, quyền biểu quyết và các quyền khác của chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần vẫn thuộc về chủ sở hữu phần vốn góp.

Trước mắt, bên thế chấp không nên thế chấp quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp, cổ phần nói chung mà cần phải mô tả cụ thể, bởi như đã nêu, khái niệm này pháp luật chưa quy định rõ ràng, việc xác định sẽ gặp khó khăn. Ở khía cạnh nhà làm luật, cũng cần dự liệu nếu các bên thỏa thuận chung về thế chấp quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp, cổ phần mà không xác định rõ về cổ tức, về quyền mua phần vốn góp phát sinh từ phần vốn góp, cổ phần thì cần có hướng dẫn xử lý cụ thể.

Như vậy, các quy định xác định quyền TSBĐ để xử lý vẫn còn nhiều thiếu sót, cần sự điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể, khi thế chấp phần vốn góp, cổ phần, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể thì cổ tức, quyền mua phần vốn góp, cổ phần không là TSBĐ. Các quyền nhận thông báo, quyền biểu quyết và các quyền khác của chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần vẫn thuộc về chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

2. Về xử lý TSBĐ là quyền tài sản liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba

2.1. Trường hợp quyền lợi người thứ ba phát sinh trước khi giao kết hợp đồng bảo đảm

Trong trường hợp trước khi sử dụng quyền tài sản để bảo đảm nghĩa vụ, chủ sở hữu đã chuyển giao một số quyền từ quyền tài sản đó cho chủ thể khác nhưng không thông báo cho ngân hàng thương mại (NHTM) nhận bảo đảm biết về điều này. Chẳng hạn, bên bảo đảm đã chuyển nhượng quyền sử dụng đối với quyền tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo đảm, hoặc chủ thể quyền sử dụng đất chuyển giao quyền bề mặt, quyền hưởng dụng cho chủ thể khác. Vậy khi xử lý TSBĐ quyền lợi các bên được giải quyết như thế nào? Khi đó, vận dụng khoản 7 Điều 320 BLDS năm 2015, bên thế chấp có nghĩa vụ “Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có”; và trường hợp không thông báo thì “bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp”. Quy định này khá bất lợi cho NHTM nhận bảo đảm, đặc biệt là khi quyền của người thứ ba đối với TSBĐ là quyền tài sản có giá trị đáng kể so với TSBĐ là quyền tài sản. Bởi lẽ, khi hủy hợp đồng thế chấp và yêu cầu bồi thường thì thời điểm này NHTM đã cấp tín dụng cho bên thế chấp, hủy hợp đồng thì khoản vay sẽ trở thành không có bảo đảm, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại vốn không dễ dàng. Tuy nhiên, có thể nói, NHTM phải chịu một phần hậu quả bất lợi trong tình huống này cũng hợp lý ở khía cạnh họ phải chịu trách nhiệm đối với việc thẩm định quyền tài sản để nhận bảo đảm trước khi xác lập hợp đồng bảo đảm. Để hạn chế hậu quả không muốn như trên, pháp luật cần quy định nghĩa vụ bắt buộc đăng ký đối với giao dịch như hợp đồng li-xăng trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, và các giao dịch chuyển giao quyền khác đối với tài sản như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng.

2.2. Trường hợp quyền lợi người thứ ba phát sinh sau khi giao kết hợp đồng bảo đảm

Quyền tài sản là tài sản vô hình, hầu như không thể chuyển giao nên biện pháp bảo đảm đa số là thế chấp, tức bên bảo đảm vẫn là chủ thể kiểm soát quyền tài sản và khai thác công dụng của quyền tài sản. Trong quá trình khai thác TSBĐ là quyền tài sản, bên bảo đảm có thể chuyển giao cho chủ thể khác khai thác, sử dụng, từ đó xuất hiện quyền của người thứ ba đối với TSBĐ là quyền tài sản. BLDS năm 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp là không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp (Điều 320); bên thế chấp chỉ có thể cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp (Điều 321). Tuy nhiên, đối với các tài sản vô hình thì thường không cho thuê, cho mượn, mà xuất hiện người thứ ba liên quan đến những giao dịch đặc thù như đã nêu.

Đối với quyền tài sản là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, việc chủ sở hữu nhượng quyền cho các chủ thể khác sử dụng quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009) (hợp đồng li-xăng chẳng hạn) có thể ảnh hưởng đến giá trị của quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã thế chấp. Vậy sau khi thế chấp quyền tài sản này, bên thế chấp có quyền tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đối với đối tượng quyền tài sản đã thế chấp hay không vẫn còn là một khoảng trống pháp luật.

Đối với quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt, vấn đề đặt ra là theo BLDS năm 2015, với sự xuất hiện của các quyền khác đối với tài sản như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt thì sau khi thế chấp tài sản, bên bảo đảm có được phép chuyển giao các quyền này cho chủ thể khác hay không. Chẳng hạn, chủ sở hữu quyền sử dụng đất sau khi thế chấp quyền sử dụng đất có thể chuyển giao quyền bề mặt của quyền sử dụng đất đó cho chủ thể thứ ba hay không, hiện pháp luật vẫn bỏ trống vấn đề này.

Như vậy, áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, cá nhân được thực hiện giao dịch mà pháp luật không cấm, do đó, bên thế chấp có quyền chuyển giao quyền hưởng dụng, quyền bề mặt cho chủ thể khác sau khi thế chấp quyền sử dụng đất, bên thế chấp quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối với đối tượng này cho chủ thể khác. Tuy nhiên, bởi việc quyền giao các quyền trên có ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của TSBĐ nên cần trao quyền cho bên nhận bảo đảm. Đặc biệt là khi bên thế chấp khó khăn, không có khả năng thanh toán khoản tiền được cấp tín dụng có thể cố tình chuyển giao quyền hưởng dụng, quyền bề mặt cho chủ thể khác, điều này ảnh hưởng đến giá trị quyền sử dụng đất khi cần xử lý. Do vậy, cần quy định sau khi biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng thì việc chuyển giao trên cần được bên bảo đảm thông báo cho bên nhận bảo đảm và bên nhận bảo đảm không phản đối, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác.

Vấn đề đặt ra là đến thời điểm xử lý, quyền TSBĐ có liên quan đến lợi ích của người thứ ba như trên thì TSBĐ là quyền tài sản cần được xử lý như thế nào, quyền lợi của NHTM và bên thứ ba được giải quyết ra sao hiện vẫn chưa có quy định cụ thể.

Như vậy, khi xử lý TSBĐ là quyền tài sản có liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất, bên có quyền lợi liên quan là chủ thể có quyền khác đối với quyền sử dụng đất và quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bên có quyền lợi liên quan là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ thông qua hợp đồng li-xăng. Theo đó, tùy trường hợp mà cần có quy định phù hợp. Tác giả đề xuất như sau:

Một là, trường hợp quyền của bên thứ ba phát sinh trước khi quyền TSBĐ phát sinh hiệu lực đối kháng, khi đó xuất phát từ ý nghĩa của hiệu lực đối kháng và trách nhiệm của bên nhận bảo đảm trong việc thẩm định, pháp luật cần quy định không làm chấm dứt hợp đồng chuyển giao quyền cho chủ thể thứ ba cho đến khi hết thời hạn hưởng quyền, hoặc hết thời hạn hợp đồng.

Hai là, trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba mà bên thế chấp chuyển giao một phần quyền trên quyền tài sản thế chấp nhưng không thông báo cho bên nhận thế chấp biết hoặc bên nhận thế chấp đã phản đối trước đó thì hợp đồng chuyển giao đó chấm dứt tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Quyền, nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên nhận chuyển giao được giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao quyền đó.

3. Về xử lý TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng

Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, đối tượng thế chấp chính là quyền tài sản được hình thành trên cơ sở hợp đồng. Việc xử lý quyền tài sản sẽ có những nét đặc thù, khác biệt hơn so với tài sản hữu hình. Việc bán đấu giá quyền tài sản trong nhiều trường hợp không phù hợp, nên đòi hỏi những phương thức xử lý khác phù hợp hơn. Theo quy định tại Điều 303 BLDS năm 2015 thì bên cạnh liệt kê các phương thức cụ thể, điều luật cũng xác định có thể thỏa thuận “phương thức khác”. Quy định này cho phép các bên có thể thỏa thuận phương thức xử lý quyền TSBĐ theo ý chí của mình. Các phương thức phù hợp có thể là bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng về xác lập quyền tài sản, hoặc nhận chính quyền tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Vì thế, để thuận lợi cho việc xử lý, pháp luật cần quy định tường minh phương thức xử lý quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu các bên không có sự thỏa thuận và bên thế chấp không hợp tác thì có thể dùng phương thức nào để xử lý cũng là vấn đề đặt ra, trong khi nếu áp dụng quy định chung của Điều 303 BLDS năm 2015 để bán đấu giá thì trong nhiều trường hợp không phù hợp hoặc khó thực hiện.

Một vấn đề khác đặt ra là có những tình huống trong quá trình bảo đảm, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng được sử dụng BĐNV có sự biến đổi gây khó khăn trong việc xử lý. Thực tế, trong một số trường hợp, “quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng”“tài sản hình thành trong tương lai” có sự tương đồng nhất định. Bởi trong cùng một điều kiện về lợi ích, các bên có thể lựa chọn việc sử dụng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc tài sản hình thành trong tương lai để làm TSBĐ. Chẳng hạn, xét tình huống một người vừa ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, người này muốn dùng lợi ích có được từ hợp đồng này để bảo đảm nghĩa vụ thì có thể chọn thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai. Nếu tiếp cận đối tượng thế chấp trong tình huống này là một vật hữu hình (nhà ở) thì các bên có đối tượng thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, nếu tiếp cận đối tượng thế chấp là dạng quyền thì các bên có đối tượng thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Xét cho cùng, lợi ích mà bên thế chấp có được thông qua hợp đồng sẽ là giá trị đảm bảo mà các bên hướng tới. Vì thế, nếu đã chọn thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thì không thể đồng thời thế chấp tài sản hình thành trong tương lai trong tình huống này và ngược lại3. Và trong thực tiễn, các bên thường lựa chọn thế chấp đối tượng nào trong tình huống này chỉ đơn giản là thuận tiện trong giao kết hợp đồng bảo đảm, đăng ký biện pháp bảo đảm4. Tuy nhiên, ở khía cạnh pháp lý, chế định “quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng” và chế định “tài sản hình thành trong tương lai” là hai chế định hoàn toàn khác nhau5. Điều này đặt ra vấn đề cần có những quy định khác nhau đối với mỗi đối tượng bảo đảm phù hợp với bản chất của từng quan hệ trong xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm6. Ở khía cạnh Nhà nước, nhìn nhận rõ bản chất cũng như mối liên hệ này giúp nhà làm luật có sự điều chỉnh tương ứng về đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng trong những trường hợp nhất định; pháp luật cũng không thể cấm các bên chọn một đối tượng nhất định trong hai đối tượng trên khi giao kết hợp đồng vì ảnh hưởng đến quyền định đoạt của chủ thể đối với tài sản, vì vậy quy định hiện hành chỉ dừng lại ở việc cho phép chuyển đổi từ hợp đồng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán (nhà ở) hình thành trong tương lai sang hợp đồng thế chấp (nhà ở) hình thành trong tương lai qua việc đăng ký lại thế chấp. Các bên trong quan hệ bảo đảm cũng cần nhận thức được quy định pháp luật hiện hành để có sự chủ động trong việc lựa chọn bảo đảm bằng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hay tài sản hình thành trong tương lai trong những trường hợp nhất định.

Trong trường hợp các bên chọn phương thức thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết về các phương thức xử lý khá phù hợp, theo đó, các bên có thể thỏa thuận7: (i) Trường hợp TSBĐ chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật; (ii) Trường hợp TSBĐ đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý TSBĐ đối với tài sản hiện có.

Vấn đề đặt ra là trường hợp các bên dùng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm nghĩa vụ trong tình huống trên thì xử lý quyền tài sản trong trường hợp này sẽ như thế nào nếu có sự chuyển hóa TSBĐ trong quá trình bảo đảm. Bởi lẽ, trong tình huống này, nếu đối tượng mua bán là vật hữu hình đã hình thành, tài sản đã được bàn giao cho bên mua, nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đã xong, hợp đồng đã chấm dứt. Khi đó, quyền tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ đã không còn vì hợp đồng mua bán làm căn cứ phát sinh quyền tài sản đã không còn. Theo Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định về xử lý quyền đòi nợ (khoản 5 Điều 7). Hai loại quyền tài sản này có những điểm khác biệt, cách quy định này quá chung chung và khó áp dụng. Tuy nhiên, có thể dựa trên tinh thần của quy định về xử lý quyền đòi nợ, theo đó, khi quyền đòi nợ đến hạn trước khi nghĩa vụ bảo đảm đến hạn, lúc này quyền đòi nợ có thể chuyển thành khoản tiền trong tài khoản ngân hàng. Như vậy, tương tự, trong trường hợp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng không còn và đã chuyển hóa thành tài sản khác, tài sản đã hình thành này sẽ trở thành tài sản thế chấp. Chẳng hạn, trong trường hợp trên, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai là nhà ở đã hình thành, khi đó nhà ở trở thành tài sản thế chấp và có thể được xử lý. Khi đó, bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này hoặc thỏa thuận về các phương thức xử lý TSBĐ theo quy định chung tại Điều 303 BLDS năm 2015. Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, do đó vẫn còn vướng về lý luận và thiếu cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử lý TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.

Như vậy, trong xây dựng các quy định về xử lý TSBĐ là quyền tài sản, cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa tài sản hữu hình hình thành trong tương lai với quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (ví dụ nhà ở hình thành trong tương lai và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở), từ đó có những quy định xử lý phù hợp. Hiện nay, pháp luật cho phép các bên có thể lựa chọn việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc thế chấp tài sản hình thành tương tương lai. Quy định hiện hành cũng đã hướng dẫn về xử lý TSBĐ hình thành trong tương lai; tuy nhiên, quy định về xử lý quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng vẫn còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, khi quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo đảm không còn và đã chuyển hóa thành tài sản khác. Vì vậy, pháp luật cần khẳng định tài sản đã hình thành đó sẽ trở thành TSBĐ. Đồng thời, xác định bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này hoặc thỏa thuận về các phương thức xử lý TSBĐ theo quy định chung tại Điều 303 BLDS năm 2015.

1Khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định quyền của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh; khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền của thành viên trong hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2 Điều 15 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ.
3Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4Chẳng hạn, trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trước đây, người có nhà ở hình thành trong tương lai áp dụng quy định của pháp luật dân sự và các văn bản dưới luật để thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà, đối tượng giao dịch ở đây là quyền tài sản chứ không phải là tài sản hữu hình - nhà ở hình thành trong tương lai. Nhưng bởi vướng quy định của pháp luật trong quá trình vận dụng thế chấp nhà ở trong tương lai, khó thể giao kết hợp đồng thế chấp đúng luật, đặc biệt là vướng quy định Luật Nhà ở về yêu cầu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi sử dụng làm tài sản bảo đảm, từ đó cơ quan công chứng cũng e ngại và từ chối việc công chứng. Do vậy, ngân hàng cũng chọn lựa hình thức nhận thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Xem thêm Huỳnh Anh (2016), “Một số vấn đề pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (19), tr. 51-58.
5Xem thêm Võ Đình Nho và Tuấn Đạo Thanh, Luận bàn về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 năm 2009, tr. 3-11.
6Thực tiễn đã có không ít những vướng mắc trong các quy định pháp luật do sự liên quan của hai đối tượng bảo đảm này. Nội dung này sẽ được tác giả phân tích kỹ hơn ở phần sau.
7 Điều 52 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
3. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
4. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
5. Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
6. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
7. Xem thêm Huỳnh Anh (2016), “Một số vấn đề pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (19), tr. 51-58.
8. Võ Đình Nho và Tuấn Đạo Thanh, “Luận bàn về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 năm 2009, tr. 3-11.

ThS. Huỳnh Anh
Khoa Luật và Khoa học chính trị, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc