MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Kinh tế - xã hội
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) và KiotViet đã hợp tác cung cấp gói giải pháp toàn diện giúp các chủ hộ kinh doanh giải quyết nỗi lo về vốn và vận hành trong giai đoạn cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
aa

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) và KiotViet đã hợp tác cung cấp gói giải pháp toàn diện giúp các chủ hộ kinh doanh giải quyết nỗi lo về vốn và vận hành trong giai đoạn cuối năm 2024 và đầu năm 2025.

Hợp tác tích cực mang lại giải pháp tài chính toàn diện cho tiểu thương

Theo tầm nhìn "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025 là số hóa 50% các nghiệp vụ ngân hàng, 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số và số hóa 50% khoản vay nhỏ lẻ, tiêu dùng cá nhân. Là một trong những ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số và sáng tạo không ngừng, MB đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, đem tới những giải pháp tài chính tiện ích, gắn liền với nhu cầu của đa dạng tệp khách hàng, mà trong đó, điển hình là các sản phẩm tài chính dành riêng cho tiểu thương, chủ hộ kinh doanh.

Hiện tại, MB và KiotViet hợp tác triển khai giải pháp tài chính toàn diện bao gồm gói hỗ trợ tài chính đến 1.000 tỉ đồng cùng giải pháp QR thanh toán MB siêu tiện ích dành riêng cho các tiểu thương, chủ hộ kinh doanh trong giai đoạn cuối năm 2024. Chỉ sau 3 tháng triển khai, MB và KiotViet đã tiếp sức cho hơn 1.000 hộ kinh doanh trên khắp cả nước.


Cấp vốn đến 1.000 tỉ đồng bứt tốc kinh doanh mùa Tết

Theo đó, khách hàng là cá nhân, chủ hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ ổn định tại KiotViet có thể dễ dàng đăng ký vay đến 300 triệu đồng nhanh chóng, giải ngân online 100% trên App MBBank tức thì, không cần tài sản bảo đảm. Kỳ hạn vay tối đa lên tới 12 tháng với mức lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt, khi đăng ký gói vay, khách hàng sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia KiotViet và MB. Sự hợp tác này nhằm cung cấp nguồn vốn kịp thời, giúp cộng đồng kinh doanh bán lẻ phục hồi sau nhiều năm do đại dịch cũng như biến động của thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là nắm bắt cơ hội tiêu thụ hàng hóa tháng cao điểm Tết âm lịch 2025.

MB đã tích hợp phát triển QR thanh toán trên nền tảng KiotViet


Đại diện KiotViet cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng các tiểu thương cần nhiều hơn những giải pháp quản lý bán hàng, bởi họ cần nguồn vốn để mở rộng và phát triển trong giai đoạn nhu cầu thị trường lên cao. Bởi vậy, sự hợp tác này là nỗ lực của KiotViet và MB trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của tiểu thương, giúp họ gia tăng hiệu quả”. Theo đại diện KiotViet, sở dĩ KiotViet lựa chọn MB để triển khai quan hệ hợp tác nói trên bởi MB là một trong những ngân hàng hàng đầu trong phân khúc khách hàng bán lẻ, có uy tín và độ phủ lớn trên thị trường. Cùng đó, MB có mức lãi suất cho vay tốt cùng các quy trình rõ ràng, minh bạch.

Từ phía MB, MB cam kết sẽ cung cấp giải pháp tiếp sức nhu cầu vốn vay đi đầu về công nghệ, tốc độ và quy trình dành cho khách hàng tiểu thương, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động trên nền tảng của KiotViet, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu và mục đích vay vốn, mô hình kinh doanh của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng mở rộng kinh doanh từ trực tiếp đến trực tuyến.

QR thanh toán MB trên KiotViet - Giao dịch dễ dàng, ưu đãi ngập tràn


MB là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán tiên tiến nhất cho rất nhiều chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu thị trường như WinCommerce, TH True mart, Long Châu, FPT Shop, Yody… và các nền tảng hỗ trợ bán hàng hàng đầu, trong đó có KiotViet.

Cụ thể, MB đã tích hợp phát triển QR thanh toán trên nền tảng KiotViet, giúp quy trình thanh toán giữa người mua và người bán hàng thông qua KiotViet trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. QR thanh toán MB được tạo ngay lập tức theo từng đơn hàng riêng biệt, cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn nhanh chóng chỉ bằng thao tác quét mã QR, xác thực mà không cần điền số tiền. Tính năng này hỗ trợ cả giao dịch trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng, giúp tối ưu hóa thời gian xử lý và giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch. Tiền được chuyển vào tài khoản của cửa hàng ngay lập tức, cho phép giao dịch diễn ra liền mạch 24/7.


Khách hàng sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia KiotViet và MB


Sự tích hợp liền mạch này không chỉ giúp đồng bộ hóa quá trình thanh toán trên nền tảng KiotViet mà còn hỗ trợ các chủ cửa hàng theo dõi trạng thái thanh toán ngay trên màn hình phần mềm quản trị do KiotViet cung cấp. Từ đó, việc quản lý dòng tiền cũng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu thời gian đối soát cho chủ cửa hàng. Đây là một giải pháp quan trọng để gia tăng năng suất bán hàng và tiết kiệm chi phí quản lý vận hành cho hàng nghìn nhà bán lẻ.

Giải pháp mà MB và KiotViet cung cấp không chỉ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt mà còn tạo ra giá trị thiết thực cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân, đồng hành cùng họ trong hành trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

MB và KiotViet cùng cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tiểu thương kinh doanh hiệu quả trong thời điểm thuận lợi của thị trường, đồng thời xây dựng nền tài chính vững mạnh cho cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ. Trong tương lai, MB và KiotViet sẽ tiếp tục hợp tác bền chặt, đồng hành phát triển thêm nhiều giải pháp tài chính toàn diện hơn, góp phần khẳng định vai trò quan trọng trong sứ mệnh phát triển đất nước bền vững và thịnh vượng.

MT

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tổng quan kinh tế thế giới nửa đầu năm 2025

Tổng quan kinh tế thế giới nửa đầu năm 2025

Năm 2025 là năm bản lề cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau nhiều năm biến động, đồng thời cũng là giai đoạn thử thách năng lực ứng phó chính sách và phối hợp đa phương của các quốc gia. Việc duy trì ổn định vĩ mô, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác quốc tế sẽ là chìa khóa để định hình một nền kinh tế toàn cầu năng động, bền vững và linh hoạt hơn trong tương lai.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Xem thêm
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 - khóa XIII

Sáng 18/7/2025, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 12) đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng