Hoạt động ngân hàng góp phần kiến tạo Hà Nội thông minh - Hướng đến xã hội số, kinh tế số

Kinh tế - xã hội
“Nói đến Hà Nội - thành phố thông minh không thể tách rời hoạt động ngân hàng. Phải làm sao để công dân Việt Nam, công dân của thành phố Hà Nội thực hiện được các dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ của đời sống trên thiết bị di động thông minh.
aa

“Nói đến Hà Nội - thành phố thông minh không thể tách rời hoạt động ngân hàng. Phải làm sao để công dân Việt Nam, công dân của thành phố Hà Nội thực hiện được các dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ của đời sống trên thiết bị di động thông minh. Đến nay, tại nhiều ngân hàng thương mại, trên 90% giao dịch đã được thực hiện trên kênh số, có trên 87% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng - đây cũng là thước đo của phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Có được điều đó, truyền thông có vai trò quan trọng”.


Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo

Đó là những chia sẻ của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng tại Hội thảo “Hà Nội - Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở” ngày 2/10 tại Hà Nội. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Hà Nội chuẩn bị chào đón một sự kiện lớn: Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Hội thảo là một hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện Ngày thẻ Việt Nam 2024 do Báo Tiền phong và Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) phối hợp tổ chức dưới sự chỉ đạo nội dung của NHNN và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội.

Hội thảo còn có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Hà Minh Hải, lãnh đạo Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông, Văn phòng (NHNN), đại diện Bộ Khoa học và công nghệ, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06) - Bộ Công An, Sở Giao thông vận tải, đại diện các ngân hàng thương mại (NHTM), Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), các trung gian thanh toán, các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức thẻ quốc tế…

Hội thảo cho thấy một bức tranh Hà Nội mới, phát triển và hiện đại theo đúng mục tiêu hướng tới mô hình thành phố thông minh, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Bên cạnh đó là bức tranh về hệ sinh thái ngân hàng mở.

“Để công dân Hà Nội có thể thực hiện các dịch vụ trên ứng dụng thông minh”

image

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc cho biết, dưới sự định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và NHNN, các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang dần chuyển mình, thay đổi mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng mở gắn liền với sự kết nối và tích hợp nền tảng công nghệ, giải pháp thanh toán, chia sẻ dữ liệu… nhằm phát triển một hệ sinh thái số, hệ sinh thái ngân hàng mở.

Phó Thống đốc giải thích thêm, trong kỷ nguyên số này, ngân hàng mở có thể hiểu: chúng ta nhìn thấy ứng dụng của Hà Nội (iHanoi), không nhìn thấy ngân hàng nhưng chúng ta có thể làm được các dịch vụ ngân hàng trên ứng dụng Hà Nội, ví dụ thanh toán các dịch vụ công. Và ngược lại ứng dụng ngân hàng hiện nay có nhiều dịch vụ đã được tích hợp, tạo điều kiện để hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Phó Thống đốc chia sẻ mong ước “công dân Việt Nam, công dân của thành phố Hà Nội có thể thực hiện được các dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ của cuộc sống trên thiết bị mobile". Hiện nay, tại nhiều NHTM, trên 90% giao dịch ngân hàng thực hiện trên kênh số. Người dân có thể không phải đến ngân hàng nhưng vẫn thực hiện được nhiều giao dịch.

Ông khẳng định: "Nói đến Hà Nội - thành phố thông minh không thể tách rời hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ, tất cả hoạt động trong cuộc sống này, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa dịch vụ đều gắn với hoạt động ngân hàng (trong đó có hoạt động thanh toán). Nếu chúng ta không tích hợp được thành phố thông minh với hoạt động ngân hàng thì có lẽ người dân cũng chỉ làm được một phần của thành phố thông minh thôi, ngược lại hoạt động ngân hàng không tích hợp được hoạt động của thành phố thông mình thì chúng ta không tạo thành một chu trình khép kín... Tất cả cùng hướng tới mục tiêu: Để công dân Hà Nội có thể thực hiện các dịch vụ của mình trên các ứng dụng thông minh”.

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh điện tử, bên cạnh đó, NHNN đã có Thông tư cho phép TCTD triển khai cho vay trên phương tiện điện tử. Theo đó tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ ngân hàng, có thể vay các món nhỏ lẻ dễ dàng trên kênh số.

Phó Thống đốc nhấn mạnh: “Nếu không có tài khoản ngân hàng thì không làm được dịch vụ gì. Đến nay, có trên 87% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng, đây là điểm sáng của phổ cập tài chính, thước đo của tài chính toàn diện. Để làm được điều này, truyền thông có vai trò quan trọng".

Vừa qua NHNN đã phối hợp C06 (Bộ Công an) triển khai Đề án 06 (Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030), cùng phối hợp làm sạch tài khoản. NHNN đã ban hành Quyết định 2345/2023/QĐ-NHNNtriển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, trong đó có quy định khi chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần thì khách hàng phải xác thực sinh trắc học. Ngoài ra, theo quy định, từ 1/1/2025 nếu tài khoản của khách hàng chưa được xác thực với căn cước công dân do Bộ Công an cấp thì sẽ phải dừng các giao dịch ngân hàng trên phương tiện điện tử.

Phó Thống đốc đề nghị các NHTM tiếp tục phối hợp C06 để triển khai, đảm bảo tài khoản của ngân hàng phải là dữ liệu sống, đối chiếu với dữ liệu tại căn cước công dân, qua đó tiến tới loại trừ việc cho thuê, mượn, mua/bán tài khoản ngân hàng hoặc mở tài khoản “rác”, tài khoản ảo, góp phần ngăn chặn việc sử dụng các tài khoản này cho mục đích lừa đảo, bất hợp pháp.

Hệ sinh thái ngân hàng mở - góp phần giúp Hà Nội giải bài toán đô thị thông minh

Phát biểu tại sự kiện, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết, Hội thảo "Hà Nội - thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở" diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Đây là một sự kiện quan trọng và rất có ý nghĩa, là dịp để cùng trao đổi, thảo luận về những cơ hội và thách thức trong việc xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị thông minh, hiện đại và hệ sinh thái ngân hàng mở; đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất.

image

Ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội

Cũng theo ông Hà Minh Hải, trong chiến lược phát triển đô thị thông minh, hệ thống thanh toán thông minh, hệ sinh thái ngân hàng mở đóng vai trò trụ cột, là yếu tố thiết yếu trong việc kết nối các dịch vụ công và xã hội, cho phép tạo ra các dịch vụ và sản phẩm tài chính sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh cùng phát triển trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hệ thống này không chỉ đơn thuần phục vụ cho các giao dịch tài chính, mà còn mở rộng đến mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất kinh doanh, từ thương mại điện tử, dịch vụ công, y tế, giáo dục đến giao thông.

Đặc biệt, tại Hà Nội, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QR và thanh toán qua di động đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Thanh toán thông minh giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao tính an toàn và tiện lợi cho người dân, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả hơn, và hỗ trợ chính quyền thành phố trong việc quản lý ngân sách, thu chi minh bạch, hiệu quả.

image

Ông Phùng Công Sưởng - Tổng biên tập Báo Tiền phong

Về phía Ban Tổ chức, ông Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức Ngày thẻ Việt Nam 2024 cho biết, Ngày thẻ Việt Nam 2024 đánh dấu lần đầu tiên UBND TP. Hà Nội tham gia với vai trò đồng chỉ đạo Hội thảo. “Sở dĩ ban tổ chức đưa câu chuyện Hà Nội xây dựng thành phố thông minh là bởi Hà Nội là trái tim của cả nước, là đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Hà Nội đã tiên phong xây dựng thành phố thông minh từ nhiều năm trước, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị gần đây được thể hiện qua Nghị quyết số 18 ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ông Sưởng nói.

Sau 3 mùa tổ chức thành công, Ngày thẻ Việt Nam 2024 luôn kiên định tiêu chí tiếp cận và lan tỏa những công nghệ thanh toán tiên tiến nhất, tiệm cận xu hướng thế giới. Ngân hàng mở (Open Banking) là xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, ngân hàng mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và các bên thứ ba. Ban tổ chức nhận thấy, đây là một trong những nội dung quan trọng giúp Hà Nội giải bài toán đô thị thông minh, bởi lãnh đạo thành phố xác định lấy người dân làm trung tâm, hướng đến người dân để tạo dựng được thành phố thông minh bền vững, phát triển.

image

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN)

Trình bày tham luận tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Anh Tuấn cho biết, trong xu thế ngân hàng mở của những năm gần đây, chiến lược của các ngân hàng hiện nay là mở rộng, phát triển những kênh mới để phục vụ khách hàng thông qua việc kết hợp với các đối tác, các công ty Fintech, các bên thứ ba trong các ngành nghề khác nhau. Dựa vào mô hình kết nối này, các ngân hàng có thể liên kết với các bên thứ ba/Fintech, các tổ chức cung ứng dịch vụ (điện, nước, viễn thông…) hay các Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương… để cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, tiện ích hay dịch vụ công một cách liền mạch, toàn trình.

image

Các đại biểu chụp ảnh cùng Ban Tổ chức

image

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Thực tế thị trường cho thấy Việt Nam mặc dù chưa có tiêu chuẩn dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật API chung cho ngân hàng mở nhưng nhiều ngân hàng đã chủ động mở một phần dữ liệu của mình với bên thứ ba, triển khai API tương đối phổ biến. Các ngân hàng thời gian qua đã triển khai các Cổng API mở (Open API Portal) cho phép các bên thứ ba đăng ký kết nối, sử dụng API để phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng đổi mới sáng tạo như VietinBank iConnect (2019), BIDV Open API (2023), OCB API Developer Portal,… Hiện nay, ứng dụng Mobile Banking, Ví điện tử của nhiều TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã cho phép khách hàng tiếp cận, sử dụng đầy đủ các tiện ích, dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi như vấn tin, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, gửi tiết kiệm, vay tín chấp, mở/ khóa/ đóng thẻ/ tài khoản, thiết lập hạn mức…, các dịch vụ trên cổng dịch vụ công quốc gia và cả những dịch vụ ngoài ngân hàng (beyond banking) như gọi xe/gọi đồ ăn, giao hàng, mua sắm trực tuyến, mua vé xem phim, vé máy bay, đặt phòng khách sạn/tour du lịch....

Lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết, thời gian tới, để triển khai và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, hướng đến ngân hàng mở thành công, NHNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, kết nối trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ, phát triển API mở để gia tăng khả năng tích hợp kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành; tăng cường công tác đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng theo đúng quy định. Đồng thời truyền thông, giáo dục tài chính tiếp tục được đẩy mạnh để hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của khách hàng về ứng dụng công nghệ và những lưu ý, cảnh báo, qua đó hỗ trợ khách hàng nhận biết những phương thức, thủ đoạn lừa đảo, gian lận,.. Ngoài ra, ngành Ngân hàng phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khách hàng ngân hàng và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bên để kịp thời hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc, sự cố phát sinh cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Hội thảo "Hà Nội - thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở" gồm 2 phiên thảo luận, với các chủ đề như sau:

Phiên 1: Hà Nội - Thành phố thông minh thúc đẩy kinh tế số. Phiên thảo luận 1 với nhiều ý kiến chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp là kênh tham khảo để Hà Nội có thêm cơ sở giải bài toán phát triển đô thị thông minh.

Phiên 2: Hệ sinh thái ngân hàng mở - tương lai của ngành ngân hàng. Phiên 2 nhấn mạnh ngân hàng hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Điều này có được là nhờ sự kết nối giữa ngân hàng và các bên thứ ba.

Theo Phương Linh/sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc