Giảm thuế suất và giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng tạo động lực phục hồi kinh tế trong và sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4

Nghiên cứu - Trao đổi
Đây là thời điểm chín muồi để bàn về các biện pháp hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và tái thiết đời sống mới trong và sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Đã có một số giải pháp được đề xuất, cần đưa ra thảo...
aa

Đây là thời điểm chín muồi để bàn về các biện pháp hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và tái thiết đời sống mới trong và sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4.

Đã có một số giải pháp được đề xuất, cần đưa ra thảo luận để đánh giá khả thi. Trên tinh thần đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích cung cấp các khía cạnh đa chiều về giảm thuế suất và giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và xét cho bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng cho người tiêu dùng và giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có tác dụng kích cầu mạnh, nên sử dụng làm bàn đạp đẩy nền kinh tế phục hồi. Để có kết quả tốt nhất, chính sách nên áp dụng trong ngắn hạn và sẽ chỉ phát huy hiệu lực khi thực thi đúng thời điểm, kết hợp truyền thông có trọng tâm.

Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế bằng công cụ thuế: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Để kích thích nền kinh tế, kích cầu là một bước quan trọng. Kích cầu thông qua giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ làn sóng Covid-19 năm 2020. Điển hình, Đức đã nhanh chóng triển khai cắt giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng từ ngày 01/7/2020 đến ngày 31/12/2020, từ 19% và 7% xuống còn 16% và 5% tương ứng (Funke & Terasa, 2020). Kenyagiảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 16% xuống còn 14%. Đồng thời, Thái Lan cũng thực hiện việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 23/10/2020 đến ngày 31/12/2020. Ireland tạm thời cắt giảm thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng từ 13,5% xuống 9% cho đến cuối năm 2021, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng tiêu chuẩn từ 23% xuống 21% trong 6 tháng kể từ tháng 9/2020.Na Uy giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng giảm từ 12% xuống 6% đến tháng 6/2020 (International Monetary Fund (IMF), 2021).

Các biện pháp nêu trên sớm mang lại những tác động tích cực. Đối với người tiêu dùng, tác dụng kích cầu xuất hiện rõ rệt khi giá cả hàng hóa giảm tương ứng cùng với giảm thuế suất (Richard Blundell, Peter Levell, & Helen Miller, 2020). Mức độ sẵn lòng chi tiêu của họ dần tăng trở lại, không còn quá dè dặt như giai đoạn phong tỏa. Đối với doanh nghiệp, chính sách này mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, giảm thuế suất giúp tăng doanh số bán hàng. Thứ hai, hoãn, gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng vào ngân sách giúp doanh nghiệp có thêm một khoản vốn, hỗ trợ thanh khoản trong một thời gian ổn định. Nhìn từ góc độ tài chính, gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng mang bản chất là cho phép doanh nghiệp chiếm dụng vốn ngân sách trong một thời gian, có thể theo tháng, theo quý tùy theo hồ sơ kê khai và theo chính sách gia hạn. Điều đó cần được nhìn nhận đúng bản chất, là việc Nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn với lãi suất bằng 0 mà không phát sinh thêm bất cứ chi phí vốn nào vì không đòi hỏi bất cứ hình thức bảo đảm hay thủ tục vay vốn nào. Đối với nền kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng tạo phản ứng tích cực về tiêu dùng, đầu tư và cung lao động, kéo theo sản lượng gia tăng. Funke and Terasa (2020) đã ước tính hiệu quả của chính sách tương đương với 0,3 điểm phần trăm gia tăng GDP của Đức năm 2020. Điều này cũng được khẳng định qua ước tính của Hội đồng cố vấn kinh tế Đức, cũng chỉ ra GDP Đức năm 2020 đã tăng thêm 0,3 điểm phần trăm nhờ chính sách này.

Tuy nhiên, mặt bất lợi của chính sách này xuất hiện trong bối cảnh dịch kéo dài và tái diễn nhiều lần. Nhiều quốc gia đã không thể nâng thuế suất trở lại mức cũ, mà phải gia hạn thêm thời gian áp dụng chính sách giảm. Anh công bố giảm 5% thuế suất thuế giá trị gia tăng tạm thời cho các mặt hàng liên quan đến hoạt động của bệnh viện, nhà hàng, khách sạn và lễ hội từ ngày 15/7/2020 đến ngày 12/01/2021. Sau đó, chính sách này được gia hạn lần 1 đến ngày 31/3/2021, lần 2 đến 30/9/2021 và 12,5% đến ngày 31/3/2022. Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thuế giá trị gia tăng đến tháng 5/2021, sau đó gia hạn đến cuối tháng 7/2021 (International Monetary Fund (IMF), 2021).

Việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng trong thời gian dài đã khiến thu ngân sách bị giảm đi một lượng đáng kể, cộng với áp lực tăng chi tiêu từ ngân sáchdo Covid-19 đã khiến giảm nguồn cho các khoản đầu tư công. Một nghiên cứu củaGuo and Shi (2021)chỉ ra rằng, việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2018-2019 tạo nhiều áp lực cho ngân sách địa phương.Hơn nữa, tác dụng của cắt giảm thuế suất chỉ tồn tại trong ngắn hạn, giảm dần theo thời gian (OECD, 2020). Clemens and Roeger (2021)cho rằng việc cắt giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng của Đức trong khoảng thời gian này có tác dụng tăng GDP trong ngắn hạn nhưng hiệu quả này giảm đi nhiều trong trung hạn, khi tiêu dùng tăng và đầu tư tư nhân giảm.Clemens and Roeger (2021)còn cho rằng, việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng không ảnh hưởng đến mức thanh khoản và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp tài trợ đầu tư trong tương lai thông qua vốn chủ sỡ hữu và lợi nhuận giữ lại.

Vì thế, để giảm áp lực cho ngân sách quốc gia, một số nước đã chọn phương án giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng có chọn lọc đối với một số mặt hàng cụ thểIMF, 2021). Tại Bỉ, thuế suất thuế giá trị gia tăng được giảm tạm thời xuống 6% đối với các mặt hàng thực phẩm và đồ uống không cồn được phục vụ trong quán bar, nhà hàng và khách sạn (kết thúc ngày 31/12/2020). Paraguay giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thiết bị vật tư y tế xuống mức 5%. Bulgaria giảm 9% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ nhà hàng, sách, đồ ăn trẻ em, rượu, bia, điều hành tour du lịch, phòng tập thể dục và các cơ sở thể thao và dịch vụ giao thức ăn, giới hạn đến cuối năm 2021. Cộng hòa Czech, năm 2020, cũng giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (từ 15% xuống 10%) đối với một số dịch vụ lưu trú, văn hóa, thể thao. Burkina Fasovà Hy Lạp giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe để đối phó với Covid-19 và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Ngoài việc giảm thuế đối với một số mặt hàng cụ thể, các quốc gia trên thế giới còn triển khai song song một số biện pháp khác như hoãn thu thuế, miễn tiền phạt chậm nộp, và tạm dừng các hoạt động thanh tra thuế,… nhằm giảm áp lực đối với doanh nghiệp. Cụ thể, Cộng hòa Cyprus hoãn thanh toán, hoàn thuế giá trị gia tăng để bù đắp chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Ireland hoãn thanh toán một phần các khoản thuế giá trị gia tăng trong một thời hạn nhất định mà không có lãi suất hoặc tiền phạt. Tây Ban Nha gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và tự đánh giá đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và lao động tự do; linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và kinh doanh tự do để tính và trả góp thuế giá trị gia tăng của năm 2020; không tính phụ phí chậm thanh toán các khoản nợ thuế. Togo đình chỉ tất cả các thủ tục cưỡng chế thu thuế và truy tố thuế; dời thời hạn nộp hồ sơ đối với những doanh nghiệp không nộp được tờ khai thuế đúng hạn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép nộp thuế theo từng đợt và được hưởng sự linh hoạt hơn đối với các khoản thuế còn nợ đến hạn; và giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng tiêu chuẩn từ 18% xuống 10% đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống (IMF, 2021).

Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế bằng công cụ thuế xét trong bối cảnh của Việt Nam

Tại Việt Nam, tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, dịchCovid-19 tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2020, nghiêm trọng nhất là kể từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Sau hơn 3 tháng liên tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, kinh tế nội địa lẫn ngoại thương đều chịu tổn thương nghiêm trọng, cần cấp các biện pháp hỗ trợ. Điểm trọng yếu đó là cần chọn lọc thật kỹ lưỡng biện pháp phù hợp vì nền kinh tế đang ở trạng thái nhạy cảm, có thể phát sinh những tác động phụ ngược kỳ vọng và ngoài dự báo. Những phân tích thảo luận phối hợp làm rõ nhiều khía cạnh của vấn đề, cả các mảng tối sáng, phác thảo nên bức tranh đủ đầy làm nền tảng cho thiết kế chính sách vừa có tính ổn định vừa có thể điều chỉnh chính sách tương thích, linh hoạt theo diễn biến thực tế.

Sử dụng công cụ thuế gián thu để kích cầu, hỗ trợ tái thiết và phát triển kinh tế nhanh trong ngắn hạn, luôn là công cụ có tác dụng nhanh nhưng khó sử dụng, tương tự như con dao hai lưỡi. Mỗi cấu phần trong đó mang lại những tác động khác nhau. Hàng loạt câu hỏi cần được xác định câu trả lời cụ thể trước khi ban hành: Miễn hay giảm thuế suất? Giảm thì bao nhiêu % là phù hợp? Giảm thì áp dụng đại trà hay chọn lọc? Quy mô giảm thu ngân sách tương ứng là bao nhiêu? Chi phí thời gian, nhân sự và công nghệ tương ứng để thực thi ra sao? Độ trễ chính sách như thế nào? Thời gian áp dụng ra sao? Công tác truyền thông chính sách như thế nào? …

Bài toán đặt ra, đã được đưa vào phân tích sâu từng khía cạnh.

Thứ nhất, phạm vi ảnh hưởng của thay đổi thuế suất giá trị gia tăng đến Việt Nam là rất lớn. Quy mô thu ngân sách thu hẹp đáng kể. Trong giai đoạn 2006-2019, thuế giá trị gia tăng chiếm từ 50%-60% tổng số thu của thuế gián thu (Minh Phương, 2020) và chiếm 24,3% tổng thu ngân sách (Thu Hồng, 2020). Thu ngân sách Nhà nước từ thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2020 đạt 17.059 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2021 đạt 19.536 tỷ đồng. Giả định cắt giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng thì thu ngân sách Nhà nước sẽ giảm một lượng tương đương 10.000 tỷ đồng đối với mọi mặt hàng trong 6 tháng.

Thứ hai, room điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng của Việt Nam không rộng như các quốc gia khác, đòi hỏi sự tính toán kỹ mức miễn, giảm. Thuế suất thuế giá trị gia tăng của phần lớn quốc gia trên thế giới khá cao, trên 15%, trong khi tại Việt Nam là 10% đại trà và 5% cho các mặt hàng thiết yếu, 0% cho nhiều mặt hàng khuyến khích tiêu dùng. Mức giảm 50% là tương đối phù hợp, với mức giảm quy mô ngân sách, thuận lợi cho công tác quản lý thuế và mức giảm đủ lớn để có tác dụng kích cầu.

Thứ ba, tác dụng kích cầu từ giảm đại trà thuế suất thuế giá trị gia tăng xuất hiện tập trung ở khu vực thu nhập trung bình và cao, những người còn duy trì được các chi tiêu vượt trên nhu cầu thiết yếu. Khu vực người thu nhập thấp hoặc người rơi vào khó khăn do yếu thế cũng được hưởng lợi nhiều từ tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ thiết yếu - chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi tiêu của họ. Nếu giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng có chọn lọc, tập trung vào hàng hóa dịch vụ thiết yếu thì tác dụng kích cầu vô hình trung bị giới hạn. Ngoài ra, cần tính đến áp lực gia tăng cho công tác quản lý nếu áp dụng riêng từng phần là rất lớn, cả về nhân lực lẫn vật lực, công nghệ và thời gian kéo dài có thể làm độ trễ chính sách gia tăng.

Thứ tư, thời gian áp dụng chính sách giảm thuế suất nên là ngắn hạn, 6 tháng, tương ứng với kịch bản tái thiết nền kinh tế, đồng thời hạn chế tối đa việc kéo dài chính sách có thể làm phát sinh các hệ lụy không mong đợi. Để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách, công tác truyền thông cần được phối hợp song song, nhấn mạnh hai yếu tố: Mức giảm thuế suất là 50% và thời hạn áp dụng giới hạn trong 6 tháng. Lý thuyết tài chính hành vi khẳng định, người tiêu dùng càng có đủ thông tin thì càng thích ứng nhanh, sớm điều chỉnh hành vi tiêu dùng cá nhân trước khi thuế suất quay trở lại mức cũ. Hai yếu tố này cộng hưởng sẽ đẩy tâm lý người tiêu dùng gia tăng chi tiêu nhanh, nhằm tối ưu hóa lợi ích nhận được từ chính sách giảm thuế và đó là động lực mạnh nhất có thể để tạo sự bứt phá trở lại cho kinh tế.

Thứ năm, để phát huy tác động kép của chính sách này, thiết kế chính sách cần song song áp dụng các biện pháp hỗ trợ: Gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp; miễn tiền phạt chậm nộp; và tạm dừng các hoạt động thanh tra thuế.

Kết luận và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Tổng hợp kết quả phân tích đa chiều nêu trên, nghiên cứu này khẳng định việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăngcho doanh nghiệp là cần thiết; giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng 50% là chính sách ưu tiên xem xét có điều kiện, thực thi trong thời gian 6 tháng, áp dụng đại trà, không chọn lọc về mặt hàng; và nhấn mạnh là không nên miễn hoàn toàn thuế giá trị gia tăng. Ở điểm này, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng quan điểm kiên định là ưu tiên kích cầu để tái thiết nền kinh tế, không vội vã phục hồi quy mô ngân sách trong ngắn hạn. Lưu ý quan trọng, nghiên cứu này hoàn toàn không khuyến nghị chính sách miễn thuế đại trà. Như phân tích ở trên, việcáp dụng thuế suất bằng 0 cho mọi mặt hàng không tạo tác dụng kép cho nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

- Clemens, M., & Roeger, W. (2021). Temporary VAT Reduction during the Lockdown.

- Funke, M., & Terasa, R. (2020). Will Germany's Temporary VAT Tax Rates Cut as Part of the Covid-19 Fiscal Stimulus Package Boost Consumption and Growth?

- Guo, Y. M., & Shi, Y. R. (2021). Impact of the VAT reduction policy on local fiscal pressure in China in light of the COVID-19 pandemic: A measurement based on a computable general equilibrium model. Economic Analysis and Policy, 69, 253-264.

- International Monetary Fund (IMF). (2021). Policy responses to Covid-19. Retrieved from https://www.imf.org/en/Topics/imf-and-covid19/Policy-Responses-to-COVID-19#T

- OECD. (2020). Tax and fiscal policy in response to the Coronavirus crisis: Strengthening confidence and resilience.

- Richard Blundell, Peter Levell, & Helen Miller. (2020). A temporary VAT cut could help stimulate the economy, but only if timed correctly Retrieved from https://ifs.org.uk/publications/14903


Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

- Phương, M. (2020). Tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam duy trì ổn định. Retrieved from https://dangcongsan.vn/kinh-te/ti-trong-thu-thue-trong-tong-thu-ngan-sach-cua-viet-nam-duy-tri-on-dinh-570091.html

- Thu Hồng. (2020). Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước theo Chiến lược Tài chính đến năm 2020. Retrieved from https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/nctd/nctd_chitiet?dDocName=MOFUCM174682&_adf.ctrl-state=16sbgj7ny9_4&_afrLoop=5630271082490562

(Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn Covid-19 lần thứ 4” do Trường Đại học Kinh tế - Luật và Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM thực hiện).


TS. Phạm Thị Thanh Xuân và ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế tài chính CEFR và Viện nghiên cứu Công nghệ Ngân hàng IBT - Trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP. HCM



https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Phương thức hậu kiểm chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước theo mô hình hai cấp

Phương thức hậu kiểm chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước theo mô hình hai cấp

Nghiên cứu phân tích phương thức hậu kiểm trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong bối cảnh hiện đại hóa tài chính công theo Quyết định số 385/QĐ-BTC. Trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu khẳng định hậu kiểm là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi, giảm thủ tục hành chính và thúc đẩy giải ngân. Tác giả đề xuất mô hình hậu kiểm gồm ba nội dung trọng tâm: Tổ chức bộ máy tách biệt chức năng thanh toán và kiểm soát, kiểm soát theo mức độ rủi ro và ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam

Việc nghiên cứu, giải quyết các rào cản trong tiếp cận nguồn tài chính xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam là rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị trên thị trường quốc tế. Những rào cản hiện tại không chỉ làm chậm tiến trình thực hiện các dự án xanh mà còn cản trở việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính xanh, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững của Chính phủ.
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống tổ chức, hoạt động, quản trị chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm từ nước ngoài và đội ngũ nhân sự bản địa được đào tạo chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Kinh nghiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng

Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động hội nhập kinh tế khi tham gia sâu rộng vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo đó, phương thức thư tín dụng (L/C) cũng được sử dụng ngày càng phổ biến trong các hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những chiêu trò lừa đảo chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế với nhiều thủ đoạn đa dạng, tinh vi, khó phát hiện, gây tổn thất nặng nề về tài chính. Do đó, cần thiết có những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khi tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Thủ Dầu Một. Qua các bước kiểm định, nghiên cứu xác định những biến tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khi tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: Tính tiện ích của nền tảng trực tuyến, chất lượng thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Dân trí tài chính số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bài viết nghiên cứu thực trạng dân trí tài chính số tại Việt Nam trong bối cảnh các sản phẩm tài chính số phát triển mạnh, nhưng hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức tài chính số cho nhóm dễ tổn thương và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ an toàn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số bền vững.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Sự tham gia của Thừa phát lại vào hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: Thực trạng pháp luật và kiến nghị

Nợ xấu là thách thức lớn đối với sự ổn định tài chính, trong khi việc xử lý qua cơ quan thi hành án còn gặp nhiều khó khăn. Thừa phát lại được xem là giải pháp thay thế hỗ trợ các tổ chức tín dụng thu hồi nợ hiệu quả hơn, nhưng khung pháp lý hiện hành chưa tạo điều kiện phát huy vai trò này. Bài viết phân tích các quy định pháp luật liên quan, chỉ ra bất cập và tác động đến việc xử lý nợ xấu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp lý, tham khảo kinh nghiệm của Pháp.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng