Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Quốc tế
Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
aa

Tóm tắt: Trên cơ sở sử dụng dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng cục Thống kê… bài viết tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến tính bền vững và mức độ đóng góp của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các vấn đề khác như tình trạng cán cân vãng lai, mức độ quan trọng của lỗi và sai sót cũng được đưa ra thảo luận.

Từ khóa: Cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai, chính sách, bền vững.

VIETNAM’S BALANCE OF PAYMENTS AND SOME POLICY IMPLICATIONS

Abstract: Based on the use of statistical data from the World Bank (WB), International Monetary Fund (IMF), General Statistics Office... the article focuses on analyzing issues related to sustainability and the level of contribution of FDI to Vietnam’s economic growth. Other issues such as the current account balance situation and the significance of errors and omissions were also discussed.

Keywords: Balance of payments, current account balance, policy, sustainability.

1. Đặt vấn đề

Năm 2024 sắp kết thúc. Nhìn lại kết quả đạt được nhờ sự nỗ lực và quyết sách của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế, sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, vượt qua những thăng trầm, hệ lụy khốc liệt của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, cũng như những khó khăn nội tại của hệ thống tài chính - ngân hàng trong nước nói riêng; nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì một mức tăng trưởng đáng khích lệ so với các nước. Các gói kích cầu lãi suất, đặc biệt trong công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư FDI, trên một phương diện nào đó đã được xem là một trong những cứu cánh kịp thời đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững mà chúng ta đang hướng đến.

2. Các phân tích về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Bài nghiên cứu bắt đầu từ các số liệu của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2023. Nguồn dữ liệu nghiên cứu phần lớn lấy từ IMF và WB, do những dữ liệu khả dụng công khai từ các cơ quan Việt Nam cập nhật chưa được đầy đủ, kịp thời. Một số chỉ tiêu có thể có những sai lệch so với các số liệu công bố của các cơ quan liên quan.

2.1. Về cán cân vãng lai

Thông qua dữ liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023, đây là thời gian tâm điểm của đại dịch Covid-19, cán cân thương mại Việt Nam vẫn giữ trạng thái thặng dư liên tục trong 4 năm, ngoại trừ có sự sụt giảm vào năm 2021 (từ mức 30,70 tỉ USD năm 2020 xuống còn 17,47 tỉ USD năm 2021). Tuy nhiên, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục mức thặng dư cán cân thương mại vào năm 2022, với mức thặng dư 29,40 tỉ USD.

Về cán cân vãng lai, nhìn chung đã gia tăng thặng dư trong giai đoạn 2020 - 2023, từ mức 15,10 tỉ USD vào năm 2020 lên 25,10 tỉ USD năm 2023. Tuy nhiên, giữa hai thời điểm đó, mặc dù cán cân thương mại vẫn duy trì mức thặng dư khá tốt, thì cán cân vãng lai lại chứng kiến mức thâm hụt 4,63 tỉ USD vào năm 2021 (năm cao điểm của đại dịch Covid-19) và chỉ thặng dư 1,40 tỉ USD vào năm sau đó. Thống kê cho thấy, nguyên nhân chính là do mức gia tăng cao của thâm hụt cán cân dịch vụ, ở mức hơn 15 tỉ USD; theo đánh giá, phần lớn do sự hạn chế cạnh tranh của dịch vụ vận tải ngoại thương Việt Nam so với các nước, trong khi kiều hối, luồng tài chính chủ yếu để bù đắp thâm hụt cán cân ngoại thương thời kỳ trước năm 2020 lại tăng chậm, thậm chí sụt giảm trong hai năm 2021 - 2022.

Cập nhật một số dữ liệu mới nhất cho thấy, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư khoảng 2,29 tỉ USD trong tháng 9/2024, nâng tổng xuất siêu của nước ta 9 tháng năm 2024 lên khoảng 20,79 tỉ USD. Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cũng trong 9 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 24,78 tỉ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.2. Về dòng vốn FDI

Theo lý thuyết, cán cân vãng lai là một trạng thái lý tưởng để diễn tả quan hệ nợ nần của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nếu cán cân vãng lai thặng dư thì chúng ta nợ nước ngoài ít hơn nước ngoài nợ chúng ta, và ngược lại. Thâm hụt cán cân vãng lai có thể được bù đắp bằng thặng dư của cán cân tài chính, trong đó, chúng ta mong muốn rằng, với mục tiêu ổn định và cân bằng kinh tế vĩ mô, những nguồn bù đắp đó phải là những nguồn dài hạn và ổn định. Thế nhưng, như trên đã phân tích, dù trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn, chúng ta gần như không còn nhu cầu bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai nữa, vì lẽ cán cân vãng lai trong giai đoạn trên đã liên tục thặng dư, chỉ ngoại trừ năm 2021 là thâm hụt ở mức 4,63 tỉ USD.

Trong rất nhiều năm, FDI là dòng vốn chủ yếu để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ sau chính sách mở cửa, trong việc chuyển giao công nghệ, tạo ra việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách quốc gia… Có thể thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm. Điều đó đã thể hiện khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại, với những điều kiện khá thuận lợi như sự dịch chuyển chuỗi cung ứng; sự phát triển cơ sở hạ tầng với những đầu tư đáng kể của Chính phủ trong các năm 2022 - 2023 giúp hoàn thành các dự án lớn, đặc biệt là dự án đường cao tốc; bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho các dự án sản xuất lớn cũng đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của FDI.

Bảng 1: Đóng góp của FDI trong nền kinh tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn lại các chỉ tiêu đánh giá đóng góp của FDI trong nền kinh tế Việt Nam (Bảng 1) cho thấy, ấn tượng nhất có lẽ là đóng góp cho xuất khẩu, với tỉ trọng 74,4% năm 2022 và 73,1% vào năm 2023. Trong khi đó, đóng góp cho tăng trưởng GDP từng chiếm tỉ lệ cao nhất là 30,45% vào năm 2017, đã sụt giảm xuống mức còn 22,10% vào năm 2023. Tương tự, tỉ trọng trong tổng thu ngân sách đạt mức cao nhất vào năm 2016 với 14,40%, đến năm 2023 chỉ còn khoảng 8,50%. Như vậy, thành tích nổi bật nhất của các doanh nghiệp FDI là đóng góp cho xuất khẩu với tỉ trọng áp đảo và ngày càng gia tăng, trong khi đó, đóng góp vào tăng trưởng GDP và ngân sách đã chứng kiến một sự sụt giảm tương đối.

Cũng theo Bảng 1, mức độ phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào khu vực FDI trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn lớn khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) vẫn chiếm khoảng 73% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng điện tử sản xuất từ FDI cũng chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam, lên tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Tuy vậy, giá trị gia tăng hàm chứa trong các sản phẩm xuất khẩu của FDI vẫn còn ở mức rất thấp, do hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp. Ngành sản xuất điện tử, công nghệ cao của FDI lại là một ngành nhìn chung không ổn định trong tổng cầu, do yếu tố phát triển công nghệ như vũ bão sẽ có những tác động khó lường đến vòng đời sản phẩm, từ đó dẫn đến đặc điểm khó dự báo thị trường của người tiêu dùng trung gian, cũng như người tiêu dùng cuối cùng. Đó là chưa kể đến những căng thẳng và bất định của hệ thống địa chính trị toàn cầu hiện nay.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 7,5 - 8,5% tổng số thu ngân sách nội địa và có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây. Báo cáo của Bộ Tài chính hằng năm cũng ghi nhận quá nửa số doanh nghiệp FDI vào Việt Nam báo lỗ. Trong năm 2021, có tới 14.293 doanh nghiệp báo lỗ, chiếm 55%; số doanh nghiệp lỗ, lũy kế là 16.258, chiếm 62%.

Bảng 2: Tỉ trọng đóng góp đầu tư toàn xã hội (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đi sâu hơn nữa, chúng ta thử phân tích vai trò đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong đầu tư toàn xã hội. Bảng 2 cho thấy tỉ trọng đóng góp của FDI, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế nhà nước vào vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2022. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước giữ vị thế chủ đạo trong đóng góp vốn đầu tư toàn xã hội, trong khi đó, FDI lại tương đối sụt giảm, từ mức 18,22% vào năm 2016 xuống còn 16,21% năm 2022; năm 2023 là khoảng 16% (theo Tổng cục Thống kê).

Phân tích thêm dòng vốn FDI ròng (FDI Net Inflows) cho thấy, giá trị đầu tư trực tiếp vào một nền kinh tế được thực hiện bởi các nhà đầu tư không cư trú. Dữ liệu của WB thông qua Hình 1 thể hiện tỉ lệ dòng vốn FDI ròng so với GDP cao nhất ở mức 11,90% và 9,70% lần lượt vào các năm 1994 và 2008, nhưng đã sụt giảm đáng kể, chỉ ở mức 4,3% vào năm 2023.

Như vậy, nếu kết hợp phân tích về vai trò của FDI vào xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy, trong ngắn hạn, FDI là một thành phần quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn sự không ổn định trong tổng cầu. Còn trong dài hạn, sự không ổn định, kể cả sụt giảm đáng kể của tỉ lệ dòng vốn FDI ròng/GDP cho thấy, FDI chưa thực sự chứng minh được sự đóng góp bền vững cho việc gia tăng thêm năng lực sản xuất, cũng như đóng góp bền vững vào tăng trưởng kinh tế. (Hình 1)

Nguồn: Dataworldbank.org
Nguồn: Dataworldbank.org

2.3. Cán cân tổng thể - lỗi và sai sót

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2007 -2012

Đơn vị tính: Tỉ USD

Nguồn: IMF
Nguồn: IMF

Phụ lục 1 cho chúng ta thấy cán cân vãng lai và cán cân tài chính cộng gộp đã thặng dư liên tục trong các năm 2020 - 2023. Như vậy, đáng lý ra chúng ta sẽ có những cán cân tổng thể thặng dư tương ứng, thế nhưng, con số âm của lỗi và sai sót xuất hiện nhiều năm trên cán cân thanh toán quốc tế kể từ năm 2007 (xem thêm Bảng 2B, với dữ liệu minh họa từ năm 2007 - 2012). Năm 2022, con số âm của lỗi và sai sót hiển thị ở mức kỷ lục (-33,61 tỉ USD), kết quả là cán cân tổng thể bị thâm hụt 22,74 tỉ USD, được bù đắp bởi thay đổi dự trữ ngoại hối (xem Hình 2).

Hình 2: Thay đổi dự trữ ngoại hối giai đoạn 2018 - 2023

Đơn vị tính: Tỉ USD

Nguồn: WB
Nguồn: WB

Không chỉ trực tiếp tạo ra những thâm hụt của cán cân tổng thể, lỗi và sai sót còn gián tiếp tạo ra những tổn thất lớn cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thông qua cơ chế bù đắp. Việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái chắc chắn sẽ chịu những tác động tiêu cực ngoài ý muốn, đặc biệt trong các tình huống đảo chiều của đầu tư nước ngoài.

Theo nguyên tắc hạch toán kép, khoản mục lỗi và sai sót cần thiết để bảo đảm rằng các tài khoản trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia luôn có tổng bằng 0. Có những cách giải thích cho các nguyên nhân phát sinh thực tế của lỗi và sai sót. Đầu tiên, đó là độ trễ có thể xảy ra cho các giao dịch không được ghi nhận vào thời điểm thanh toán thực tế. Thứ hai là các giao dịch riêng lẻ đã được định giá không đúng, kể cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Nguyên nhân thứ ba có thể đến từ việc ước lượng sai về số lượng của các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú. Ngoài ra, lỗi và sai sót còn có thể đến từ những bất cập trong tiến trình tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Lỗi và sai sót cũng phát sinh từ sự không hoàn hảo trong dữ liệu thống kê nguồn, cũng như trong việc tổng hợp các tài khoản của cán cân thanh toán quốc tế. Nghiên cứu sâu sắc hơn về nguyên nhân của “vấn nạn” lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chắc chắn là một chủ đề rất đáng quan tâm, tuy nhiên, nó vượt xa khuôn khổ bài viết này. Trên thực tế, các nguyên nhân có thể là các hợp đồng khống mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa người cư trú và không cư trú... làm lỗi và sai sót ngày càng gia tăng.

3. Một số hàm ý về chính sách

Phân tích dòng vốn FDI ròng/GDP phía trên cho thấy, để FDI thực sự đóng góp bền vững vào việc gia tăng thêm năng lực sản xuất, cũng như đóng góp bền vững vào tăng trưởng kinh tế trong nước, thì Việt Nam cần phải có các chính sách chiến lược nhằm thu hút những dòng FDI chất lượng hơn, có khả năng đóng góp bền vững cho tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên cần bắt buộc có những đóng góp về giá trị gia tăng cao, với những cam kết về chuyển giao công nghệ, tạo sự lan tỏa cụ thể. Bên cạnh đó, chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia cũng cần có những quyết sách và giải pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước, thể hiện qua sự phụ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế, cùng với sự phát triển khá mờ nhạt của nền công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, cần nới lỏng và giải tỏa các rào cản pháp lý đối với doanh nghiệp nội địa trong sự phát triển song hành và bình đẳng với các doanh nghiệp FDI.

Về sự sụt giảm trong đóng góp cho ngân sách nhà nước, việc hơn 50% doanh nghiệp FDI hoạt động chưa có lãi chắc chắn liên quan đến vấn đề chuyển giá. Do đó, cần củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động chuyển giá, ban hành các phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp với đặc thù kinh tế Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bảng 3: Đóng góp vào GDP của các nhóm ngành kinh tế (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đối với nhóm ngành thương mại dịch vụ đã có những mức tăng trưởng tương đối tích cực kể từ sau đại dịch Covid-19 (Bảng 3), thâm hụt cán cân dịch vụ khá cao trong những năm gần đây đã có tác động tiêu cực đến tình trạng thặng dư của cán cân vãng lai. Do đó, chiến lược phát triển thương mại dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế và kinh doanh vận tải biển, trong mối liên kết với phát triển hạ tầng vận tải đường bộ và đường sắt, cần có những chính sách mang tính đột phá theo định hướng phát triển của các ngành dầu khí, hàng hải, du lịch... như đã xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.

Nguyên nhân chính của lỗi và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là việc một lượng lớn ngoại tệ đã bị hút ra khỏi thị trường thông qua những giao dịch, những kênh không chính thức... Với xu hướng ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, trong bối cảnh các giao dịch điện tử, các sản phẩm Fintech ngày càng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, các chính sách kiểm soát dòng tiền, kiểm soát ngoại hối, chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai, tài khoản vốn cũng như các chế tài kiểm soát thực thi đối với các ngân hàng thương mại... đang rất cần có những thiết chế mới, kịp thời, cùng với việc điều chỉnh các vấn đề đã không còn phù hợp.

Phụ lục 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: IMF
Nguồn: IMF

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. https://www.adb.org

2. https://www.imf.org

3. https://www.sbv.gov.vn

4. https://gso.gov.vn

5. https://www.worldbank.org

PGS., TS. Trương Quang Thông

Tin bài khác

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng