
Các ngân hàng đã phát hành gần 76 nghìn tỷ đồng trái phiếu
Các ngân hàng thương mại phát hành vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 75.936 tỷ đồng trong 9 tháng...
Ảnh minh họa
Báo cáo thị trường tài chính của SSI mới đây cho biết, trong tháng 9/2019 có 25.516 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành mới.
Trong đó có tới 21.071 tỷ đồng (tương đương 82,6%) là trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành. Những ngân hàng phát hành nhiều nhất trong tháng 9 là TCB, CTG, BID, ACB, OCB...
Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 155.306 tỷ đồng (số liệu không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do HNX không công bố).
Trong đó các ngân hàng thương mại phát hành vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 75.936 tỷ đồng (chiếm 49%), đứng sau là các doanh nghiệp bất động sản (47.372 tỷ đồng – chiếm 26,4%), còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác.
Tính toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng 2019, lãi suất bình quân là 8,4%/năm và kỳ hạn bình quân là 3,68 năm trong đó lãi suất và kỳ hạn bình quân của nhóm ngân hàng là 6,82%/năm và 3,82 năm; của nhóm bất động sản là 10,17%/năm và 3,42 năm.
Tháng 9 là tháng phát hành nhiều nhất của các ngân hàng thương mại phát hành tính từ đầu năm đến nay.
Lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu ngân hàng trong tháng 8 và tháng 9 là 7,1% và 7,0% - cao hơn so với các tháng trước đó chủ yếu là do các ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài hơn.
Thay vì chỉ phát hành trái phiếu 2- 3 năm như các tháng trước, trong tháng 8 và 9/2019, các ngân hàng thương mại phát hành đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, 7 năm và 10 năm. Các ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài nhiều nhất là Vietinbank, BIDV, Seabank, thống kê của SSI cho biết.
Trái lại, lãi suất bình quân trong tháng 9 của trái phiếu bất động sản lại giảm mạnh xuống 8,1% tuy nhiên lượng phát hành trong tháng chỉ là 1.797 tỷ đồng của 4 tổ chức phát hành là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Nova Tân Gia Phát, Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển Gia Khánh và Công ty Cổ phần Sunshine Marina Nha Trang.
Ngoại trừ lô trái phiếu 460 tỷ của Gia Khánh có lãi suất thả nổi với kỳ đầu là 10.5%/năm, các trái phiếu còn lại đều có lãi suất khá thấp, đặc biệt là 2 lô của Nova Tân Gia Phát chỉ có lãi suất 6%/năm và được các cá nhân trong nước mua toàn bộ.
Chỉ có khoảng 62% lượng chào bán được mua, hầu hết lô phát hành đều dư khá nhiều trong đó dư nhiều nhất là của Phú Mỹ Hưng khi chỉ phát hành đươc 800 tỷ đồng trên tổng cộng 1.700 tỷ đồng chào bán, bên mua 100% là các nhà đầu tư nước ngoài.
NGUYÊN MINH
Nguồn: vneconomy.vn
Tin bài khác


Tích hợp ESG trong chiến lược phát triển logistics: Thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Ngân hàng trung ương mua vàng: Xu hướng và dự báo

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
