BIDV không ngừng cải tiến, ra mắt nhiều ứng dụng công nghệ mới

Hoạt động ngân hàng
Những năm vừa qua, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, các ngân hàng đồng loạt mở rộng quy mô, phạm vi và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn sẽ cần tiếp tục tự làm mới và phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ để những sản phẩm công nghệ thực sự đi vào mọi mặt cuộc sống, phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân.
aa

Những năm vừa qua, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, các ngân hàng đồng loạt mở rộng quy mô, phạm vi và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn sẽ cần tiếp tục tự làm mới và phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ để những sản phẩm công nghệ thực sự đi vào mọi mặt cuộc sống, phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân.

Đầu năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, các ngân hàng đã triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mà 100% thao tác có thể được thực hiện trên kênh số như thanh toán, gửi tiết kiệm, cho vay. Việc thực hiện triển khai giao dịch trực tuyến đã đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng cũng đối diện nhiều thách thức, trách nhiệm, trong đó có vấn đề thay đổi nhu cầu, hành vi khách hàng. Theo khảo sát được thực hiện bởi Công ty Forrester Consulting (Công ty nghiên cứu về thị trường của Mỹ) vào năm 2021, ủy quyền bởi Backbase, có tới 67% người tiêu dùng Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiết kiệm tài chính, 62% khó khăn trong việc quản lý nợ. Cũng theo khảo sát này, trong năm vừa qua có 84% người tiêu dùng Việt Nam không thể thanh toán hóa đơn do có những ưu tiên tài chính khác, 71% người tiêu dùng Việt Nam không biết phải tìm đến đâu để nhận được các tư vấn tài chính đáng tin cậy. Chính vì vậy, trách nhiệm của ngân hàng là không ngừng cải tiến, ra mắt nhiều ứng dụng công nghệ mới, đáp ứng mọi yêu cầu hỗ trợ, tham khảo và giao dịch cho người dùng. Không chỉ đáp ứng đối tượng khách hàng doanh nghiệp và đối tượng có thu nhập cao, mà phải làm sao để một người dân có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng để đáp ứng ngay cả những nhu cầu đơn giản nhất như thanh toán bát phở sáng. Muốn được như vậy, sản phẩm của ngân hàng phải đáp ứng được cả về yếu tố đa dạng (đáp ứng từ một tới nhiều nhu cầu của người sử dụng), đồng thời tích hợp tùy chọn cá nhân hóa, nhằm đem lại sự hấp dẫn và tiện sử dụng cho từng người dùng.

Một ví dụ điển hình cho sản phẩm tốt thời chuyển đổi số của ngân hàng là “Dịch vụ Ngân hàng số thế hệ mới BIDV SmartBanking”, sản phẩm vừa được trao giải Sao Khuê 2022 - Một giải thưởng uy tín về khoa học và công nghệ. SmartBanking của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cung cấp cho khách hàng các tiện ích từ phi tài chính đến tài chính với tổng cộng tới 88 tính năng như chuyển tiền (nội bộ BIDV, liên ngân hàng); thanh toán tiền điện, nước, học phí, thuế, lệ phí, kết nối với các công ty Fintech và hơn 1.000 nhà cung cấp với 2.500 dịch vụ, vay nhanh; phát hành thẻ ghi nợ/tín dụng online. Đặc biệt, tính năng “Đăng ký cho khách hàng chưa có thông tin tại BIDV” (qua eKYC) để giúp khách hàng mới dễ dàng mở tài khoản thanh toán và SmartBanking ngay trên ứng dụng mà không cần đến ngân hàng và tính năng “Ủng hộ Quỹ Vắc-xin Covid-19” giúp khách hàng dễ dàng chuyển tiền miễn phí đến tài khoản Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 do Bộ Tài chính quản lý đem lại sự thuận lợi cho khách hàng trong mùa dịch.

Với đối tượng khách hàng tổ chức, BIDV cũng sở hữu Ommi BIDV iBank, đây là hệ thống ngân hàng số đa kênh dành cho tất cả khách hàng là tổ chức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số với trải nghiệm đồng nhất và liền mạch trên cả 02 nền tảng: Website (trên máy tính cá nhân) và Mobile App (trên thiết bị di động cá nhân). Đối với kênh Website: BIDV iBank cung cấp giải pháp ngân hàng số tổng thể với hơn 18 chức năng/nhóm chức năng, đáp ứng toàn diện các nhu cầu giao dịch của khách hàng bao gồm: Vấn tin, chuyển tiền trong nước/quốc tế, thanh toán hóa đơn, tiền gửi có kỳ hạn online, nộp thuế/ngân sách nhà nước... và các giải pháp dịch vụ ngân hàng số đặc thù, chuyên biệt như dịch vụ quản lý dòng tiền; dịch vụ quản lý tài khoản định danh/tài khoản ảo, kết nối hệ sinh thái ERP Connection với hệ thống kế toán nội bộ của khách hàng. Bên cạnh đó, kênh Mobile App BIDV iBank mang lại cho khách hàng trải nghiệm hoàn toàn mới với các tính năng riêng có như tạo ngay mã QR/quét mã QR để chuyển tiền nhanh tại hàng triệu điểm giao dịch trên toàn quốc; cá thể/tùy biến giao diện theo sở thích người dùng; đa ngôn ngữ với 07 chức năng/nhóm chức năng bao gồm: Vấn tin, chuyển tiền trong nước/quốc tế, thanh toán lương, thanh toán hóa đơn, đăng ký thanh toán hóa đơn định kỳ, tiền gửi có kỳ hạn online, tra soát và tiện ích thân thiện với người sử dụng.

Không chỉ các ngân hàng lớn như BIDV, các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vừa và nhỏ cũng đang không ngừng cải tiến, ra mắt nhiều ứng dụng công nghệ mới, đáp ứng mọi giao dịch cho người dùng. Đồng thời, nhằm nâng cao bảo mật thông tin, các ngân hàng tiến hành đồng loạt chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp. Thậm chí, giờ đây, khách hàng không cần mang theo thẻ ATM, chỉ cần điện thoại thông minh hay căn cước công dân vẫn có thể rút tiền. Có thể nói, bài toán “bát phở” giờ đây được giải quyết một cách đơn giản khi các ngân hàng thực sự đặt quyết tâm.

Phát biểu với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành Ngân hàng đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Ngành Ngân hàng có vai trò quan trọng, dẫn dắt nền kinh tế đất nước; cán bộ, nhân viên, lao động ngành Ngân hàng cần tự hào với Ngành và công việc của mình “đã nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa; đã cố gắng rồi, cố gắng hơn nữa”, đổi mới, tiên phong trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc; vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân”.

Ý thức được vai trò và trách nhiệm của ngành Ngân hàng, các ngân hàng đều cần nỗ lực đổi mới, đồng thời đặt khách hàng làm trọng tâm trong quá trình phát triển của mình.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Ngân hàng số BIDV chia sẻ: “Khách hàng ngày nay đã dần quen với việc sử dụng các kênh số để giao dịch tài chính, phát sinh theo đó là nhu cầu trải nghiệm số nhanh hơn, vượt trội hơn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc áp dụng tôn chỉ “Lấy khách hàng làm trung tâm” là cần thiết.

“Khi xác định lấy khách hàng làm trung tâm, mặc dù có vẻ lý thuyết, hô hào nhưng cực kỳ chính xác. Khi đặt khách hàng là mục tiêu, ngân hàng sẽ tập trung vào thỏa mãn tất cả nhu cầu khách hàng trên kênh số bằng rất nhiều cách: Từ giao diện trải nghiệm, tiện ích, dịch vụ cung cấp đến các công tác hậu mãi (tra soát, khiếu nại...), điều đó giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng”, ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết.

Thực tế cho thấy, BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên, cũng như luôn đi đầu trong công tác chuyển đổi số tại Việt Nam, Ngân hàng cũng luôn xác định phục vụ và chiều lòng khách hàng. Vừa qua, BIDV là ngân hàng đầu tiên phối hợp Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân - Bộ Công an (Trung tâm RAR) triển khai thành công việc ứng dụng căn cước công dân gắn chíp trên các giao dịch tại khu vực tự phục vụ của BIDV như ATM, E-Zone. Hiện nay, BIDV đang triển khai chấp nhận căn cước công dân gắn chíp trên kênh giao dịch tự động tại 09 điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân triển khai mở rộng trên toàn hệ thống và trên ứng dụng BIDV SmartBanking để gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong giao dịch ngân hàng.

Song song với những thay đổi về mặt công nghệ và đi đầu ra mắt các sản phẩm mới, BIDV cũng triển khai chính sách miễn toàn bộ phí trên kênh số để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Cụ thể, từ tháng 01/2022, BIDV miễn phí chuyển tiền trên ngân hàng số BIDV SmartBanking; đồng thời miễn phí quản lý tài khoản mặc định, phí duy trì dịch vụ, phí tin nhắn OTT.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thời đại công nghệ hóa, chuyển đổi thành ngân hàng số là xu thế bắt buộc. Ngoài việc cập nhật công nghệ, các ngân hàng cần xác định chú trọng đào tạo về nguồn nhân lực để đảm bảo hiệu quả tăng trưởng bền vững, đem lại những giá trị, sản phẩm cấp thiết cho người dân.


Tuấn Hưng
Hà Nội

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc