
Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD
Theo danh sách 25 Thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 mà Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD.
Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2024 với quy mô 891,4 triệu USD
(Nguồn ảnh: Forbes Việt Nam)
Danh sách 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 do Forbes Việt Nam thực hiện bao gồm đại diện từ 12 ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng chiếm ưu thế với 7 đại diện, chiếm 28% tổng số thương hiệu. Theo Forbes Việt Nam, đây là các ngân hàng quốc doanh lớn nhờ quy mô, lịch sử phát triển lâu đời và độ phủ rộng, phản ánh sự phát triển bền vững của ngành Ngân hàng bất chấp những biến động kinh tế trong các năm qua. Với giá trị thương hiệu đạt 891,4 triệu USD, Vietcombank không chỉ đứng số 1 lĩnh vực tài chính mà còn dẫn đầu toàn thị trường.
Phương pháp tính của Forbes Việt Nam theo nguyên tắc chung, lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ tài sản hữu hình và vô hình. Do đó, thương hiệu của một công ty có đóng góp vào lợi nhuận, phần đóng góp này giúp xác định giá trị thương hiệu của công ty. Tổng giá trị thương hiệu của 25 công ty trong danh sách năm 2024 lên tới gần 5,2 tỉ USD, với tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 185 nghìn tỉ đồng (tương đương 7,3 tỉ USD) trong năm 2023.
Trước đó, theo Báo cáo Việt Nam 100 năm 2024 do tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance công bố, Vietcombank là ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất đất nước, đứng thứ 4/100 thương hiệu quốc gia. Vietcombank duy trì vị thế hai năm liên tiếp đứng đầu toàn ngành Ngân hàng về giá trị thương hiệu theo bình chọn của Brand Finance. Năm nay, giá trị thương hiệu của Vietcombank được định giá 2,04 tỉ USD, tăng 7% so với năm trước.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã từng bước khẳng định vị thế ngân hàng tiên phong, không ngừng đổi mới, sáng tạo, dẫn đầu hệ thống ngân hàng về chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tính đến hết năm 2023, tổng tài sản Vietcombank đạt 1,8 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt mốc 1,5 tỉ USD.
Ngân hàng cũng được các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” liên tục trong nhiều năm liền; được 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín nhất thế giới là S&P, Fitch Ratings, Moody’s xếp hạng ở mức cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, Vietcombank đã được Tạp chí nhân sự uy tín hàng đầu châu Á - HR Asia Magazine vinh danh tại tất cả các hạng mục của giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”.
Bên cạnh kết quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank cũng được biết đến với hình ảnh ngân hàng xanh phát triển bền vững vì cộng đồng, thông qua hàng loạt chương trình an sinh xã hội. 5 năm qua, Vietcombank dành hơn 2.408 tỉ đồng cho các hoạt động về giáo dục, y tế, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…
Với những thành quả đã đạt được trong hơn 60 năm thành lập và phát triển, Vietcombank đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, góp phần hiện thực hóa định hướng đến năm 2030 giữ vững vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam, đứng trong top 200 tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Hồng Nguyên
Tin bài khác


Bức thư gửi về quá khứ

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
