
Vàng tại các Tổ chức tín dụng được hạch toán tương tự như đối với hạch toán ngoại tệ
Từ ngày 1/4/2018, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.
Trụ sở NHNN Việt Nam
Thông tư 22 quy định về hệ thống tài khoản và chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị kế toán là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó quy định về phương pháp hạch toán kế toán vàng tại tổ chức tín dụng tương tự như hạch toán kế toán đối với ngoại tệ, theo đơn vị là “chỉ” vàng 99,99% (vàng được coi là một loại ngoại tệ trong hạch toán kế toán và khi quy đổi ra đồng Việt Nam để lập báo cáo tài chính). Quy định này được kế thừa từ Quy định hạch toán kế toán đối với vàng tại Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư số 10/2014/TT-NHNN.
Ngoài ra, Thông tư 22 còn sửa đổi, bổ sung nội dung, kết cấu của một số tài khoản để phù hợp với các quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp; và phù hợp với thực tiễn hoạt động ngày càng đa dạng của các tổ chức tín dụng.
Quy định về phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế về ngoại tệ và vàng đối với các tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ Luật Kế toán năm 2015 và hướng tới phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thông tư 22 chỉ hướng dẫn về hạch toán kế toán đối với các Tổ chức tín dụng, không điều chỉnh về hoạt động kinh doanh vàng nói chung. Hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ và các quy định của pháp luật liên quan.
Theo sbv.gov.vn
Tin bài khác


Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
