Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank

Sự kiện
Sáng ngày 03/02/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cùng lãnh đạo các đơn vị NHNN thăm và chúc mừng năm mới toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) nhân ngày làm việc đầu tiên của Xuân Ất Tỵ 2025.
aa
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank

Buổi gặp mặt được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, Đảng uỷ khối Doanh nghiệp trung ương, đại diện lãnh đạo các đơn vị NHNN;… Về phía Vietinbank có Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban kiểm soát, cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên hệ thống Vietinbank tại các điểm cầu trên cả nước.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng gửi lời chúc đến toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống Vietinbank một năm mới dồi dào sức khoẻ, tràn đầy hạnh phúc và chúc Vietinbank tiếp tục có một năm gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng gửi lời chúc năm mới đến toàn thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên hệ thống Vietinbank

Nhìn lại năm 2024, Thống đốc đánh giá là một năm đầy khó khăn, thách thức, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kết thúc năm 2024, đất nước đã đạt được kết quả đáng tự hào, thể hiện qua các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô với tăng trưởng kinh tế đạt 7,09% là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đi đôi với lạm phát được kiểm soát ở mức 3,63%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, các khó khăn của doanh nghiệp, người dân được giảm bớt, kinh tế được hồi phục,…

Đối với ngành Ngân hàng là một năm thành công và để lại nhiều dấu ấn, góp phần vào kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tại buổi gặp mặt chúc Tết đầu năm sáng 03/02/2025 với ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã đánh giá và ghi nhận những kết quả này của ngành Ngân hàng với những đóng góp rất tích cực cho thành công chung của cả nước. Ngành Ngân hàng đã đề ra các mục tiêu rất đúng, rất trúng; đặc biệt các giải pháp điều hành của NHNN rất linh hoạt, hiệu quả và toàn diện.

Cụ thể, ngành Ngân hàng đã vào cuộc đi đầu rất quyết liệt trong triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do cơn bão số 3, thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng… Năm 2024, Luật sửa đổi Luật các TCTD được ban hành và NHNN đã ban hành và tham mưu Chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện cho hệ thống ngân hàng,… Các kết quả này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ,… đánh giá cao.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị NHNN thăm, chúc mừng năm mới Vietinbank

Góp phần vào thành công chung của toàn Ngành, NHNN đánh giá rất cao vai trò của các NHTM nhà nước. Trong đó, Vietinbank là một trong những ngân hàng đi đầu, có vai trò dẫn dắt việc triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Chính phủ, NHNN, không chỉ trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối mà cả các công tác khác như đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt các chương trình hỗ trợ cho người có công với cách mạng, hỗ trợ người dân bị tác động bởi bão lũ, Covid-19, chương trình xoá nhà tạm nhà dột nát,… Thay mặt Ban cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo của NHNN, Thống đốc biểu dương và đánh giá cao những đóng góp của Vietinbank cho các thành tựu chung của ngành Ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thống đốc nhấn mạnh, năm 2025 tiếp tục là một năm khó khăn, kinh tế thế giới diễn biến khó lường, nội tại nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn, Việt Nam là một trong những nước chịu tác động biến đổi khí hậu,… Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cao hơn, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt, với nhiều nhiệm vụ quan trọng: tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8%, phấn đấu để thời gian tới tăng trưởng 2 con số cho các năm tiếp theo,…

Chính vì vậy cả hệ thống ngân hàng, từ các đơn vị của NHNN cũng như các thành viên trong hệ thống cần quán triệt yêu cầu này với quyết tâm lớn, phải có sự đổi mới, sáng tạo mới có thể tăng tốc bứt phá được.

Thống đốc tin tưởng với sự chủ động của mình, Vietinbank trong thời gian tới sẽ lĩnh hội tinh thần quyết liệt, hiện thực hoá các mục tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2025, tiếp tục là ngân hàng đi đầu, tiên phong trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có đóng góp ngày càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng và của đất nước.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank
Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình phát biểu tại buổi gặp mặt

Trước đó, phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank Trần Minh Bình cho biết, năm 2024 tiếp tục là một năm đầy biến động và thách thức, tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Ban lãnh đạo NHNN, cùng với sự quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên VietinBank đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của Vietinbank tăng 17%, dư nợ tăng trưởng 16,88% so với năm 2023. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng đặc biệt chú trọng nâng cao chuyển đổi số, gắn liền với hoạt động kinh doanh và quản trị vận hành, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Theo đó, trong tháng 01/2025, Vietinbank vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính đến 31/01/2025, tổng dư nợ của Vietinbank đạt xấp xỉ 33,000 tỷ đồng,…

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thăm và chúc mừng năm mới Vietinbank

Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình khẳng định, Vietinbank sẽ tiếp tục giữ vững vai trò là một trong những ngân hàng chủ lực, tiên phong trong việc thực thi chính sách của nhà nước, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định và đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Chuyển đổi số sẽ tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của VietinBank trong giai đoạn tới.

Theo sbv.gov.vn

Tin bài khác

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Tất cả sẽ được trao đổi, chia sẻ tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 504 Xã Đàn, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, ngày 21/5/2025 (thứ Tư).
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Xem thêm
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của ngành Ngân hàng, doanh số giải ngân chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (chương trình 145 nghìn tỉ đồng) đã có sự cải thiện qua thời gian, tháng sau cao hơn tháng trước, tương ứng với nguồn cung nhà ở xã hội gia tăng.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng