Tại sao các ngân hàng trung ương mua vàng?

Quốc tế
Hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW) vào cuối năm 2023 lập kỷ lục cao thứ hai sau năm 2022.
aa

Hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW) vào cuối năm 2023 lập kỷ lục cao thứ hai sau năm 2022. Năm 2024, trong số 70 NHTW được Hội đồng Vàng thế giới (World Gold Council - WGC) tiến hành khảo sát thì có gần 1/3 có ý định bổ sung dự trữ vàng - đây là tỉ lệ cao nhất trong thời gian sáu năm qua.




Ảnh minh họa, nguồn Internet


Theo báo cáo năm 2024 của WGC, cuối năm 2023, các NHTW đã bổ sung thêm 1.037 tấn vàng dự trữ, đây là kỷ lục thứ hai sau năm 2022 (1.082 tấn). Trên cơ sở số liệu từ khảo sát của WGC đối với 70 NHTW từ tháng 2 đến tháng 4/2024, có tới 29% các NHTW có ý định tiếp tục mua vàng trong 12 tháng tới. Đây là tỉ lệ cao nhất kể từ năm 2018, khi WGC bắt đầu tiến hành khảo sát. Năm 2023, 24% NHTW dự định bổ sung dự trữ vàng và năm 2019 - chỉ 8%. (Biểu đồ 1).

Đồng thời, 81% NHTW được khảo sát trong năm 2024 cho rằng, dự trữ vàng của các NHTW trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm tới - đây cũng là tỉ lệ cao nhất trong sáu năm qua (phần còn lại 19% NHTW tin rằng dự trữ vàng sẽ không thay đổi). (Biểu đồ 2)

Biểu đồ 1: Kỳ vọng thay đổi dự trữ vàng của NHTW trong 12 tháng tới

Từ năm 2023, lựa chọn “Không biết” đã được loại bỏ khỏi khảo sát.

Nguồn: WGC (2024)

Biểu đồ 2: Dự trữ vàng của các NHTW trên toàn cầu trong 12 tháng tới

Từ năm 2023, lựa chọn “Không biết” đã được loại bỏ khỏi khảo sát.

Nguồn: WGC (2024)

Bảo hiểm rủi ro

Trong những năm qua, các NHTW coi vị thế lịch sử của vàng là lý do chính để mua vàng. Từ xa xưa, người dân thuộc mọi nền văn hóa đều coi trọng vàng và những nhà cai trị tích trữ nó để củng cố vị thế và quyền lực kinh tế của họ. Ngoài vai trò là tiền, vàng còn là một mặt hàng tương đối khan hiếm (ví dụ như so với đồng hoặc sắt). Việc vàng được sử dụng trong nhiều thế kỷ làm thước đo giá trị đã mang lại cho nó một vị trí lịch sử vững chắc.

Nhưng trong cuộc khảo sát năm 2024, tầm quan trọng (được xếp hạng theo tổng của các mức “liên quan cao” và “có liên quan”) của nguyên nhân lịch sử trên đã giảm xuống vị trí thứ năm (46% cho rằng có liên quan cao và 25% cho rằng có liên quan). Và nhân tố quan trọng nhất khuyến khích các NHTW mua vàng là khả năng của vàng trong phòng ngừa lạm phát và bảo toàn giá trị của các khoản đầu tư vào vàng trong dài hạn (42% cho rằng có liên quan cao và 46% cho rằng có liên quan).


Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, có 5 lý do hàng đầu khiến các NHTW mua vàng như sau: (i) Nơi bảo tồn giá trị dài hạn và phòng ngừa lạm phát (88%); (ii) Tài sản chống khủng hoảng (82%); (iii) Phương tiện đa dạng hóa danh mục đầu tư (76%); (iv) Tài sản không có rủi ro vỡ nợ (73%); và (v) Vị trí lịch sử của vàng (71%) (Biểu đồ 3).


Biểu đồ 3: Các nhân tố tác động đến việc mua vàng của NHTW


Nguồn: WGC (2024)


Cụ thể, theo kết quả khảo sát vào năm 2023, lý do đầu tiên các NHTW mua vàng vì coi đây là một biện pháp bảo hiểm chống lạm phát và bảo tồn giá trị dài hạn, được chỉ ra bởi 27% NHTW ở các nền kinh tế phát triển và 89% NHTW ở các nền kinh tế đang phát triển; tương ứng năm 2024, lý do này được chỉ ra bởi 83% NHTW các nền kinh tế phát triển và 90% các nền kinh tế đang phát triển (Biểu đồ 4 và 5); vàng là một tài sản có nguồn cung hạn chế (nó không thể được “phát hành thêm” theo quyết định của chính phủ), điều này khiến nó có khả năng chống lại lạm phát. Lý do thứ hai các NHTW mua vàng vì vàng được coi là tài sản chống khủng hoảng, là tài sản trú ẩn an toàn, một giải pháp thay thế cho việc đầu tư vào tài sản tài chính trong những thời điểm không ổn định. Cả hai lý do trên đều được hơn 80% NHTW ghi nhận (Biểu đồ 5).

Đứng ở vị trí cuối cùng trong danh mục 15 lý do nêu ra trong khảo sát năm 2023 là chính sách phi đô la hóa: Không một NHTW nào đánh giá nó có tương quan cao; 11% cho rằng nó có liên quan một chút; còn đại đa số (68%) cho rằng nó không liên quan; chỉ có NHTW các nền kinh tế đang phát triển chỉ ra lý do này là có liên quan. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát năm 2024, lý do này cũng đã được 6% NHTW các nền kinh tế phát triển ghi nhận (Biểu đồ 3; 4 và 5).

Biểu đồ 4: Các nhân tố tác động đến quyết định mua vàng của NHTW
phân theo hai nhóm nước năm 2023


Nguồn: WGC (2024)

Biểu đồ 5: Các nhân tố tác động đến quyết định mua vàng của NHTW phân theo nhóm nước năm 2024


Nguồn: WGC (2024)


Sự khác biệt và hội tụ giữa các nước phát triển và đang phát triển

Có sự khác biệt đáng chú ý giữa NHTW ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển về động cơ mua vàng. Đồng thời, một số lý do trước đây chủ yếu liên quan đến NHTW của các nền kinh tế đang phát triển thì vào năm 2024, đã trở thành vấn đề tương tự đối với NHTW của các nền kinh tế phát triển (Biểu đồ 5). Cụ thể:

Thứ nhất, hơn một nửa số NHTW được khảo sát đưa ra lý do mua vàng do lo ngại về rủi ro tài chính hệ thống (62%) và không có rủi ro chính trị đối với vàng như một tài sản (54%); trong khi chỉ có 33% NHTW các nền kinh tế phát triển đồng tình với hai lý do này.

Thứ hai, vàng được coi như một công cụ của chính sách tiền tệ, mua vàng do tâm lý lo ngại về các biện pháp trừng phạt và kỳ vọng về những thay đổi trong hệ thống tiền tệ quốc tế được 23% đến 33% NHTW ở các nền kinh tế đang phát triển chỉ ra; trong khi đó, không có NHTW thuộc các nền kinh tế phát triển đề cập đến lý do này.

Thứ ba, các NHTW mua vàng vì nó được sản xuất trong nước và được độc quyền bởi NHTW, lý do này được chỉ ra bởi 44% NHTW các nền kinh tế đang phát triển, trong khi tỉ lệ này ở NHTW các nền kinh tế phát triển là 0%.

Thứ tư, lý do vàng đã trở nên quan trọng như một phương pháp đa dạng hóa rủi ro địa chính trị được chỉ ra bởi 67% NHTW các nền kinh tế phát triển và 64% NHTW các nền kinh tế đang phát triển. Đối với NHTW các nền kinh tế phát triển, tầm quan trọng của nhân tố này đã tăng hơn 1,5 lần trong năm, khiến vị thế của hai nhóm nước xích lại gần nhau hơn (1 năm trước đó, nhân tố rủi ro địa chính trị được 45% NHTW các nền kinh tế phát triển và 61% các nền kinh tế đang phát triển đồng tình).

Thứ năm, số lượng NHTW các nền kinh tế phát triển bắt đầu xem xét vàng như một tài sản có tính thanh khoản cao tăng gấp 2,2 lần so với năm trước (61% so với 27% một năm trước đó; câu trả lời của NHTW các nền kinh tế đang phát triển lần lượt là 67% và 72%). Nếu xét đến tỉ trọng NHTW các nền kinh tế phát triển đánh giá sự đa dạng hóa danh mục đầu tư và “đặc tính chống khủng hoảng” của tài sản này là một trong các lý do mua vàng ngày càng tăng thì có vẻ như các nền kinh tế phát triển đã bắt đầu đánh giá cao vai trò tài chính của vàng so với những năm trước đây.

WGC lưu ý rằng, sự hội tụ quan điểm của NHTW các nền kinh tế phát triển và đang phát triển về vai trò của vàng trước sự bất ổn địa chính trị và những lo ngại về ổn định tài chính cho thấy rõ các bối cảnh kinh tế và chiến lược khó khăn mà cả hai nhóm quốc gia phải đối mặt.

Vàng so với Đô la Mỹ

Dự báo của NHTW các nền kinh tế phát triển và đang phát triển về triển vọng tỉ trọng USD và vàng trong cơ cấu dự trữ quốc tế nhìn chung là giống nhau - phần lớn dự đoán tỉ trọng USD sẽ giảm và vàng sẽ tăng; nhưng khác nhau về quy mô - đại diện của các nền kinh tế phát triển có kỳ vọng bảo thủ hơn.

Một là, gần 2/3 (62%) NHTW được khảo sát năm 2024 kỳ vọng tỉ trọng USD trong dự trữ quốc tế sẽ giảm trong 5 năm tới, tăng từ 55% năm 2023 và 42% năm 2022; 20% kỳ vọng tỉ lệ này sẽ tăng, 18% kỳ vọng tỉ trọng này không đổi so với tỉ trọng dự trữ bằng USD hiện tại là 49% (Biểu đồ 6).

Biểu đồ 6: Kỳ vọng tỉ trọng USD trong dự trữ toàn cầu trong 5 năm tới

Nguồn: WGC (2024)


Hai là, NHTW các nền kinh tế đang phát triển có thiên hướng bi quan hơn về vai trò dự trữ của USD với 64% kì vọng tỉ trọng USD sẽ giảm so với mức 56% đối với NHTW các nền kinh tế phát triển. Trong khi 30% đáp viên từ NHTW các nền kinh tế phát triển cho rằng tỉ trọng USD trong dự trữ toàn cầu sẽ không thay đổi trong vòng 5 năm tới thì chỉ có 11% các đáp viên từ NHTW các nền kinh tế đang phát triển ủng hộ quan điểm này. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỉ lệ các đáp viên từ các nền kinh tế phát triển tin rằng tỉ trọng USD trong dự trữ toàn cầu sẽ sụt giảm đã tăng từ 46% vào năm 2023 lên 56% vào năm 2024 (Biểu đồ 7). Điều này phản ánh tâm lý ngày càng bi quan về triển vọng tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu ngay cả với các đáp viên từ các nền kinh tế phát triển.

Biểu đồ 7: Kỳ vọng tỉ trọng USD trong dự trữ toàn cầu trong 5 năm tới phân theo nhóm nước


Nguồn: WGC (2024)


Ba là, 69% NHTW (46% năm 2022 và 62% năm 2023) cũng dự đoán tỉ trọng vàng trong dự trữ quốc tế toàn cầu sẽ tăng từ mức 16% hiện tại (Biểu đồ 8); trong đó, 75% các đáp viên từ NHTW các nền kinh tế phát triển kỳ vọng điều này so với mức 57% ở NHTW các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi đó, 35% đáp viên từ NHTW các nền kinh tế phát triển cho rằng tỉ trọng vàng trong dự trữ quốc tế sẽ không thay đổi trong 5 năm tới, quan điểm này chỉ được 9% các đáp viên từ NHTW các nền kinh tế đang phát triển đồng tình (Biểu đồ 9).

Biểu đồ 8: Kỳ vọng tỉ trọng vàng trong dự trữ toàn cầu trong 5 năm tới


Nguồn: WGC (2024)


Biểu đồ 9: Kỳ vọng tỉ trọng vàng trong dự trữ toàn cầu trong 5 năm tới phân theo nhóm nước

Nguồn: WGC (2024)


WGC (2024) dẫn lời một đáp viên trong cuộc khảo sát: “Vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát, biến động thị trường và rủi ro địa chính trị sẽ tăng dần, bất chấp lãi suất toàn cầu tăng, nếu môi trường lạm phát, bất ổn tài chính và/hoặc căng thẳng địa chính trị tiếp tục diễn ra như hiện nay”.

Tóm lại, căng thẳng địa chính trị và các nhân tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất được nhiều nhà quản lý dự trữ ngoại hối của các NHTW quan tâm đặc biệt. NHTW các nền kinh tế đang phát triển đã bày tỏ mối lo ngại thường trực về tác động của rủi ro địa chính trị và sự bất ổn tài chính tiềm tàng đối với các quyết định quản lý dự trữ của họ; trong đó, nhiều NHTW xem vàng như một phương thức để quản lý các rủi ro đó. Tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế tiếp tục thay đổi, cùng với việc NHTW bày tỏ ít tin tưởng hơn vào sự thống trị lâu dài của USD. Với những xu hướng này và môi trường đầu tư luôn thay đổi, nhu cầu vàng từ các NHTW trên toàn cầu chắc chắn vẫn mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo:

World Gold Council (2024). 2024 Central Bank Gold Reserves Survey. https://www.gold.org/goldhub/data/2024-central-bank-gold-reserves-survey

TS. Nghiêm Văn Trọng, Nhật Trung
Trường Đại học Hòa Bình
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc