Rủi ro về phát hành, đầu tư trái phiếu bất động sản và một số khuyến nghị

Thị trường tài chính
Trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của doanh nghiệp với ý nghĩa là loại chứng khoán nợ xác nhận quyền chủ nợ của các nhà đầu tư. Trái phiếu bất động sản về cơ bản đã mang đầy đủ tính chất của loại hình trái phiếu.
aa

Tóm tắt: Trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của doanh nghiệp với ý nghĩa là loại chứng khoán nợ xác nhận quyền chủ nợ của các nhà đầu tư. Trái phiếu bất động sản về cơ bản đã mang đầy đủ tính chất của loại hình trái phiếu. Điểm khác biệt được thể hiện ở chủ thể phát hành trái phiếu chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Hiện nay, trái phiếu bất động sản được xem là một kênh huy động vốn với nhiều ưu thế như lãi suất cao, kỳ trả lãi ngắn, nhu cầu phát hành lớn từ các doanh nghiệp; tuy nhiên, thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến thực trạng của hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản cũng như các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra một số giải pháp với mục đích đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này.

Từ khóa: Trái phiếu bất động sản, rủi ro, phát hành và đầu tư.

RISKS OF ISSUING, INVESTING IN REAL ESTATE BONDS AND RECOMMENDATIONS


Abstract: Bonds are one of the capital mobilization channels of enterprises with the meaning those are the types of debt securities that confirms the creditor rights of investors. Real estate bonds have basically taken on the full nature of the type of bond. The difference expressed in the bond issuer are that the enterprises operating in the real estate sector. Currently, real estate bonds are considered a capital mobilization channel with many advantages such as high interest rates, short interest payment periods, large issuance demand from businesses. However, this market still carries many risks. Therefore, the article will discover the reality of the issuance and investment of real estate bonds as well as the potential risks, thereby suggesting some recommendations with the aim of ensuring the safety of investors when participating in this market.

Keywords: Real estate bonds, risk, issuance and investment.

Thực trạng về phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Phát hành trái phiếu bất động sản được xem là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn để phát triển dự án. Hiện tại, nhóm phát hành trái phiếu bất động sản liên tiếp dẫn đầu về khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý I/2022. Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trong quý I/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56.674 tỷ đồng, chủ yếu xuất phát từ nhóm bất động sản, ngân hàng và xây dựng. Trong đó, nhóm bất động sản được xem là nhóm dẫn đầu về phát hành trái phiếu với tổng giá trị 28.581 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 20211. Không chỉ trong những tháng đầu của năm 2022 mà trái phiếu bất động sản các năm trước cũng đã có sự phát triển đáng kể. Trước đó, trong năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản luôn chiếm ở mức khá cao từ 38% - 44% trong tổng số lượng phát hành2. Có thể thấy rằng, nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản khi mà kênh huy động vốn từ nguồn tín dụng bị siết chặt. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư. Đây được xem là bước ngoặt quan ngại đối với kênh huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp. Nó không chỉ tạo ra áp lực lên nhiều ngân hàng mà còn tác động lên các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu bất động sản.

Cảnh báo một số rủi ro xoay quanh việc phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Xuất phát từ thực tế là nhiều ngân hàng thực hiện phương án siết chặt nguồn vốn vay đổ vào bất động sản thì các chủ đầu tư bất động sản với mong muốn duy trì sự ổn định, liên tục và thông suốt dòng tiền để phát triển dự án thì cách thức được ưu tiên lựa chọn là huy động nguồn vốn từ trái phiếu. Tuy nhiên, việc ồ ạt phát hành trái phiếu bất động sản, các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể:

Ảnh minh họa - Nguồn Internet.

Thứ nhất, lãi suất đầu tư vào trái phiếu bất động sản cao dẫn đến rủi ro về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay hầu như ở mức thấp, nhất là khi lãi suất huy động hiện ở mức từ 5% - 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng thì kênh huy động vốn từ trái phiếu bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hơn bởi mức lãi suất vô cùng hấp dẫn từ 8% - 10%/năm3. Tuy nhiên, lãi suất càng cao thì rủi ro tiềm ẩn sẽ càng lớn. Bởi nếu doanh nghiệp phát hành lãi suất càng cao để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào mà bản thân doanh nghiệp không cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết, không có sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng và điều này sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, tức nhà đầu tư từ chủ nợ đã chuyển thành con nợ của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc đầu tư vào trái phiếu bất động sản một cách tràn lan của nhà đầu tư kết hợp với sự “tích cực” trong quá trình phát hành từ các doanh nghiệp, từ đó, hiện tượng “bong bóng” trên thị trường trái phiếu bất động sản nói riêng và thị trường chứng khoán là không thể tránh khỏi.

Thứ hai, phát hành trái phiếu bất động sản không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm là cổ phiếu. Theo báo cáo từ SSI Research, các doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm phát hành trái phiếu với giá trị lớn nhất, tổng cộng 318.200 tỷ đồng trong năm 2021, chiếm 44% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành và tăng 66,3% so với năm 2020. Tuy nhiên, số trái phiếu không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm một phần hoặc toàn bộ bằng cổ phiếu lên đến 172.500 tỷ đồng, chiếm 54,2% lượng phát hành năm 20214. Việc phát hành trái phiếu bất động sản mà không có tài sản bảo đảm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư. Ở đây, khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản thì họ sẽ không biết tiền mà doanh nghiệp huy động từ các đợt phát hành này có được sử dụng đúng mục đích hay không và trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng “vỡ nợ” thì các nhà đầu tư sẽ là chủ thể phải gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm cho số trái phiếu bất động sản phát hành trên thị trường diễn ra khá phổ biến. Theo đó, cuối tháng 6/2021, Hưng Thịnh Land đã phát hành 02 lô trái phiếu với tổng giá trị là 950 tỷ đồng và được bảo đảm bằng cổ phần của chính Hưng Thịnh Land hay Novaland với khoảng 10.000 tỷ đồng huy động được đảm bảo bằng giá trị cổ phiếu NVL5. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản bảo đảm là cổ phiếu doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu bất động sản sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Cụ thể, khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng không còn khả năng trả nợ, tài chính bị ảnh hưởng thì cũng đồng nghĩa rằng giá cổ phiếu trên sàn sẽ giảm hoặc không còn giá trị. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp sẽ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, tác động đến thị trường chứng khoán ở tầm vĩ mô. Trường hợp chỉ một, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa vỡ nợ vì phát hành trái phiếu bất động sản thì cũng đã tác động nhiều mặt đến nền kinh tế. Nó không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này mà còn đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp có ý định phát hành đợt mới các trái phiếu bất động sản. Ở tầm vĩ mô, tình trạng vỡ nợ sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng tín dụng trong nền kinh tế, khi các ngân hàng đột ngột giảm sự sẵn có của các khoản vay, đối với nhà đầu tư, họ cũng sẽ thắt chặt hơn các hoạt động đầu tư của mình vào thị trường đầy rủi ro này6.

Một số khuyến nghị đảm bảo sự an toàn cho hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Thị trường trái phiếu bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn chế tình trạng này, cả doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản và nhà đầu tư phải thật sự cẩn trọng và chú ý các vấn đề liên quan đến loại trái phiếu này. Bài viết nêu một số khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản như sau:

Thứ nhất, nhà đầu tư trước khi tham gia vào thị trường đầy rủi ro này cần phải sàng lọc, lựa chọn doanh nghiệp phát hành uy tín, không nên chạy theo số đông mà đầu tư vào những trái phiếu bất động sản với lãi suất vô cùng hấp dẫn nhưng lại không có tài sản bảo đảm để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà tư cần trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu khi tham gia đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần xem xét khả năng vỡ nợ của công ty phát hành trái phiếu bất động sản và tính đến rủi ro này khi quyết định đầu tư. Để phân tích khả năng vỡ nợ, nhà đầu tư cần tính toán tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (coverage ratio) trước khi bắt đầu đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư cần phải phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty phát hành trái phiếu, xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền, sau đó so con số này với chi phí lãi vay. Theo lý thuyết, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền) trên chi phí lãi vay càng lớn thì càng an toàn. Khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản riêng lẻ, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu, các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp (hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn/dài hạn, hệ số luân chuyển hàng tồn kho…); mục đích phát hành trái phiếu; tài sản đảm bảo của trái phiếu… Bên cạnh đó, sau khi mua trái phiếu bất động sản, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành và việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu có phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu hay không. Đặc biệt, nhà đầu tư cá nhân không nên mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản cần tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin. Thị trường trái phiếu bất động sản bị biến tướng, nhà đầu tư không thể nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin khi có ý định tham gia, nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ che giấu một số thông tin khiến nhà đầu tư không thể đánh giá được thị trường, các rủi ro tiềm ẩn dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng về quyền lợi. Giải pháp hiệu quả, kịp thời để khắc phục vấn đề công bố thông tin, cơ quan quản lý nhà nước đã bổ sung thêm các yêu cầu đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nói chung và trái phiếu bất động sản nói riêng. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, theo đó quy định các tổ chức phát hành phải công bố một số chỉ tiêu tài chính trong 03 năm gần nhất như tình hình trả nợ, các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động sản xuất cụ thể của doanh nghiệp7.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho trái phiếu bất động sản. Pháp luật cần hoàn thiện thể chế với việc định giá, phát hành, tư vấn, mua bán trái phiếu bất động sản, cần quy định rõ ràng tổ chức, định chế nào được tư vấn, tổ chức nào được xếp hạng tín nhiệm, tổ chức nào được mua bán sản phẩm nợ. Bên cạnh đó, cần có những sửa đổi quy định về định giá đất theo hướng đơn vị tư vấn khung giá và đơn vị thẩm định giá phải độc lập với cơ quan làm chính sách, cơ quan quản lý và giám sát về đất đai, cơ quan đại diện chủ sở hữu8.

Thứ tư, tiến hành kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trái phiếu bất động sản, làm trong sạch thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Kiểm soát các hoạt động phát hành trái phiếu bất động sản một cách ồ ạt ra thị trường, buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc thật cẩn trọng và xây dựng chiến lược an toàn. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên là Bộ Tài chính cần đề ra cơ chế kiểm tra hiệu quả ngay từ thời điểm ban đầu mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản gửi hồ sơ đến. Tuy nhiên, về việc xây dựng cơ chế cần nhiều thời gian.

Kết luận

Thực tiễn hiện nay, hàng loạt vụ việc tiêu cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp diễn ra đã tác động đến tâm lý phát hành trái phiếu bất động sản của doanh nghiệp và khả năng đầu tư của những người tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy, trước khi các chủ thể phát hành hay đầu tư loại trái phiếu này thì cần phải thật sự cẩn trọng để tránh các rủi ro. Các giải pháp được đề xuất chủ yếu liên quan đến việc giải quyết vấn đề quản lý tính minh bạch, công khai của thông tin, các biện pháp xử phạt khi có hành vi vi phạm và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh trái phiếu bất động sản.

1 Thái Phương (2022), Doanh nghiệp bất động sản đã phát hành bao nhiêu trái phiếu trong quý đầu năm, <https://nld.com.vn/kinh-te/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-hon-56000-ti-dong-trai-phieu-trong-quy-dau-nam-20220427162847375.htm,>, truy cập ngày 29/04/2022.
2 Thái Phương (2021), Trái phiếu bất động sản rủi ro cao, <https://nld.com.vn/kinh-te/trai-phieu-bat-dong-san-rui-ro-cao-20210816201024226.htm.>, truy cập ngày 29/04/2022.
3Thái Phương (2021), Trái phiếu bất động sản rủi ro cao, <https://nld.com.vn/kinh-te/trai-phieu-bat-dong-san-rui-ro-cao-20210816201024226.htm>, (truy cập ngày 28/04/2022),
4 Thanh Xuân (2022), “172.500 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có tài sản bảo đảm”, <https://thanhnien.vn/172-500-ti-dong-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-khong-co-tai-san-dam-bao-post1442152.html>, (truy cập ngày 28/04/2022).
5 Gia Khiêm (2021), “Cảnh báo rủi ro khi đầu tư trái phiếu bất động sản được bảo đảm bằng cổ phiếu”, <https://cafeland.vn/tin-tuc/canh-bao-rui-ro-khi-dau-tu-trai-phieu-bat-dong-san-duoc-dam-bao-bang-co-phieu-101397.html>, (truy cập ngày 28/04/2022).
6 Thụy Lê (2021), “Cảnh báo gì từ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản”, <https://thesaigontimes.vn/canh-bao-gi-tu-trai-phieu-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san>, (truy cập ngày 28/04/2022).
7 Nguyễn Đức Độ (2022), “6 giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam”, <https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/6-giai-phap-phat-trien-ben-vung-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-347280.html>, (truy cập ngày 29/04/2022).
8 Nguyễn Việt (2022), “Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản”, <https://diendandoanhnghiep.vn/rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-221789.html>, (truy cập ngày 29/04/2022).


ThS. Trần Linh Huân,
Nguyễn Phạm Thanh Hoa

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Mô hình kết nối tài chính xanh với thị trường carbon là huy động nguồn vốn xanh cho các dự án, chương trình, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh trên cơ sở thị trường carbon.
Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, với những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp nối các thành tựu của thời kỳ độc lập và đổi mới. Trong bối cảnh này, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Điều này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng bền vững mà còn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều ngày 02/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc