Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chính sách
Đi cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng, sâu rộng và những tiến bộ vượt bậc từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Tại Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành từ cuối thế kỷ XX cho đến nay.
aa

Tóm tắt: Đi cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng, sâu rộng và những tiến bộ vượt bậc từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Tại Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành từ cuối thế kỷ XX cho đến nay. Quá trình này nhằm chuyển đổi từ nền sản xuất và xã hội ở trình độ nông nghiệp lạc hậu, tiến tới xã hội có trình độ công nghiệp với việc sử dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại và văn minh. Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế số là bước đi tất yếu của Việt Nam. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để nêu rõ thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Từ khóa: CMCN 4.0, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế số, thương mại điện tử.

DIGITAL ECONOMY DEVELOPMENT IN VIETNAM IN THE PROCESS OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION

Abstract: Along with the trend of increasingly rapid and extensive international integration, and significant progress from the Fourth Industrial Revolution, the requirement for each country is to promote the development of digital economy. In Vietnam, the issue of industrialization and modernization of the country has been advocated by the Party and State since the end of the twentieth century until now. This process aims to transform from production and society at the backward agricultural level to the industrial level with the use of increasingly advanced, modern and civilized technologies. Therefore, the process of industrialization and modernization associated with the digital economy development strategy is an inevitable step in Vietnam. This article uses the method of document analysis (Content-analysis) to analyze the current situation of the digital economy development in Vietnam. Thereby, the article offers solutions to develop the digital economy in Vietnam in the process of industrialization and modernization of the country.

Keywords: The Fourth Industrial Revolution, industrialization, modernization, digital economy, e-commerce.

1. Giới thiệu

Cuộc CMCN 4.0 đã làm cho xu hướng số hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống, dựa trên các nền tảng công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT). Công nghệ số được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực của ngành kinh tế, khi đó thuật ngữ kinh tế số trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng khoa học, đặc biệt là các diễn đàn kinh tế và các phương tiện truyền thông khác.

Nosova và cộng sự (2018) cho rằng, trong tương lai gần nền kinh tế số sẽ bao phủ phần lớn các nền kinh tế trên thế giới. Với sự xuất hiện của phương tiện kỹ thuật số (Internet, điện thoại di động, các phương tiện thu thập, lưu trữ, phân tích và cung cấp thông tin khác) thì việc sao chép và phân phối dữ liệu kỹ thuật số được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. Thuật ngữ kinh tế số đề cập đến các hoạt động kinh tế, mà yếu tố chính trong quá trình sản xuất là dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số.

Tại Việt Nam, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ, kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Nền kinh tế số trên thế giới đang phát triển rất nhanh chóng, trở thành chìa khóa cho nhiều nền kinh tế vươn ra toàn cầu, điển hình là tại Trung Quốc. Đối với Việt Nam, dư địa phát triển nền kinh tế số đang rất lớn, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kinh tế số Việt Nam năm 2021 chiếm 8,2% GDP với 163 tỷ USD. Kinh tế số đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ cuối thế kỷ XX. Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu: Vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực ra toàn cầu. Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Tương tự, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng xác định, đến năm 2025, kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP; đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

2. Cơ sở lý thuyết

Ustyuzhanina và cộng sự (2017) cho rằng, nền kinh tế số là sự thay đổi trong mô hình phát triển kinh tế kéo theo những thay đổi trong bản chất của sự phân công lao động, cách thức tương tác giữa các chủ thể kinh doanh và nền tảng về quyền lực kinh tế. Theo BEA (Bureau of Economic Analysis), kinh tế số là nền kinh tế chủ yếu dựa trên nền tảng Internet và CNTT và truyền thông (ICT) có liên quan (Barefoot và cộng sự, 2018).

Với IMF (2018), nền kinh tế số đôi khi được định nghĩa theo nghĩa hẹp là các nền tảng trực tuyến và các hoạt động tồn tại nhờ vào các nền tảng đó. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng thì tất cả các hoạt động sử dụng dữ liệu số hóa được xem là một phần của nền kinh tế số trong các nền kinh tế hiện đại và toàn bộ nền kinh tế.

Tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, các chuyên gia đã định nghĩa kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, phát triển kinh tế số được xem là việc ứng dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới (Tô Trọng Hùng, 2021). Bản chất của nền kinh tế số là hoạt động liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghệ số, bao gồm cung cấp các dịch vụ trực tuyến, thanh toán điện tử, thương mại điện tử (TMĐT) và huy động vốn từ cộng đồng (Borremans và cộng sự, 2018).

Mô hình kinh tế số được cấu thành từ ba phần cơ bản là kinh tế số ICT/VT, kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh vực, trong đó: (1) Kinh tế số ICT/VT là dịch vụ viễn thông và lĩnh vực CNTT; (2) Kinh tế số Internet/nền tảng gồm các hoạt động kinh tế dựa trên Internet, kinh doanh dựa trên dữ liệu số, kinh doanh các dịch vụ số trực tuyến và các hình thức kinh doanh khác dựa trên mạng Internet; (3) Kinh tế số ngành/lĩnh vực là các hoạt động kinh tế dựa trên việc áp dụng các công nghệ số, nền tảng số vào các lĩnh vực và ngành truyền thống nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị kinh tế mới, giá trị tăng thêm cho xã hội. (Hình 1)

Hình 1: Các cấu phần của nền kinh tế số


Nguồn: Cục Chuyển đổi số Quốc gia - AITA (2021)

Theo Bondarenko (2020), nền kinh tế số chỉ được xem là hiệu quả khi có sự gắn kết chặt chẽ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội và lợi ích của từng cá nhân ở những thời điểm khác nhau. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân nói chung và mỗi cá nhân nói riêng.

3. Thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Theo báo cáo của e-Conomy SEA (2020), chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam năm 2020 đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ tăng là 16%, xếp sau đó là Indonesia với 11% và Thái Lan là 7%. Bất chấp sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế số Internet/nền tảng của Việt Nam năm 2020 vẫn tăng trưởng ở mức hai con số. Cũng theo báo cáo này, kinh tế số Internet/nền tảng của Việt Nam được dự báo đến năm 2025 đạt 52 tỷ USD. (Hình 2)

Hình 2: GMV của nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo e-Conomy SEA 2020

Cũng theo e-Conomy SEA (2021) (Hình 3), chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, GMV của Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ USD, ngang bằng với Malaysia, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng là 7%, giảm 9% so với năm 2020. Điều này có thể lý giải rằng, năm 2021 Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ đại dịch Covid-19, ngành du lịch giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được bù đắp bởi hoạt động TMĐT, vận tải và thực phẩm, tăng lần lượt 53% và 35% YoY.

Bên cạnh đó, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP (Phùng Thị Hiền, 2022).

Hình 3: GMV của nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2021

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo e-Conomy SEA 2021


Theo nhận định của Báo cáo Chỉ số TMĐT EBI năm 2022 do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) vừa công bố, lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam trên 20% với quy mô ước đạt trên 16 tỷ USD, trong khi năm 2017 con số này chỉ ở mức 8 tỷ USD. Đồng thời, theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, theo Báo cáo e-Conomy SEA năm 2021 (Hình 4), Việt Nam là quốc gia có 71% người dùng Internet đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng trực tuyến năm, xếp vị trí thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Là một quốc gia có hơn 73% dân số sử dụng Internet (tính đến cuối quý III/2022), tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam được dự báo sẽ cao hơn nhiều trong thời gian tới do kiểm soát tốt dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ chủ trương của Chính phủ.

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 150 công ty Fintech cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử, ví điện tử, cho vay ngang hàng (P2P Lending) và quản lý tài chính cá nhân... số lượng công ty Fintech đã tăng gấp 4 lần so với năm 2016 (Đỗ Quang Trị, 2021). Nhìn chung, hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều điểm nổi bật nhờ vào việc ứng dụng sâu rộng công nghệ kỹ thuật số trong kinh doanh, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của TMĐT cả về quy mô, hình thức và chủ trương đẩy mạnh thanh toán kỹ thuật số của Chính phủ.

Về việc xây dựng Chính phủ điện tử (E-Government), theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2015) “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận như: Xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở dữ liệu quan trọng; cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân; một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường Internet; hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức; chất lượng nhân lực về CNTT của Việt Nam cũng được nâng cao. Một trong những dấu ấn đặc biệt trong việc xây dựng Chính phủ điện tử là sự kiện khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia vào ngày 09/12/2019 với 08 dịch vụ công, tính đến ngày 29/11/2022 có đến 1.462 dịch vụ công trực truyến được tích hợp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia với tổng số 4.258 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền; hơn 150 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; gần 6 triệu hồ sơ thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Từ những con số trên cho thấy, kỳ vọng và nhu cầu rất lớn của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện giao dịch trực tuyến với Chính phủ trên cổng tập trung.

Cho đến nay, nền kinh tế số Việt Nam đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng ghi nhận, nhưng so với khu vực Đông Nam Á và rộng ra thế giới thì quá trình phát triển kinh tế số của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, tồn tại một số hạn chế và khó khăn nhất định, cụ thể:

Hệ thống thể chế và môi trường pháp lý liên quan đến kinh tế số ở Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện và thiếu đồng bộ trong quá trình thực hiện các giao dịch về cơ sở dữ liệu nên chưa thể khai thác và phát huy hết tiềm năng để phát triển kinh tế số. Nguồn nhân lực quốc gia hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT còn thiếu kỹ năng số. Mức độ nhận thức của cộng đồng xã hội về nền kinh tế số chưa cao, nhiều cán bộ, doanh nghiệp và người dân chưa nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách và quy định từ Đảng và Nhà nước để thực hiện đồng bộ.

Tương lai bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của TMĐT ở Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến, cũng như đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2022, nguồn nhân lực TMĐT ở Việt Nam còn thiếu, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho việc lựa chọn tên miền chưa phù hợp cũng như hiệu quả hoạt động rất thấp của các sàn TMĐT tại các vùng nông thôn, vùng kinh tế kém phát triển. Mức độ phát triển TMĐT ở Việt Nam thường không đồng đều giữa khu vực thành thị (Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội) và nông thôn, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo an ninh mạng, bảo mật và an toàn thông tin ở Việt Nam còn nhiều bất cập và đối mặt với không ít rủi ro. Bởi lẽ, phát triển kinh tế số được dựa trên nền tảng của CNTT thông qua Internet, do đó nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công an ninh mạng, rò rỉ thông tin dữ liệu của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế số là rất cao. Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hình thức làm việc từ xa được rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro bảo mật thông tin xuất phát từ hệ thống mạng và hành vi của nhân viên. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có tỷ lệ nhiễm mã độc và xảy ra nhiều cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới.

Ngoài ra, hạ tầng viễn thông, CNTT có tốc độ truy cập chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển IoT, thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh... (Bộ Công Thương, 2021). Trong nền kinh tế số, nguồn dữ liệu là tài nguyên quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu của ở nước ta còn phân tán, chưa được đồng đều, việc tiếp cận dịch vụ Internet băng rộng ở khu vực nông thôn, miền núi còn hạn chế.

4. Giải pháp phát triển kinh tế số cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất, Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế số và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Việc hoàn thiện khung pháp lý có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh kinh tế số. Khi đó, các mô hình kinh doanh số như TMĐT, tài chính số và ngân hàng số được hoạt động theo khuôn khổ nhất định, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia có liên quan.

Thứ hai, các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương cần nhanh chóng hoàn thiện, đồng bộ và nâng cấp hạ tầng số, nhằm tăng tính an toàn bảo mật thông tin trên mạng Internet cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế số. Đồng thời, để tạo điều kiện cho TMĐT có thể bùng nổ trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có liên quan cần xây dựng các chính sách quản lý, phát triển hoạt động TMĐT phù hợp; chính quyền địa phương cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân về kỹ năng TMĐT, khuyến khích cộng đồng xã hội ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, để có thể đáp ứng các yêu cầu cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Việt Nam cần chú trọng phát triển hạ tầng viễn thông bao gồm hạ tầng băng rộng cố định, di động và đặc biệt là hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia. Các cơ quan chính quyền địa phương cần đẩy mạnh huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân vào phát triển hạ tầng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cần phân bổ nguồn lực phù hợp đến các khu vực chưa có hạ tầng mạng cáp quang. Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích cực triển khai mạng di động 5G, xem xét dừng sử dụng công nghệ 2G nhằm khuyến khích người dân sử dụng Smartphone; thúc đẩy thị trường bán buôn truy cập dịch vụ Internet băng rộng.

Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Để làm được điều này, hệ thống giáo dục của các trường đại học, cao đẳng cần cải cách chương trình đào tạo phù hợp với định hướng pháp triển nền kinh tế số. Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành CNTT cần tập trung vào công nghệ mới như: AI, IoT, công nghệ Blockchain, đẩy mạnh liên kết đào tạo và thực hành giữa các trường và đơn vị doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT...

Thứ năm, giải pháp về vấn đề an ninh mạng, bảo mật và an toàn thông tin là nhiệm vụ rất cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế số. Để giảm thiểu rủi ro xảy ra các cuộc tấn công an ninh mạng, cần có sự chung tay phối hợp từ cơ quan Nhà nước đến các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào nền kinh tế số. Trước tiên, Chính phủ cần nhanh chóng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quản lý các dịch vụ viễn thông, Internet, cần lưu ý đến tính hiệu lực thi hành của các văn bản này. Đồng thời, Chính phủ cần xem xét và sửa đổi cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm an ninh mạng, đặc biệt là chế tài xử phạt cần được áp dụng phù hợp với tính chất nguy hiểm của vụ việc. Cùng với đó, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào nền kinh số cần phải hết sức thận trọng và nâng cao nhận thức về rủi ro an ninh mạng.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban Nội chính Trung ương (2021), Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ, truy cập ngày 12/7/2022, https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/202103/thu-tuong-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-la-mot-diem-sang-noi-bat-trong-nhiem-ky-309281/

2. Barefoot, K., Curtis, D., Jolliff, W., Nicholson, J. R., & Omohundro, R. (2018), “Defining and measuring the digital economy”, US Department of Commerce Bureau of Economic Analysis, Washington, DC.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam Phiên bản 1.0 ban hành kèm theo Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015.

4. Borremans, A. D., Zaychenko, I. M., & Iliashenko, O. Y. (2018), “Digital economy, IT strategy of the company development”, In Matec Web of Conferences, Vol 170, Page 01034, EDP Sciences.

5. Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

6. Chính phủ (2022), Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

7. Bộ Công Thương (2021), Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển hạ tầng số, truy cập ngày 14/7/2022, https://congthuong.vn/viet-nam-con-gap-nhieu-kho-khan-trong-phat-trien-ha-tang-so-167482.html

8. Cục Chuyển đổi số quốc gia (2021), Tình hình phát triển kinh tế số tại Việt Nam, truy cập ngày 24/11/2022, https://aita.gov.vn/tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-so-tai-viet-nam

9. Đỗ Quang Trị (2021), Cơ hội và thách thức phát triển Fintech tại Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 27, tháng 12, truy cập ngày 11/7/2022, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-hoi-va-thach-thuc-phat-trien-fintech-tai-viet-nam-86436.htm

10. Google, Temasek, Bain & Company (2021), E- Conomy SEA 2021.

11. Google, Temasek, Bain & Company (2020), E- Conomy SEA 2020.

12. IMF (2018), Measuring the Digital Economy, truy cập ngày 24/11/2022, https://www.imf.org/en/Publications/Policy-Papers/Issues/2018/04/03/022818-measuring-the-digital-economy

13. Nosova, S. S., Norkina, A. N., Makar, S. V., Arakelova, I. V., Medvedeva, A. M., & Chaplyuk, V. Z. (2018), “The digital economy as a new paradigm for overcoming turbulence in the modern economy of Russia”, Espacios, 39 (24), 11.

14. Phùng Thị Hiền (2022), Thực trạng và giải pháp phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 11/7/2022, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nen-kinh-te-so-tai-viet-nam-346308.html

15. Tô Trọng Hùng (2021), “Nhận thức về kinh tế số và một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: Tạp chí Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 9 tháng 4/2021.

16. Ustyuzhanina, E. V., Sigarev, A. V., Komarova, I. P., & Novikova, E. S. (2017), “The impact of the digital revolution on the paradigm shift in the economic development”, Revista Espacios, 38 (62).


ThS. Đoàn Thị Cẩm Thư
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc