Niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế đối với các ngân hàng thương mại nhà nước - Mục tiêu nhiều thách thức

Thị trường tài chính
Niêm yết cổ phiếu (niêm yết) trên thị trường quốc tế là lựa chọn cho nhiều doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
aa

Tóm tắt: Niêm yết cổ phiếu (niêm yết) trên thị trường quốc tế là lựa chọn cho nhiều doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Đối với ngành Ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018. Chiến lược này đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có 3 - 5 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp tục đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu có 1 - 2 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Là những tổ chức tín dụng dẫn đầu hệ thống ngân hàng về tổng tài sản, vốn hóa thị trường, thị phần tín dụng, huy động vốn, các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM) nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đều đề ra mục tiêu nghiên cứu, phấn đấu niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế1. Năm 2025 gần đến, nhưng xem ra, việc thực hiện mục tiêu mà các NHTM nhà nước đã đề ra vẫn là thách thức lớn.

Từ khóa: Niêm yết cổ phiếu, chứng khoán, NHTM nhà nước.

LISTING STATE - OWNED COMMERCIAL BANKS’ STOCKS ON THE INTERNATIONAL MARKET
- A CHALLENGING GOAL

Abstract: Listing stocks on the international market is an option for businesses to access the international capital market. For the Vietnamese banking industry, Decision No. 986 dated August 8th, 2018 of the Prime Minister approved the Strategy for the development of the Vietnamese banking industry to 2025, with a vision to 2030. This Strategy sets a goal of striving to have 3 - 5 banks’ shares listed on international stock markets by the end of 2025. The project “Restructuring the system of credit institutions associated with handling non-performing loan in the period 2021 - 2025” approved in Decision No. 689 dated June 8th, 2022 of the Prime Minister also aims to have 1 - 2 banks’ shares listed on the international stock market by 2025.

As the leading credit institutions in the banking system in terms of total assets, market capitalization, credit market share, capital mobilization, State - owned joint stock commercial banks in which the State holds more than 50% of charter capital set the goal of researching and listing their stocks on the international stock market. However, that is a huge challenges for these banks.

Keywords: Stock listing, securities, State-owned commercial banks.

1. Thuận lợi khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế

Niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế có thể giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, thương hiệu và tiềm năng phát triển. Các lợi ích này có thể được đánh giá qua một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, niêm yết trên sàn giao dịch cho phép các ngân hàng huy động vốn quốc tế bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nguồn vốn này có thể được sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh, cải tiến công nghệ hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, việc niêm yết quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nhà đầu tư nhiều hơn, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trên thị trường quốc tế, từ đó có thể giảm chi phí vốn. Ngoài ra, các ngân hàng niêm yết công khai có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ tính minh bạch cao và chi phí vay thấp hơn, qua đó nâng cao sự tin tưởng của khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh.

Thứ hai, niêm yết quốc tế giúp nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu của ngân hàng, giúp các cổ đông, nhà đầu tư dễ dàng mua, bán cổ phiếu hơn.

Thứ ba, giá trị thị trường của ngân hàng niêm yết được định giá chính xác, chuyên nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc này có thể đóng vai trò như một chỉ số chuẩn để đánh giá hiệu suất, tính hữu ích cho việc hoạch định chiến lược và sáp nhập của ngân hàng.

Thứ tư, việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế lớn sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu, nâng cao uy tín, danh tiếng của ngân hàng với khách hàng, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.

Thứ năm, việc tuân thủ các tiêu chuẩn của một sàn giao dịch chứng khoán quốc tế lớn là động lực cho các ngân hàng để cải thiện hiệu quả quản trị doanh nghiệp, củng cố phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

2. Khó khăn khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế

Niêm yết thành công tại thị trường quốc tế là chiến lược huy động vốn lâu dài, hiệu quả, thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược với nguồn vốn dồi dào, bề dày kinh nghiệm quản lý. Đây cũng là cơ hội để các NHTM nhà nước quảng bá thương hiệu, tạo được sự ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và tổ chức tài chính. Tuy nhiên, quy trình niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế rất khắt khe, buộc các NHTM nhà nước phải đầu tư về cả thời gian, nguồn lực tài chính. Để được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế lớn, ngân hàng phải chi trả nhiều loại chi phí, chấp nhận gánh nặng tuân thủ và có nguy cơ đối mặt một số bất lợi, rủi ro có thể phát sinh đi kèm với việc niêm yết. Tác giả xin nêu ra một số vấn đề cần cân nhắc:

Một là, những chi phí chủ yếu

- Chi phí phát hành thứ cấp: Bao gồm phí bảo lãnh phát hành, phí pháp lý, phí kế toán và chi phí marketing. Ngoài ra, chưa tính đến chi phí thuê tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để hỗ trợ triển khai.

- Phí niêm yết: Bao gồm phí niêm yết ban đầu và hằng năm phải trả cho sàn giao dịch chứng khoán, dựa trên vốn hóa thị trường của ngân hàng và các yếu tố khác. Ví dụ, một doanh nghiệp muốn niêm yết trên SGX phải chi trả nhiều khoản chi phí liên quan đến niêm yết ban đầu, niêm yết bổ sung; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải trả phí niêm yết hằng năm và phí xử lý liên quan đến thông tin tài liệu… (Bảng 1)

Bảng 1: Một số chi phí dự kiến khi niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế2



- Chi phí tuân thủ quy định: Ngân hàng phải đáp ứng thêm nhiều yêu cầu tuân thủ và các yêu cầu tuân thủ cũng khắt khe hơn so với thị trường Việt Nam. Ví dụ: Khi tổ chức đại hội đồng cổ đông, các NHTM nhà nước có thể sẽ vi phạm thời hạn cung cấp tài liệu họp theo quy định của pháp luật do nhiều nội dung phải xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước trước khi trình đại hội đồng cổ đông. Trên SGX, việc vi phạm các quy định về công bố thông tin như vậy sẽ đi liền với các án phạt nghiêm khắc, bao gồm cả việc hủy niêm yết.

- Chi phí hành chính, chi phí bảo hiểm, chi phí pháp lý…: Niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế đòi hỏi nhiều chi phí hành chính liên quan đến quản lý thông tin liên lạc với cổ đông, thành lập và vận hành các bộ phận phụ trách quản trị và giám sát tuân thủ; chi phí bảo hiểm và pháp lý của ngân hàng sẽ tăng lên do mức độ giám sát cao và khả năng kiện tụng từ phía cổ đông nước ngoài. Trường hợp cần thiết, ngân hàng có thể phải tổ chức một bộ phận riêng biệt gồm các nhân sự có trình độ cao để theo dõi, quản lý, phục vụ các hoạt động có liên quan tới việc niêm yết quốc tế.

Hai là, một số bất lợi và rủi ro khi niêm yết quốc tế

Bên cạnh gia tăng chi phí, việc niêm yết quốc tế có thể khiến ngân hàng phải đối mặt với một số bất lợi và rủi ro đáng kể, cần được cân nhắc nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng hoặc phát sinh chi phí cao để khắc phục hậu quả.

- Tăng áp lực giám sát và nguy cơ kiện tụng: Ngân hàng niêm yết công khai chịu sự giám sát liên tục từ các nhà phân tích, nhà đầu tư và cơ quan quản lý quốc tế. Người điều hành đôi khi buộc phải tập trung vào kết quả ngắn hạn thay vì mục tiêu chiến lược dài hạn do yêu cầu của thị trường chứng khoán và nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động trên thị trường quốc tế, với luật lệ và hệ thống pháp lý phức tạp, cách thức tổ chức thực hiện, điều hành có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam có thể làm tăng nguy cơ kiện tụng, tranh chấp pháp lý giữa ngân hàng với đối tác, cổ đông.

Cùng với việc có thêm nhiều bên liên quan, quy trình ra quyết định có thể trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian, làm chậm sự đổi mới, tính linh hoạt và khả năng phản ứng của ngân hàng.

- Giảm tính bảo mật: Khi niêm yết trên thị trường quốc tế, ngân hàng có thể sẽ phải công bố bổ sung một lượng thông tin đáng kể theo yêu cầu của cơ quan quản lý nước sở tại. Điều này có thể dẫn đến giảm tính bảo mật liên quan đến hoạt động, hiệu suất tài chính và kế hoạch chiến lược của ngân hàng.

Đây là vấn đề trọng yếu không chỉ của các NHTM nhà nước mà còn liên quan tới an ninh tài chính tiền tệ quốc gia do các ngân hàng này có vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia (lãi suất, tỉ giá, thanh khoản…).

- Biến động thị trường: Giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi các xu hướng thị trường rộng lớn hơn, vượt ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, gây ra sự bất ổn đối với tình hình kinh doanh và khả năng quản trị rủi ro. Ví dụ, niêm yết trên SGX giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chính tiền tệ của Singapore, trong đó có biến động của đồng đô la Singapore. Đối với thị trường chứng khoán Hồng Kông, rủi ro từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có thể gây ra những xáo trộn trên thị trường, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

3. Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế

Để được chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, các NHTM nhà nước phải đáp ứng các điều kiện về yêu cầu tài chính, quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và công bố thông tin theo yêu cầu của thị trường đó. Các NHTM nhà nước cơ bản đáp ứng các yêu cầu về tài chính (quy mô tổng tài sản, lợi nhuận, vốn hóa…), nhưng khó có khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và công bố thông tin. Ví dụ, SGX yêu cầu nhà phát hành nước ngoài phải có ít nhất 2 thành viên hội đồng quản trị độc lập, cư trú tại Singapore; yêu cầu mỗi công ty niêm yết phải thành lập 3 ủy ban vào thời điểm niêm yết, trong đó, mỗi ủy ban gồm ít nhất 3 thành viên, phần lớn trong số này, bao gồm cả chủ tịch mỗi ủy ban, phải là thành viên độc lập. Trong khi đó, các NHTM nhà nước hiện tại đều chỉ có 1 thành viên hội đồng quản trị độc lập, cư trú tại Việt Nam. Đồng thời, SGX yêu cầu báo cáo tài chính phải được lập theo SFRS(I) (tiêu chuẩn báo cáo tài chính của Singapore), IFRS hoặc US GAAP. Hiện tại, các báo cáo tài chính của phần lớn các NHTM nhà nước đều được lập theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam. (Bảng 2)

Bảng 2: Một số điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế5




4. Giải pháp để các NHTM nhà nước sớm niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế

Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế đòi hỏi một số điều kiện mà hiện nay các NHTM nhà nước chưa thể đáp ứng hoặc khó đáp ứng. Đồng thời, ngân hàng sẽ phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan tới việc phát hành, duy trì trạng thái niêm yết, thực hiện các yêu cầu tuân thủ của sở giao dịch chứng khoán quốc tế và hệ thống luật pháp của nước sở tại; ngân hàng cũng có khả năng đối mặt với một số bất lợi và rủi ro về áp lực giám sát, nguy cơ kiện tụng, bảo mật, biến động thị trường. Trong khi đó, lợi ích của việc niêm yết quốc tế trong ngắn hạn là chưa thật sự rõ nét. Cụ thể:

- Các NHTM nhà nước đã và đang thực hiện tốt việc huy động vốn từ thị trường trong nước và cả quốc tế thông qua các kênh truyền thống. Chi phí huy động vốn bằng ngoại tệ của các NHTM nhà nước luôn ở mức tương đối thấp và trong mấy năm gần đây cũng như hiện nay, chi phí huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế không thật sự hấp dẫn.

- Cổ phiếu các NHTM nhà nước đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thanh khoản tốt, ổn định.

- Trên thị trường, các NHTM nhà nước được đánh giá là thương hiệu mạnh, uy tín; quy trình quản trị điều hành chuyên nghiệp, hiệu quả. Các ngân hàng này cũng đã chủ động triển khai nhiều dự án nâng cao năng lực quản trị tiệm cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Nhìn từ thời điểm hiện nay, có thể khẳng định các NHTM nhà nước đều khó có thể thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế vào năm 2025 như mục tiêu đã xác định.

Trong giai đoạn tới, để khai thác tối đa lợi ích và hạn chế rủi ro cho các NHTM nhà nước khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế, cần xem xét một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Cần có cơ chế thí điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế như định hướng thị trường, hợp tác chia sẻ thông tin, hướng dẫn thủ tục; giảm thời gian phê duyệt; cho phép tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hoặc bơm thêm vốn từ cổ đông Nhà nước để đối ứng với phần vốn huy động từ nước ngoài; tạo điều kiện cho các NHTM nhà nước tăng tính độc lập trong quản trị doanh nghiệp, tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập, bố trí thành viên hội đồng quản trị độc lập giữ vị trí chủ tịch các ủy ban kiểm toán, nhân sự của hội đồng quản trị...

Thứ hai, về phía các NHTM nhà nước: Cần nâng cao hơn nữa tính minh bạch và tuân thủ trong hoạt động quản trị, hướng đến thực hành theo chuẩn quốc tế, cải thiện cơ hội đáp ứng các yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế như: Xây dựng báo cáo theo chuẩn mực IFRS, tăng tính tuân thủ trong công bố thông tin, thiết lập bộ máy quản trị nội bộ đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường mục tiêu…

Niêm yết trên thị trường quốc tế dẫu chưa thực sự là mục tiêu khả thi trong ngắn hạn nhưng là định hướng đúng đắn đối với các NHTM nhà nước. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ thời điểm này thì mục tiêu đó hoàn toàn có thể được hiện thực hóa trong giai đoạn tiếp theo, góp phần khẳng định vị thế của các ngân hàng Việt Nam trong hội nhập quốc tế.


1 Căn cứ Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, Báo cáo thường niên của NHTM Công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

VietinBank: Nghị quyết số 20/NQ-ĐHĐCĐ ngày 23/4/2019 đề ra mục tiêu “Phấn đấu trở thành 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế”.

BIDV: Báo cáo thường niên từ năm 2019 đã thông tin về hoạt động “nghiên cứu các thủ tục, điều kiện để xây dựng kế hoạch phát hành và niêm yết cổ phiếu của BIDV trên thị trường chứng khoán quốc tế uy tín”.

Vietcombank: Báo cáo thường niên năm 2023 đã thông tin về mục tiêu chiến lược “Nghiên cứu, phấn đấu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế”.

2 Căn cứ theo thông tin tại Báo cáo hướng dẫn niêm yết xuyên biên giới tại Website của Hãng Luật BakerMcKenzie.
3 Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC: Special-purpose acquisition company) là một loại công ty vỏ bọc chuyên mua lại hoặc sáp nhập với một công ty khác, với mục đích chính là đưa công ty đó lên sàn giao dịch chứng khoán.
4 ADR issuer: Nhà phát hành chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (American Depositary Receipt).
5 Căn cứ theo thông tin tại Báo cáo hướng dẫn niêm yết xuyên biên giới tại Website của Hãng Luật BakerMcKenzie.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, báo cáo thường niên của các NHTM nhà nước các năm 2019 - 2023.

2. Báo cáo Hướng dẫn niêm yết xuyên biên giới - Baker Mckenzie.

3. Website của SGX, HKSE, LSE…

ThS. Lê Hoàng Tùng và Ban Chiến lược Thư ký HĐQT Vietcombank
Vietcombank


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Ngân hàng trung ương và vàng: Phân tích và hàm ý

Vàng giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tài chính của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Những động thái gia tăng nắm giữ vàng không chỉ phản ánh sự thay đổi trong cách thức bảo vệ tài sản dự trữ mà còn cho thấy vai trò chiến lược của vàng trong việc đối phó với các biến động kinh tế - chính trị toàn cầu. Việc nắm giữ vàng có hàm ý lớn đối với các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách, yêu cầu sự linh hoạt, thận trọng trong việc ra quyết định về tiền tệ cũng như quản lý tài sản dự trữ quốc gia.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thị trường vàng

Việt Nam có một truyền thống lâu đời trong tích trữ vàng như một hình thức bảo toàn tài sản. Thói quen cất giữ vàng qua nhiều thế hệ đã hình thành tâm lý không muốn đưa vàng vào hệ thống tài chính chính thức. Đa phần người dân không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc vàng, khiến họ ngần ngại khi tham gia vào các giao dịch có yếu tố kiểm soát. Lượng vàng lớn trong dân nếu không được huy động sẽ không thể phát huy được vai trò hỗ trợ ổn định tài chính tiền tệ quốc gia. Giải pháp quản lý thị trường vàng cần phải bắt đầu từ gỡ bỏ rào cản tâm lý, mở đường cho huy động lượng vàng vật chất đang nằm ngoài hệ thống.
Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Phân tích bản đồ tri thức trong nghiên cứu về tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Một số gợi ý cho Việt Nam

Bài viết sử dụng phần mềm CiteSpace, dựa trên phương pháp phân tích bản đồ tri thức (Mapping knowledge domain Analysis), tiến hành phân tích định lượng bằng biểu đồ trực quan và diễn giải định tính của một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu, tài liệu có độ trích dẫn, tương tác cao liên quan đến chủ đề tăng trưởng của DNNVV trên kho dữ liệu Web of Science.
Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia tại Tọa đàm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Lễ công bố "Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 21/5/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú.
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Lập ngân sách và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn mà còn giảm bớt căng thẳng tài chính và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Việc kết hợp giữa lập ngân sách và tiết kiệm giúp tăng cường kỷ luật tài chính, tạo điều kiện để cá nhân có thể đạt được sự ổn định và thịnh vượng trong cuộc sống.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Xem thêm
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của ngành Ngân hàng, doanh số giải ngân chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (chương trình 145 nghìn tỉ đồng) đã có sự cải thiện qua thời gian, tháng sau cao hơn tháng trước, tương ứng với nguồn cung nhà ở xã hội gia tăng.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng