Nhiều dấu ấn nổi bật trọng hoạt động Công đoàn Ngân hàng Việt Nam năm 2024

Kinh tế - xã hội
Ngày 16/12/2024, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ tư, khóa VII, nhiệm kỳ 2023-2028. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Chủ tịch Công đoàn NHVN, chủ trì Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh.
aa

Ngày 16/12/2024, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ tư, khóa VII, nhiệm kỳ 2023-2028. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Chủ tịch Công đoàn NHVN, chủ trì Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh.


Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú - Chủ tịch Công đoàn NHVN phát biểu kết luận Hội nghị

Hoạt động Công đoàn đạt nhiều kết quả quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú – Chủ tịch Công đoàn NHVN cho biết, năm 2024 là một năm kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều biến động phức tạp và khó lường. Với đặc thù là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến động này. Kết quả năm 2024, kinh tế trong nước đã có sự cải thiện với tăng trưởng phục hồi, tuy nhiên, những yếu kém nội tại vẫn cần thêm thời gian để khắc phục. Đặc biệt đối với ngành Ngân hàng, những diễn biến trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, cùng tâm lý lo ngại của người dân trước giá vàng cao… cũng tác động chặt chẽ tới hoạt động ngân hàng.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp với mục tiêu xuyên suốt và nhất quán trong định hướng điều hành là chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng cường quản lý nhà nước về thị trường vàng; điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát; thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo an ninh an toàn hoạt động thanh toán, phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Với hoạt động công đoàn, năm 2024 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết đại hội công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn NHVN và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ngay sau Đại hội, tại kỳ họp Ban Chấp hành lần thứ Hai khóa VII, Ban Chấp hành Công đoàn NHVN đã thông qua và ban hành Chương trình làm việc toàn khóa, Quy chế tổ chức và hoạt động của Công đoàn NHVN, các Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Uỷ ban Kiểm tra với nội dung đầy đủ, đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ban Chấp hành Công đoàn NHVN cùng Công đoàn các cấp đã triển khai rất tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, đưa Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp vào thực tiễn công việc và cuộc sống; đồng thời tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa với quy mô toàn hệ thống theo hướng ngày càng hiện đại, linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Tổ chức công đoàn các cấp đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ trong việc chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ), tuyên truyền, động viên ĐVNLĐ đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ được giao.

Phó Thống đốc đề nghị, Hội nghị tập trung thảo luận vào các nội dung chính như: Báo cáo kết quả hoạt động Công đoàn NHVN năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025; Báo cáo về Kế hoạch tổng kết hoạt động đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn các tỉnh, thành phố giai đoạn 2014 - 2024; Kế hoạch mở rộng quan hệ hợp tác với các công đoàn ngành Tài chính - Ngân hàng khu vực và thế giới của Công đoàn NHVN; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn NHVN xuyên suốt, hiệu quả; Kế hoạch và Quy chế Liên hoan tiếng hát đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng năm 2025...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận các báo cáo, kế hoạch liên quan tới hoạt động của Công đoàn NHVN. Các đại biểu nhất trí đánh giá, năm 2024 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn NHVN và Nghị quyết đại hội công đoàn các cấp, Công đoàn NHVN và công đoàn các cấp trong toàn hệ thống đã triển khai rất tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, đưa Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp vào thực tiễn công việc và cuộc sống.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng NHNN, của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN và các cấp ủy Đảng; sự phối hợp tạo điều kiện của Lãnh đạo chuyên môn các đơn vị trong hệ thống, Ban Chấp hành Công đoàn NHVN, cùng công đoàn các cấp đã bám sát các chỉ tiêu, phương hướng Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp đã đề ra và nhiệm vụ chính trị của Ngành, của đơn vị để triển khai, cụ thể hóa các chương trình, hoạt động theo hướng ngày càng linh hoạt, sáng tạo, thiết thực hiệu quả. Công đoàn NHVN đã tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa với quy mô toàn hệ thống: chương trình về nguồn nhân dịp Tết Nguyên đán, Quốc tế Phụ nữ 8/3, phát động Tháng Công nhân, Hội nghị biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu Công đoàn NHVN lần thứ hai năm 2024, Hội thi nghiệp vụ “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”, Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt toàn ngành Ngân hàng chào mừng Đại hội đảng các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước năm 2025 và khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước… Tổ chức công đoàn các cấp đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ trong việc chăm lo, bảo vệ ĐVNLĐ, tuyên truyền, động viên ĐVNLĐ đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn NHVN Nguyễn Khánh Chi báo cáo tại Hội nghị

Đặc biệt, trong xu thế phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, các cấp công đoàn ngành Ngân hàng xác định rõ Chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn là một phần tất yếu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia và càng đặc biệt trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Công đoàn NHVN đã nghiên cứu, xây dựng Đề án chuyển đổi số toàn diện hoạt động Công đoàn NHVN giai đoạn 2025 – 2030, đồng thời, triển khai và hoàn thiện theo từng giai đoạn việc ứng dụng các phần mềm quản lý điều hành theo chỉ đạo của TLĐLĐVN: phần mềm quản lý đoàn viên, thi đua khen thưởng, quản lý điều hành văn bản, tra cứu dữ liệu văn bản, tổng hợp báo cáo, thống kê số liệu hoạt động công đoàn. Tăng cường hiệu quả và đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn theo hình thức trực tuyến; nâng cấp giao diện và các tính năng của Website và Fanpage Công đoàn NHVN. Đặc biệt, Công đoàn NHVN triển khai thành công chương trình học tập Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp và tập huấn 2 chuyên đề nghiệp vụ công tác công đoàn bằng hình thức Lớp học trực tuyến E-learning đã phổ biến đến toàn thể cán bộ công đoàn trong toàn hệ thống đầy đủ nội dung và thông tin, đạt kết quả vượt trội so với hình thức đào tạo trực tiếp.

Với lợi thế của ngành Ngân hàng, các cấp công đoàn trong ngành Ngân hàng đã linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động công đoàn của các đơn vị, lan tỏa đến từng ĐVNLĐ, góp phần chăm lo tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ĐVNLĐ.

Trong năm 2024, Công đoàn NHVN đã thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVNLĐ và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Công đoàn NHVN đã tiếp nhận và giải quyết hỗ trợ, giúp đỡ các trường hợp ĐVNLĐ trong Ngành bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các Ban Liên lạc Hưu trí trong ngành Ngân hàng, Ban Liên lạc hưu TLĐLĐVN với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Các cấp công đoàn trong hệ thống thực hiện chăm lo tốt cho ĐVNLĐ của đơn vị; 100% các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngành Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, trên 97% số đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động và thành lập Ban thanh tra nhan dân đạt 85%. Nội dung các Hội nghị này ngày càng thiết thực, tập trung giải quyết những vấn đề về hoạt động chuyên môn của đơn vị, phát huy được quyền dân chủ của CBCCVCLĐ đóng góp xây dựng cơ quan, đơn vị phát triển bề vững; lắng nghe, giải đáp, chia sẻ các vấn đề quan tâm, bức xúc của ĐVNLĐ.

Công đoàn NHVN hoàn thành công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở của Tổng Liên đoàn giao trong năm 2024. So với cùng kỳ năm trước, số đoàn viên phát triển mới là 7.585 người, số công đoàn cơ sở thành lập mới là 06 đơn vị.

Phó Chủ tịch TĐLĐ VN Phan Văn Anh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch TLĐLĐ VN Phan Văn Anh đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, đoàn viên, người lao động trong hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động Công đoàn NHVN trong năm 2024. Trong đó đặc biệt là phong trào thi đua yêu nước được triển khai tốt, hiệu quả và làm tốt chương trình phúc lợi đoàn viên…

Cơ bản nhất trí với nhiệm vụ, giải pháp mà Công đoàn NHVN đưa ra trong năm 2025, Phó Chủ tịch TLĐLĐ lưu ý, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối để bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; đây cũng là năm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, cùng với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như: Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9; 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động phong trào thi đua yêu nước chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI và các ngày lễ, sự kiện quan trọng của Đảng và đất nước năm 2025 với chủ đề thi đua: “Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.”

Để triển khai có hiệu quả phong trào thi đua năm 2025, Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn NHVN căn cứ Kế hoạch phát động thi đua của Tổng Liên đoàn để xây dựng ngay kế hoạch, tổ chức hưởng ứng, phát động phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng; cụ thể hóa nội dung và có hình thức tổ chức phong trào thi đua phù hợp với thực tiễn; tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực; bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị để tổ chức thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục phát huy cao độ vai trò của tổ chức công đoàn trong tình hình mới

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thống đốc Đào Minh Tú ghi nhận và biểu dương những thành tích đạt được của Công đoàn NHVN trong năm 2024, đồng thời nhấn mạnh, công đoàn các cấp đã để lại rất nhiều dấu ấn nổi bật trong năm qua. Các cấp công đoàn trong hệ thống đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp thực hiện chăm lo đối với đoàn viên, người lao động; tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp Công đoàn đã chủ động phối hợp với chuyên môn trong việc tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, Hội nghị Người lao động, ký Thỏa ước lao động tập thể và tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định, đảm bảo dân chủ, công khai và quyền của người lao động theo quy định của pháp luật, góp phần tích cực tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh Hội nghị

Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những thách thức, khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đã đề ra, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao trong năm 2025 và giai đoạn tới, Phó Thống đốc lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu cho Công đoàn NHVN:

Một là, tiến hành tổng kết hoạt động đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn các tỉnh, thành phố giai đoạn 2014-2024 nhằm đánh giá toàn diện, tổng thể những kết quả đã đạt được, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân sau 10 năm triển khai thực hiện Quy chế làm việc của Đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm tiếp tục đổi mới hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại diện Công đoàn NHVN trên địa bàn tỉnh, thành phố theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn NHVN. Đề xuất, kiến nghị tiếp tục thực hiện tốt hơn những chức năng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại diện Công đoàn NHVN trong giai đoạn 2024-2034, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hoạt động công đoàn trong toàn hệ thống trong điều kiện, tình hình mới.

Hai là, năm 2025 triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ngành Ngân hàng thống nhất cao và quán triệt tinh thần khẩn trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước với quyết tâm chính trị cao nhất, đảm bảo tinh gọn đi đôi với nâng cao hiệu lực, hiệu quả, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN và hoạt động của hệ thống các TCTD, khai thác tối đa giá trị mà cơ cấu tổ chức mới mang lại. Trong bối cảnh đó, các cấp Công đoàn phối hợp với các tổ chức Đảng, lãnh đạo đơn vị nắm bắt tâm, tư, nguyện vọng, động viên, tuyên truyền, giải thích, làm công tác tư tưởng, đề xuất các giải pháp khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động tích cực tham gia chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ba là, cùng với đó tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ĐVNLĐ; chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp, tham mưu, đề xuất những kiến nghị xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích ĐVNLĐ; chăm lo, nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, lao động nữ.

Bốn là, tiếp tục phát động các phong trào thi đua thiết thực gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ngành; tích cực tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp, thiết thực nhằm tiếp tục củng cố niềm tin và tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó của ĐVNLĐ trong từng đơn vị và trong toàn Ngành.

Năm là, hoàn thiện và triển khai Đề án Công đoàn ngành Ngân hàng tập trung, xuyên suốt, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh tập thể của đoàn viên, người lao động trong ngành Ngân hàng, nâng cao công tác quản lý đoàn viên, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp nhận các công đoàn cơ sở trực thuộc các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương về sinh hoạt theo hệ thống ngành nghề trực thuộc Công đoàn NHVN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong tình hình mới.

Sáu là, tiếp tục làm tốt hoạt động an sinh xã hội ngay trong Ngành, tham gia ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa, phát huy tinh thần tương thân tương ái, vì cộng đồng.

Bảy là, tập trung chuẩn bị nội dung tổ chức Liên hoan tiếng hát ngành Ngân hàng năm 2025 với chủ đề: "Giai điệu Ngân hàng - Lời ca dâng Bác" (dự kiến tổ chức tháng 5/2025), Hội thi chuyên môn, nghiệp vụ năm 2025 (Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN làm đầu mối tổ chức dự kiến tổ chức tháng 9/2025). Chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các cuộc thi chuyên môn, nghiệp vụ thiết thực, phù hợp tại cơ sở, trong hệ thống, trên địa bàn.

Tám là, tập trung xây dựng và triển khai Đề án Chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thông tin báo cáo, khai thác dữ liệu, quản lý đoàn viên toàn hệ thống, nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ...

Trên tinh thần đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình tại mỗi cơ quan, đơn vị, đồng thời cũng dành thời gian để chỉ đạo có hiệu quả hoạt động công đoàn tại mỗi cấp, cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống và thực tiễn hoạt động công đoàn của từng đơn vị, quyết tâm thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI và các ngày lễ, sự kiện lớn của Đảng và đất nước trong năm 2025.

Theo sbv.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hỗ trợ nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, dựa trên việc đánh giá các chính sách qua các giai đoạn từ khi có Luật Nhà ở đầu tiên.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc