Một số điều cần biết về thông tin tín dụng và hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kinh tế - xã hội
Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó: Khách hàng vay là pháp nhân, cá nhân có quan hệ tín dụng với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
aa

1. Thông tin tín dụng và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)

Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó: Khách hàng vay là pháp nhân, cá nhân có quan hệ tín dụng với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.


Nguồn ảnh: Internet

Ở Việt Nam, hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do CIC làm đầu mối tổ chức, thực hiện. Theo đó, CIC thực hiện các chức năng sau: (i) Thu nhận, xử lý, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia; (ii) Cung cấp thông tin tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; (iii) Chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; (iv) Cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của NHNN và pháp luật.

Hiện nay, kho dữ liệu Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam do CIC quản lý lưu giữ thông tin của hơn 55 triệu hồ sơ khách hàng, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các TCTD hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức tự nguyện. Hoạt động thông tin tín dụng hướng tới những mục đích sau:

Thứ nhất, hỗ trợ NHNN thực hiện chức năng quản lý, hoạch định chính sách, thanh tra giám sát của NHNN; góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai, hỗ trợ TCTD ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ ba, hỗ trợ khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Những điều cần biết trong hoạt động thông tin tín dụng

Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm số đó cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của khách hàng vay bao gồm: Thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.

Theo mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC, điểm tín dụng của khách hàng vay được áp dụng theo nguyên tắc: Hạng thấp, điểm cao - Mức độ rủi ro thấp; Hạng cao, điểm thấp - Mức độ rủi ro cao. Cụ thể, điểm tín dụng của khách hàng vay (từ 403 - 706) được chia làm 5 cấp độ: Xấu (hạng 9, hạng 10); dưới trung bình (hạng 7, hạng 8); trung bình (hạng 5, hạng 6); tốt (hạng 3, hạng 4) và rất tốt (hạng 1, hạng 2); tương ứng với 10 hạng từ thấp nhất là hạng 10 và cao nhất là hạng 01.

Để có thể nâng cao được điểm tín dụng của mình, tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn tại các TCTD, các khách hàng cần cân nhắc thực hiện:

Một là, chỉ vay vốn/mở thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết và tính toán kĩ khả năng trả nợ dựa trên thu nhập thực tế.

Hai là, có kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn; luôn cân nhắc về khả năng tài chính của mình để hoạch định kế hoạch chi tiêu nhằm trả nợ đủ và đúng thời gian; luôn có ý thức trả nợ, dù là khoản nợ nhỏ (có thể sử dụng các công cụ nhắc nợ tự động như phần mềm ghi nhớ trên điện thoại).

Ba là, thường xuyên kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân để giám sát thông tin và mức độ tín nhiệm về bản thân và tránh bị kẻ gian lợi dụng, có phương án xử lý nếu phát hiện thông tin của mình chưa chính xác.

Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc khách hàng nên cố gắng chi trả dần số dư nợ hiện tại, không nên phát sinh thêm nhiều khoản nợ mới, đặc biệt là nợ tín chấp, nợ vay tiêu dùng.

Theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ tại các TCTD được chia thành 05 nhóm, trong đó, nợ quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên được coi là nợ xấu, bao gồm các nhóm nợ như sau: Nhóm 3 dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 - 180 ngày), nhóm 4 nghi ngờ (quá hạn từ 181 - 360 ngày) và nhóm 5 có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày). Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ đã không được thanh toán đúng hạn và đã quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Theo Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN, mọi thông tin tiêu cực về khách hàng vay được CIC sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng theo thời gian tối đa 05 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó.

Khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng, căn cứ khẩu vị rủi ro và nguyên tắc đánh giá khách hàng vay của TCTD.

Việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng dựa trên nhiều yếu tố theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của từng TCTD; thông tin do CIC cung cấp là một trong nhiều kênh tham khảo, hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của TCTD.

Khi phát hiện thông tin tín dụng bị sai, khách hàng cần thực hiện những bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký tài khoản và tự kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân tại CIC.

Bước 2: Nếu phát hiện thông tin bị sai sót, khách hàng phản ánh với CIC qua tổng đài 1800585891 hoặc chuyên mục “Khiếu nại/phản hồi” tại website: http://cic.gov.vn (gửi kèm giấy tờ chứng minh).

Nếu trường hợp sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh sai sót và thông báo kết quả đến khách hàng.

Nếu trường hợp dữ liệu tại CIC đúng, CIC sẽ yêu cầu TCTD kiểm tra, xác minh thông tin. Sau khi xác minh thông tin, TCTD gửi văn bản trả lời cụ thể tới CIC và đề xuất điều chỉnh dữ liệu (nếu cần). CIC sẽ căn cứ vào kết quả phản hồi từ TCTD xử lý và thông báo kết quả đến khách hàng.

Tất cả thông tin của khách hàng tại CIC được cập nhật/lưu trữ trung thực, khách quan đúng theo các thông tin được các TCTD báo cáo. CIC hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin này. Mọi quảng cáo về dịch vụ xóa nợ xấu đều là hành động lừa đảo.

Thông tin tín dụng chỉ có thể được điều chỉnh nếu ghi nhận các sai sót do lỗi tác nghiệp và phải tuân thủ quy trình xác minh, kiểm tra nghiêm ngặt.

3. Sản phẩm do CIC cung cấp

CIC cung cấp các nhóm sản phẩm, báo cáo sau đây cho TCTD:

Nhóm các sản phẩm thông tin tín dụng khách hàng: Sản phẩm thông tin Quan hệ tín dụng (QHTD) (R10A, R11A, S10A, S11A); sản phẩm thông tin bảo đảm tiền vay (R20, R21); sản phẩm thông tin chủ thẻ tín dụng (R14); cảnh báo tức thời (S37).

Nhóm các sản phẩm chấm điểm, xếp hạng tín dụng: Sản phẩm chấm điểm tín dụng khách hàng vay (S40); sản phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (XH50); sản phẩm xếp hạng tín dụng tập đoàn, tổng công ty (XH51); sản phẩm bộ chỉ số trung bình ngành (XH53).

Nhóm sản phẩm báo cáo thông tin doanh nghiệp: Báo cáo thông tin doanh nghiệp nước ngoài (S70).

Nhóm sản phẩm dịch vụ cảnh báo và theo user: Cảnh báo nhóm chi nhánh TCTD (S33 - dành cho Hội sở TCTD); cảnh báo nhóm khách hàng pháp nhân, thể nhân (S34, S35); cảnh báo nhóm khách hàng của chi nhánh TCTD có nợ xấu tại chi nhánh TCTD khác (S36); khách hàng có phát sinh nợ cần chú ý trong kỳ (S39); khai thác nhu cầu vay trên cổng thông tin kết nối khách hàng vay.

Nhóm các sản phẩm được CIC cung cấp theo yêu cầu: Tùy theo nhu cầu sử dụng thông tin của các TCTD mà CIC có cung cấp các sản phẩm phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau của đơn vị như tìm kiếm khách hàng, quản trị danh mục đánh giá khách hàng, quản trị rủi ro, xây dựng mô hình, thẻ điểm…

Các hình thức khai thác thông tin tín dụng dành cho TCTD qua hai kênh chính:

Hình thức 1: CIC cung cấp tất cả các sản phẩm trong danh mục sản phẩm qua hai trang web: cic.org.vn và cic.gov.vn.

Hình thức 2: Thông qua kênh kết nối trực tiếp H2H, chỉ cung cấp một bộ phận sản phẩm trong danh mục sản phẩm hiện hữu của CIC (sản phẩm làm sẵn, một số sản phẩm theo yêu cầu…).

Một số trường hợp đặc biệt (gói dữ liệu lớn, đơn vị đề xuất nhận dữ liệu qua văn bản…), CIC có thể triển khai cung cấp qua các thiết bị lưu trữ hoặc văn bản.

Các đơn vị TCTD bao gồm: Hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch (được ủy quyền của chi nhánh) đều có thể trực tiếp ký kết hợp đồng dịch vụ thông tin tín dụng với CIC để khai thác các sản phẩm. Đơn vị ký hợp đồng chủ động quản lý cán bộ và đăng ký bổ sung/thay đổi theo nhu cầu thực tế.

Mỗi hợp đồng dịch vụ, TCTD chỉ được đăng ký 01 user thanh toán, đơn vị sử dụng user này để đăng nhập; chủ động đối chiếu số liệu khai thác, in thông báo thanh toán và hóa đơn giá trị gia tăng cho các dịch vụ đã sử dụng.

CIC chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các pháp nhân có ký hợp đồng khai thác thông tin với CIC. Theo đó, các đơn vị ngoài TCTD muốn khai thác thông tin về đối tác cần cung cấp cam kết của chủ thể thông tin cho phép đơn vị được khai thác thông tin của chủ thể tại kho dữ liệu của CIC.

Với khách hàng cá nhân, CIC cung cấp báo cáo tín dụng về bản thân khách hàng (K11 - Sản phẩm thông tin tín dụng khách hàng vay cá nhân).

Để tra cứu thông tin tín dụng của bản thân, khách hàng cần đăng ký tài khoản bằng cách tải ứng dụng iCIC/CIC Credit Connect (CICB) trên điện thoại thông minh hoặc truy cập website của CIC.

Khi được cấp tài khoản (đăng ký thành công), khách hàng có quyền: Khai thác báo cáo tín dụng của bản thân miễn phí 1 lần trong 1 năm; được tìm kiếm thông tin về các sản phẩm vay/thẻ tín dụng của các TCTD trên địa bàn được đăng tải trên cổng thông tin kết nối khách hàng vay của CIC; được đăng ký nhu cầu vay/mở thẻ với các TCTD, được TCTD kết nối, tư vấn, lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu của bản thân, tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, qua đó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn; được CIC giải thích/tư vấn về cách cải thiện điểm tín dụng, giải quyết các khiếu nại điện tử liên quan đến thông tin tín dụng của bản thân; được tiếp cận một kênh tư vấn tài chính hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức trong việc kiểm soát, bảo mật thông tin tín dụng của cá nhân.

Khách hàng có nghĩa vụ cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin khi đăng ký tài khoản. Mỗi khách hàng chỉ đăng ký một tài khoản với một số điện thoại (đối với cá nhân) hoặc với một mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, CIC cũng cung cấp báo cáo theo gói phục vụ các khách hàng vay có nhu cầu tra cứu thông tin nhiều lần trong một năm, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn trong quá trình khai thác.

CIC có chính sách chiết khấu đối với các đơn vị hỏi tin theo số lượng lớn/ tần suất nhiều lần. Cụ thể, hiện tại CIC đang áp dụng chính sách giá bán bậc thang đối với các TCTD tra cứu số lượng lớn theo tháng hoặc theo từng lượt khai thác số lượng lớn hỏi tin sản phẩm theo yêu cầu. Ngoài ra, CIC có áp dụng các hệ số chiết khấu đối với gói dữ liệu xây dựng mô hình.

Đơn vị sử dụng không phải trả khoản phí nào liên quan đến việc duy trì hợp đồng và quản trị tài khoản. CIC chỉ thu phí trên bản trả lời tin có thông tin tín dụng do CIC cung cấp thành công cho đơn vị.

CIC luôn công khai chính sách giá về các sản phẩm, dịch vụ do CIC cung cấp cho các đối tượng được khai thác báo cáo. Các đơn vị sử dụng có thể chủ động truy cập website của CIC để cập nhật chính sách giá sản phẩm, dịch vụ mới nhất đang được áp dụng.

Ngày 30/12/2022, Tổng Giám đốc CIC đã ban hành Quyết định số 269/QĐ-TTTD quy định về giá sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng của CIC. Theo đó, CIC vẫn tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã lần lượt bằng 20% và 50% so với mức giá sản phẩm tương ứng cung cấp cho TCTD. Đặc biệt, đối với các TCTD được vinh danh là đơn vị xuất sắc của năm được hưởng chiết khấu 2% trên tổng số tiền khai thác trong năm kế tiếp; TCTD được vinh danh là đơn vị tiêu biểu của năm được hưởng chiết khấu 1% tương ứng.

Nhật Minh




https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc