Mạng 5G và ứng dụng đối với ngành ngân hàng

Công nghệ & ngân hàng số
5G là mạng không dây thế hệ thứ năm, được thiết kế để cải tiến tăng tốc độ, dung lượng, độ trễ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. Với mạng này, dữ liệu được truyền qua các kết nối b...
aa

5G là mạng không dây thế hệ thứ năm, được thiết kế để cải tiến tăng tốc độ, dung lượng, độ trễ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. Với mạng này, dữ liệu được truyền qua các kết nối băng thông rộng không dây có thể truyền đi ở tốc độ cao, vượt qua tốc độ của mạng có dây và lên tới 20 Gbps; độ trễ rất thấp, chỉ với từ 1ms trở xuống cho các ứng dụng yêu cầu khả năng hồi đáp trong thời gian thực. Với việc hỗ trợ băng thông rộng hơn và công nghệ tiên tiến hơn, 5G cũng sẽ cho phép gia tăng lượng dữ liệu được truyền qua các hệ thống không dây.

Bên cạnh đó, 5G còn cung cấp các tính năng quản lý mạng, trong đó có tính năng cắt mạng, cho phép các nhà khai thác di động tạo nhiều mạng ảo trong một mạng 5G vật lý. Khả năng này sẽ cho phép các kết nối mạng không dây hỗ trợ các nhu cầu hoặc mô hình kinh doanh cụ thể và có thể được bán trên cơ sở dịch vụ.


Mạng 5G giúp ngân hàng kết nối các kênh giao dịch điện tử và vật lý tốt hơn

5G có thể làm sống lại những dự án đã bị hoãn vì công nghệ mạng trước đây không thể hỗ trợ. Chẳng hạn như ứng dụng dùng thông tin về vị trí người dùng và thực tế ảo tăng cường (augmented reality) để hiển thị những cửa hàng đang giảm giá trên hình ảnh mà người dùng thấy được qua máy ảnh điện thoại. Nếu một khách hàng muốn tìm các nhà hàng xung quanh để ăn trưa, người đó có thể chĩa máy ảnh về phía một con phố và nhìn thấy những mức giá xuất hiện trước mỗi cửa hàng. Mạng không dây từ trước tới nay chưa từng đủ sức làm được điều đó nhưng công nghệ 5G thì khác.

Tốc độ cao còn có một tác dụng phụ là làm giảm kích cỡ các ứng dụng di động. Chúng ta vẫn phải đưa rất nhiều logic xử lý vào ứng dụng, buộc nó tính toán khá nhiều và làm cạn pin điện thoại rất nhanh. Dung lượng dữ liệu truyền nhận lớn còn khiến màn hình hiển thị bị giật. 5G xuất hiện sẽ mở ra nhiều tính năng mới.

Tại nhiều quốc gia, 5G có kế hoạch được triển khai theo các giai đoạn trong vài năm tới để đáp ứng sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các thiết bị di động và kết nối internet, dự kiến ​​sẽ tạo ra một loạt các ứng dụng và mô hình kinh doanh mới khi công nghệ được tung ra.

Vậy 5G sẽ ảnh hưởng ra sao đối với hoạt động ngành Ngân hàng, bài viết sẽ phân tích những lợi ích mà 5G có thể mang lại cho ngành này.

Kết nối tốc độ cao đem lại nhiều lợi ích đối với các ngân hàng

Các nhà công nghệ ngân hàng đang trông chờ 5G để có được hiệu suất tốt hơn cho các ứng dụng và dịch vụ của mình. Khoảng chục năm trước, nếu bạn muốn truyền trực tiếp một video, máy khách phải tải vào bộ đệm trước và nó sẽ dừng vài lần trong quá trình xem khiến người dùng bực mình. Với sự tăng tốc của kết nối mạng, ngày nay chúng ta không những có thể truyền video trực tiếp cho bạn bè mà còn có thể xem những bộ phim dài từ những công ty như Netflix. Băng thông lớn hơn cho phép các ngân hàng tạo ra trải nghiệm tốt hơn nhiều ngay cả khi họ không cần sửa đổi các sản phẩm ngân hàng số.

Băng thông lớn còn đem lại cho các lập trình viên một lợi ích lớn hơn thế. Từ trước tới nay chúng ta phải nhồi nhét rất nhiều vào ứng dụng và cố gắng tinh chỉnh để đạt được hiệu suất cao nhất có thể. Các sản phẩm ngân hàng số phải nghiên cứu thật nhiều và thiết lập kiến trúc phù hợp nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng đạt mức ít nhất là chấp nhận được. Với 5G, các ngân hàng có thể đưa trải nghiệm dịch vụ đến với người dùng qua internet mà không cần yêu cầu họ tải ứng dụng xuống thiết bị. 5G sẽ cho phép ứng dụng di động giữ ít dữ liệu trên thiết bị hơn.

Và vì việc truyền dữ liệu từ đám mây tới thiết bị là gần như miễn phí trong môi trường 5G nên chúng ta có thể tạo ra những ứng dụng gọn nhẹ hơn, phản ứng nhanh nhẹn hơn. Hơn thế, ứng dụng gọn nhẹ hơn, sử dụng đám mây nhiều hơn cũng có nghĩa là người dùng ít phải cập nhật ứng dụng hơn. Ngân hàng sẽ ít phải lo lắng hơn về các phiên bản ứng dụng, tự tin rằng trải nghiệm của khách hàng sẽ đồng nhất hơn và khi cần cập nhật an ninh thì bản cập nhật sẽ được áp dụng tức thời trên toàn hệ thống.

5G cũng sẽ giải quyết vấn đề nảy sinh khi quá nhiều người cùng sử dụng điện thoại thông minh cùng lúc tại cùng một địa điểm, chẳng hạn như sân vận động, hay khi quá nhiều ô tô tự lái/thiết bị thông minh kết nối tới cùng một mạng, khiến cho mạng bị quá tải. Với khả năng chấp nhận hàng triệu kết nối tới một mạng, 5G sẽ chấm dứt những vấn đề về hiệu năng của hệ thống mạng.

Các chi nhánh ngân hàng và máy ATM

Việc nâng cấp mạng trong nội bộ chi nhánh lên 5G sẽ giúp ích cho các ngân hàng. Kết nối Wi-Fi cho khách với tốc độ cao có thể khiến khách hàng hài lòng hơn và quên đi sự chậm trễ (nếu có) của nhân viên phục vụ. Ngoài ra, 5G có thể cho phép trao đổi video giữa chi nhánh và hội sở ngân hàng hay thậm chí là sử dụng thực tế ảo. Các chuyên gia từ xa có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn những vấn đề phức tạp trong sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Các ngân hàng cũng có thể tận dụng 5G cho các chi nhánh di động. Trong các dịp lễ hội, tại những nơi tụ tập đông người, ngân hàng có thể nhanh chóng thiết lập điểm giao dịch mới với máy ATM và các quầy dịch vụ được thiết lập “ngay trong đêm”. Tốc độ cao và khả năng phản hồi nhanh chóng của 5G có thể đem lại khả năng nhận diện khuôn mặt (dịch vụ cần truy cập nhanh cơ sở dữ liệu trên đám mây trong thời gian thực), điều mà những quầy dịch vụ sử dụng công nghệ 3G hay 4G không thể nào làm được.

5G cũng có thể được dùng để hỗ trợ và đào tạo từ xa. Ví dụ như một ngân hàng vẫn còn sử dụng ATM hay thiết bị POS cổ mà ít người biết cách sửa. Với 5G, cán bộ chi nhánh có thể nhận được sự trợ giúp từ xa của các chuyên gia. Thông qua kính thực tế ảo tăng cường mà cán bộ tại hiện trường đeo, chuyên gia ở trung tâm có thể nhìn thấy những thông tin chi tiết và hướng dẫn cán bộ tại hiện trường từng bước một.

Các kênh vật lý và điện tử hòa quyện

5G giúp các ngân hàng kết nối các kênh giao dịch điện tử và vật lý tốt hơn. Chẳng hạn như thông tin từ các tương tác trực tuyến có thể được chuyển tới chi nhánh và trung tâm dịch vụ khách hàng, giúp đưa ra những khuyến nghị tức thời cho cán bộ ngân hàng. Và khi khách hàng gặp khó khăn trong giao dịch trực tuyến, cán bộ ngân hàng có thể giúp họ khắc phục những vấn đề phức tạp thông qua thực tế ảo. Chuyên viên tư vấn tài chính có thể giải thích cho khách hàng về các phương án đầu tư từ xa, với một bảng thông tin chia sẻ tức thời. Những điều đó đều cần tới một kết nối tốc độ cao để đảm bảo trải nghiệm khách hàng.

Các ngân hàng cũng có thể dùng 5G để bổ sung tính năng nghe nhìn cho những chatbot “toàn chữ” hiện nay. Trong phòng thí nghiệm 5G ở New York, Verizon đang làm việc với một công ty khởi nghiệp Soul Machines để tạo ra một “con người số” với tên gọi Lia dựa trên hình ảnh của nữ nghệ sĩ Shushila Takao ở New Zealand. Lia có thể tìm kiếm và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Nó cũng dùng camera trên thiết bị của khách hàng để hiểu về ngữ cảnh của cuộc nói chuyện. Ngữ cảnh thời gian thực là rất quan trọng vì từ đó bạn có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể và biết khách hàng đang vui vẻ, lo lắng hay giận dữ. Đó là một bước tiến quan trọng vì khách hàng sẽ thích nói chuyện với một người thực hơn là một cái máy cứng đờ, vô cảm. Con người thường dễ thích nghi hơn nếu có thể hiểu người khác đang nghĩ gì, làm gì và đang định làm gì. Khi nói chuyện với người khác qua điện thoại, chúng ta bỏ sót rất nhiều thông tin khi không biết người kia đang làm gì (và do đó có thể hiểu sai nội dung trao đổi). Trong các cuộc nói chuyện video tức thời, hai người sẽ có thể hiểu nhau hơn.

Một ứng dụng khác của 5G trong dịch vụ khách hàng là thông dịch tức thời (được nhúng trong các ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hay PC, kiosk). Điều đó có thể được thực hiện nhờ cấu phần điện toán biên (mobile edge computing) của 5G. Vì độ trễ của mạng khá thấp và việc tính toán, xử lý thông tin được thực hiện ở rìa mạng nên hai người có thể nói hai thứ tiếng khác nhau mà vẫn hiểu ý nhau nhờ chức năng thông dịch tức thời.

Điện toán khắp nơi, Google Glass, AI

Một hứa hẹn quan trọng khác mà 5G đem tới cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng nằm ở các thiết bị đeo. Gartner ước tính rằng trong năm 2019 sẽ có khoảng 225 triệu thiết bị đeo và kết nối web được bán ra trên toàn cầu, tăng 26% so với năm 2018. Các thiết bị đeo đang trở thành một kênh quan trọng cho thanh toán di động và điều này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Trong quá khứ, các thiết bị đeo phải dựa vào xác thực tại chỗ bằng dữ liệu sinh trắc học. Các biện pháp kiểm tra sinh trắc học ngày càng phức tạp, chuyển từ vân tay sang khuôn mặt, thậm chí dùng cả nhận dạng giọng nói và phân tích hành vi (thí dụ như cách gõ bàn phím) để xác thực người dùng. Với việc kết nối tới đám mây bằng công nghệ 5G, các thiết bị đeo này có thể chia sẻ dữ liệu với các dịch vụ tài chính và giữa chúng với nhau - ngày càng đáng tin cậy và giảm độ trễ. Điều đó cho phép sử dụng các dịch vụ trên đám mây, giúp xác thực với những kiểu dữ liệu sinh trắc học mới với độ chính xác cao hơn. Có lẽ sẽ đến lúc các ngân hàng không dựa vào một kiểu xác thực duy nhất. Sử dụng kết nối 5G thời gian thực từ các thiết bị khác nhau, tổ chức tài chính có thể cung cấp xác thực đa lớp để bảo vệ khách hàng tốt hơn. Điều này có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ báo động nhầm khi xác thực.

Các thiết bị đeo là một phần của điện toán khắp nơi, trong đó các thiết bị kết nối, các loại máy móc và cảm biến phản ứng với sự có mặt của con người. Hãy hình dung khi đang soạn đồ cho chuyến công tác, bạn chỉ cần hỏi thiết bị thông minh “Tôi đang soạn đồ cho chuyến đi Huế. Tôi cần chuẩn bị những thứ gì?”. Ứng dụng sẽ phân tích các sự kiện trên lịch làm việc, dự báo thời tiết của nơi đến, việc bạn có thời gian rảnh để ra ngoài tập luyện hay không, hay thậm chí cả việc bạn có cần mang thêm đồ dự phòng không nếu tuyến bay này có khả năng trễ chuyến hay thất lạc hành lý. Khi đến nơi, điện toán đám mây có thể giúp bạn nhận phòng khách sạn và xử lý các công việc hậu cần khác thuận tiện hơn. Thanh toán và các giao dịch tài chính là một phần trong những ngữ cảnh đó và chính là điểm cần tới các ngân hàng. Khả năng truy cập thông tin và xử lý chúng một cách an toàn ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào là một điều tuyệt vời cho mỗi khách hàng.

Khả năng thu thập dữ liệu khách hàng liên tục của 5G sẽ cho phép các ngân hàng bảo vệ tài khoản của họ tốt hơn và làm nhiều hơn thế. Thông tin tức thời về địa điểm của khoản thanh toán mở ra cơ hội cung cấp các dịch vụ ngân hàng cá nhân hóa, thông minh. Ngay khi khách hàng thực hiện một giao dịch bằng thiết bị di động, ngân hàng có thể nhanh chóng lược qua các dữ liệu như địa điểm, giá trị giao dịch và mã điểm chấp nhận thanh toán để giảm lỗi phát hiện gian lận. Các giao dịch hợp lệ bị từ chối vì nhầm là giao dịch gian lận sẽ ít hơn. Dữ liệu về hành vi khách hàng cũng có thể được tổng hợp tức thời để đưa ra những gợi ý dựa trên ngữ cảnh cho khách hàng. Trợ lý tài chính ảo có thể tự động nhắc nhở khách hàng việc họ sắp vượt quá ngân sách dự kiến cho các dịch vụ giải trí khi tới rạp chiếu phim hay gợi ý những cách để tiết kiệm chi phí khi đang ở siêu thị mua thực phẩm.

5G còn có thể giúp các ngân hàng truyền những trải nghiệm ngân hàng số tới kính thông minh của Google. Hay cho phép khách hàng sử dụng trí tuệ nhân tạo nhiều hơn. Chẳng hạn như máy học có thể được nhúng vào trang web, giúp khách hàng không phải mất công tải ứng dụng xuống thiết bị.

Các ngân hàng có cần nhanh chóng cho ra mắt các ứng dụng 5G?

Liệu các ngân hàng có thể tạo ra ứng dụng tương thích với 5G ngay từ bây giờ hay phải đợi đến khi phần lớn khách hàng của họ đã sử dụng 5G? Nhiều ngân hàng Mỹ đang chuẩn bị sẵn các ứng dụng để chờ 5G được triển khai rộng. Họ dùng chiến lược đa ứng dụng, theo đó vừa cung cấp ứng dụng gọn nhẹ tương ứng với khách hàng sử dụng 5G vừa duy trì những ứng dụng hỗ trợ người dùng điện thoại 3G và 4G. Điều này không có gì khác thường vì trước đây các ngân hàng vẫn phải hỗ trợ nhiều dòng sản phẩm và các phiên bản/hệ điều hành khác nhau.

5G đem tới nhiều hứa hẹn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chạy đua công nghệ thật nhanh. Điều quan trọng không phải là trở thành người đầu tiên ứng dụng công nghệ mới. Điều cần làm là tập trung xây dựng trải nghiệm phù hợp cho khách hàng vào thời điểm thích hợp. Nhưng liệu các đối thủ fintech có sử dụng những dịch vụ mới hấp dẫn dựa trên công nghệ 5G để chiếm lĩnh thị trường như cách mà Uber và Lyft đã dùng 4G để khuynh đảo thị trường taxi? Các ngân hàng hoàn toàn có cơ hội hợp tác với những công ty fintech trong việc triển khai các dịch vụ tài chính 5G. Chẳng hạn như nếu thực tế ảo tăng cường thu hút sự chú ý của khách hàng thì ngân hàng có thể hợp tác với các công ty công nghệ để triển khai các dịch vụ thực tế ảo tăng cường trong lĩnh vực tài chính mà không cần phải là người đi đầu về nền tảng công nghệ đó.

ThS. Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn: TCNH chuyên đề THNH số 6/2019

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Bài toán cấp tín dụng là một trong những vấn đề trọng yếu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoặc các nền tảng cho vay ngang hàng. Mục tiêu của bài toán này là đánh giá rủi ro tín dụng của từng khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra quyết định liệu có nên cấp tín dụng hay không, nếu có thì với điều kiện như thế nào. Trong thực tế, việc đưa ra quyết định cấp tín dụng không chỉ đơn thuần là lựa chọn giữa “cấp” hay “không cấp”, mà là một quá trình ra quyết định phức tạp, cần cân bằng giữa rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận kỳ vọng. Một quyết định sai lầm, ví dụ như cấp tín dụng cho khách hàng có khả năng vỡ nợ, có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng. Ngược lại, từ chối một khách hàng có khả năng hoàn trả tốt cũng là bỏ lỡ cơ hội sinh lời.
Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai là xu hướng mới đầy tiềm năng, hứa hẹn tái định nghĩa trải nghiệm ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Sự xuất hiện của bản sao số khách hàng đánh dấu bước chuyển đổi căn bản trong ngành Ngân hàng, từ mô hình quản lý khách hàng phản ứng sang chiến lược chủ động dựa trên dự đoán và tương tác cá nhân hóa sâu. Bằng cách xây dựng các mô hình ảo động, bản sao số khách hàng cho phép ngân hàng mô phỏng hành vi, dự báo nhu cầu và phân tích động lực đằng sau quyết định tài chính của từng cá nhân. Giá trị cốt lõi của bản sao số khách hàng nằm ở khả năng siêu cá nhân hóa dịch vụ, thúc đẩy lòng trung thành và tối ưu hóa giá trị vòng đời khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro và đổi mới sản phẩm.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Bài nghiên cứu này đã nêu rõ vai trò chuyển đổi của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận, nhấn mạnh khả năng phân tích tập dữ liệu giao dịch khổng lồ, xác định các điểm bất thường và tăng cường bảo mật ngân hàng số... Việc trí tuệ nhân tạo và học máy được áp dụng rộng rãi sẽ phụ thuộc vào cách các tổ chức tài chính điều chỉnh chiến lược của mình để thích ứng hiệu quả hơn với các mô hình đang ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn bởi các quy định. Sự thành công của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận sẽ được quyết định bởi việc đổi mới công nghệ, chia sẻ thông tin tình báo về gian lận và các biện pháp quy định nhằm cân bằng giữa đạo đức trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong ngân hàng số.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thương mại điện tử phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19 nhưng kéo theo nhiều rủi ro về bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân, gây ra tình trạng xâm phạm, đánh cắp dữ liệu và gia tăng tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế số. Bài viết phân tích thực trạng bảo vệ dữ liệu, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Phát triển ngân hàng số  và thanh toán không dùng tiền mặt  tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Phát triển ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Nghiên cứu phân tích sự bùng nổ của ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024, với sự tăng trưởng mạnh về số lượng khách hàng, giao dịch và chuyển dịch sang kênh điện tử. Động lực là sự phối hợp giữa chính sách, đổi mới từ ngân hàng, công nghệ và sự hưởng ứng của người dân. Nghiên cứu kết luận giai đoạn này góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và đề xuất giải pháp duy trì tăng trưởng, khắc phục thách thức về an ninh và khoảng cách số.
Đặc trưng của chuyển đổi số  và những tác động đến hoạt động  của các ngân hàng trung ương trên thế giới

Đặc trưng của chuyển đổi số và những tác động đến hoạt động của các ngân hàng trung ương trên thế giới

Chuyển đổi số, nổi bật trong bối cảnh CMCN 4.0, đang thay đổi sâu sắc cách vận hành và cung cấp dịch vụ trong ngành ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng trung ương. Bài viết làm rõ khái niệm, đặc điểm của chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phân tích tác động đến hoạt động của các NHTW trên thế giới và đề xuất gợi ý cho Việt Nam.
Xem thêm
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của ngành Ngân hàng, doanh số giải ngân chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (chương trình 145 nghìn tỉ đồng) đã có sự cải thiện qua thời gian, tháng sau cao hơn tháng trước, tương ứng với nguồn cung nhà ở xã hội gia tăng.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng