Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng

Bài viết khoa học chuyên sâu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
aa

Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro. Bên cạnh đó, để tránh bỏ sót rủi ro, nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp cho điểm (scoring) dựa trên cơ sở ý kiến chuyên gia kiểm toán. Mục tiêu của nghiên cứu hướng đến cung cấp phương pháp thực hiện mang tính khoa học, khách quan nhằm đáp ứng các yêu cầu về lập kế hoạch kiểm toán nội bộ (KTNB) của các NHTM theo quy định hiện hành.


Từ khóa: Kế hoạch KTNB, định hướng rủi ro, NHTM, mô hình định lượng.

UTILISING A QUANTITATIVE MODEL TO PLAN FOR INTERNAL AUDIT
AT COMMERCIAL BANKS BASED ON RISK


Abstract: This research uses a linear regression model to identify the main influencing factors that cause material risks in commercial banks. These risks are measured by errors and can lead to business losses, specifically in terms of cash. The study utilizes a linear optimization model based on internal data generated at each unit to create a risk-oriented audit plan. Besides, to avoid missing risks, the study continues to use a scoring method based on audit expert opinions. The goal of the research is to provide a scientific and objective implementation method to meet the requirements for internal audit planning in commercial banks according to current legal regulations.

Keywords: Internal audit plan, risk orientation, commercial bank, quantitative model.

1. Giới thiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại, kiểm toán không những được xem là một nghề chuyên nghiệp mà còn là một hoạt động không thể thiếu trong việc đưa ra các đảm bảo và tư vấn về mọi mặt trong đời sống con người dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp được thừa nhận rộng rãi, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Kiểm toán từ một hoạt động chung, do tính chất đặc trưng về quản lí rủi ro và đưa ra các đảm bảo theo từng mục tiêu, đối tượng mà tách ra thành kiểm toán độc lập và KTNB.

Nếu vai trò của kiểm toán độc lập là đưa ra các ý kiến hay bảo đảm mà dân chúng dựa vào đó để ra quyết định tài chính, doanh nghiệp dựa vào sự tin tưởng của công chúng từ những tuyên bố đó nhằm thu hút các nhà đầu tư (Pratt và cộng sự, 2022), thì vai trò của KTNB sẽ hướng đến mục tiêu đảm bảo các rủi ro trọng yếu trong kinh doanh của doanh nghiệp được quản lí phù hợp với khung kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả (Cascarino, 2015). Và cho dù trong vai trò nào, quy trình kiểm toán nói chung đều bắt đầu từ việc lên kế hoạch kiểm toán (Ray và Pany, 2022; Cascarino, 2015; Nzechukwu, 2016). Việc lập kế hoạch kiểm toán mang lại một số lợi ích sau: (i) Kiểm toán viên tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực kiểm toán quan trọng; (ii) Hỗ trợ kiểm toán viên xác định và giải quyết kịp thời các vấn đề tiềm ẩn; (iii) Giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lí hợp lí các cuộc kiểm toán theo kế hoạch, đảm bảo các cuộc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả; (iv) Hỗ trợ việc lựa chọn các thành viên nhóm kiểm toán có đủ năng lực và phân công công việc cho họ; (v) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo và giám sát công việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán (Kumar và Sharma, 2015).

Theo Pratt và cộng sự (2022), ở góc độ kiểm toán độc lập, lập kế hoạch kiểm toán là việc đưa ra các quyết định ban đầu về rủi ro và mức trọng yếu để kiểm toán viên xác định kế hoạch kiểm toán của họ sẽ được triển khai và phản hồi như thế nào thông qua hai giai đoạn: Kế hoạch ban đầu và kế hoạch chi tiết. Còn ở góc độ KTNB, kế hoạch kiểm toán sẽ tập trung vào các lĩnh vực rủi ro xuất phát từ kết quả đánh giá rủi ro của kiểm toán viên trong doanh nghiệp (Nzechukwu, 2016).

NHTM là một trong những định chế tài chính trung gian kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do NHTM được phép nhận tiền gửi từ công chúng và sử dụng phần lớn số tiền gửi đó để cấp tín dụng ở những kì hạn khác nhau nên điều này làm phát sinh các rủi ro mang tính trọng yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản. Chính vì vậy, các yêu cầu về hoạt động và an toàn vốn được các cơ quan giám sát đặt ra nghiêm ngặt để phòng ngừa các rủi ro phát sinh. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với hoạt động quản lí rủi ro nhằm đạt được lợi ích tối ưu. Một trong những hoạt động góp phần quản lí rủi ro cho NHTM chính là KTNB, trong đó lập kế hoạch kiểm toán là nghiệp vụ cần thiết của việc triển khai.

Xu hướng kiểm toán theo định hướng rủi ro là một phương pháp hiện đại bên cạnh việc kiểm toán theo hướng truyền thống (kiểm toán tuân thủ). “Kiểm toán định hướng rủi ro là một quá trình, cách tiếp cận, phương pháp luận và thái độ tư duy thống nhất. Cách đơn giản nhất để suy nghĩ về khái niệm kiểm toán dựa trên rủi ro là kiểm toán những thứ thực sự quan trọng đối với tổ chức của bạn. Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro là tập trung nguồn lực kiểm toán chủ yếu vào những rủi ro đáng kể nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt.” (Griffiths, 2016). Trong đó, lập kế hoạch theo định hướng rủi ro là việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm hai mục tiêu: (i) Đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả với chi phí hợp lí; (ii) Đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn cao nhất nhằm giảm nguy cơ sai sót (Kumar và Sharma, 2015). Từ đây, có thể thấy, lập kế hoạch kiểm toán cần dựa trên việc đánh giá các rủi ro trọng yếu của tổ chức kết hợp với phân bổ nguồn lực kiểm toán hợp lí. Trong đó, theo cách tiếp cận này, rủi ro gắn liền với tổn thất có khả năng xảy ra. Tổn thất ở đây có thể được quy ra bằng tiền, bằng việc giới hạn hành vi hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức hoặc là rủi ro danh tiếng.

Trên thế giới, một trong những kĩ thuật đánh giá rủi ro thường thấy trong hoạt động kiểm toán là sử dụng phương pháp cho điểm các yếu tố rủi ro và ma trận đánh giá rủi ro. Một ma trận như vậy bao gồm trục tung thể hiện tần suất xảy ra rủi ro, trục hoành thể hiện mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; từ đó, xác định mức độ rủi ro đối với từng loại rủi ro cụ thể, nó được đo bằng tích số của tần suất và mức độ ảnh hưởng (Griffiths, 2016). Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, để hoạt động lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng đáp ứng được các yêu cầu đề ra về đo lường tổn thất cũng như kết hợp hài hòa với nguồn lực có sẵn, nghiên cứu có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS) để xác định các yếu tố tác động chính gây rủi ro (lỗi vận hành) dẫn đến tổn thất (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền) và mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu thực tế phát sinh tại từng đơn vị, tổ chức. Bên cạnh đó, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, để tránh rủi ro bị bỏ sót, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp cho điểm (scoring) dựa trên cơ sở ý kiến chuyên gia kiểm toán.

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu đáp ứng các yêu cầu về lập kế hoạch KTNB cần đảm bảo theo quy định hiện hành1.

2. Nội dung và phương pháp thực hiện

2.1. Tổng quan các bước thực hiện

Giả định rằng trong NHTM, bộ phận KTNB được thiết lập cấu trúc chức năng tương ứng với cách phân chia “3 tuyến bảo vệ độc lập” bao gồm bộ phận kiểm toán mạng lưới kinh doanh, bộ phận kiểm toán các khối/phòng/ban thuộc hội sở, công ty con và bộ phận kiểm toán chuyên đề.

Quy trình thực hiện để chọn ra đối tượng kiểm toán phục vụ cho công tác lập kế hoạch kiểm toán được thiết kế dựa trên các bước như Hình 1.

Hình 1: Quy trình lập kế hoạch KTNB


Bước 1: Thu thập dữ liệu sơ cấp từ kết quả kiểm toán hằng năm của các đơn vị thuộc bộ phận KTNB. Cụ thể, dữ liệu cần thu thập là số lỗi phát sinh do KTNB ghi nhận.

Bước 2: Tổng hợp và xử lí số lỗi trên cơ sở định lượng tổn thất quy ra tiền, dựa trên tổn thất bằng tiền phát sinh thực tế và tổn thất bằng tiền có thể xảy ra nếu lỗi đó bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được dùng để lượng định là mức xử phạt cao nhất nếu là khoảng phạt tiền2 (áp dụng nguyên tắc thận trọng) tương ứng với từng lỗi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành3.

Bước 3: Thiết lập và triển khai mô hình hồi quy tuyến tính để xem xét khả năng tác động của lỗi phát sinh (biến độc lập) tại các khu vực kinh doanh và các khối vận hành tại hội sở của NHTM lên số tiền tổn thất của ngân hàng (biến phụ thuộc). Sử dụng kiểm định thống kê để kiểm định tính hợp lí của mô hình bằng các kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi.

Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:

Y = C+ a1X1 + a2X2 + … anXn + ε;

Trong đó:

- Y là tổng số tiền tổn thất (dựa trên mức xử phạt và tổn thất thực tế đã xảy ra).

- Xn là tổng số phát hiện tương ứng của đối tượng kiểm toán thứ n.

- an hệ số hồi quy tương ứng của đối tượng kiểm toán thứ n.

- ε là phần dư.

Bước 4: Chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bao gồm các tiêu chí được gán điểm thông qua kĩ thuật tứ phân vị để chọn các đối tượng kiểm toán cụ thể. Lưu ý, tại bước 4 này vẫn có thể sử dụng mô hình hồi quy để chọn đối tượng kiểm toán cụ thể nếu thu thập được dữ liệu chi tiết về lỗi tương ứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng phương pháp chấm điểm theo ý kiến của chuyên gia nhằm tránh lỗi bỏ sót rủi ro và minh họa đầy đủ các phương pháp có thể áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán.

Bước 5: Phân bổ nguồn lực hiện hành của bộ phận KTNB bao gồm nhân lực, thời gian triển khai tối đa của các đơn vị thuộc bộ phận KTNB bằng việc kết hợp kết quả chọn đối tượng kiểm toán ở bước 4 thông qua công cụ Solver trong Excel để giải bài toán tối ưu.

2.2. Thực hiện

2.2.1. Dữ liệu

Dữ liệu trong nghiên cứu này là số liệu giả định thông qua các phát hiện của bộ phận KTNB đối với lỗi vi phạm của các đối tượng kiểm toán bao gồm khu vực kinh doanh và khu vực hội sở (khối). Giả định rằng, số liệu thu thập của từng phát hiện là số tiền tổn thất thực tế, số tiền tổn thất theo quy định nội bộ, hoặc số tiền phạt dự kiến nếu bị xử phạt vi phạm hành chính và số lượng lỗi phát hiện đã xảy ra trong quá khứ. Thời gian giả định trong giai đoạn thu thập số liệu từ quý 1/2019 đến quý 3/20234. Trong trường hợp nếu NHTM có thể phân loại bộ lỗi ở góc độ kết hợp giữa khu vực kinh doanh và khu vực hội sở thành một bộ dữ liệu chung thì vẫn có thể sử dụng bộ dữ liệu này để thực hiện hồi quy và chấm điểm chọn đối tượng kiểm toán cụ thể cho kế hoạch kiểm toán. Kết quả sẽ không bị ảnh hưởng bởi tính chất nghiệp vụ vận hành của mỗi khu vực là khác nhau5, điều quan trọng là việc thống nhất bộ lỗi, tránh trùng lặp (ghi nhận từ hai lần lỗi cho một nghiệp vụ phát sinh). Trong nghiên cứu này, bộ lỗi được tách ra và phân loại chi tiết theo đối tượng nghiệp vụ tại NHTM (khu vực kinh doanh và khu vực hội sở) nhằm chi tiết hóa kĩ thuật lập kế hoạch, kiểm toán theo thực tế vận hành, cũng như đảm bảo tính dễ dàng trong tiếp cận.

2.2.2. Lượng hóa tổn thất bằng tiền

Bảng 1: Minh họa lượng hóa tổn thất tại khu vực kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí


Minh họa cho việc lượng hóa tổn thất bằng tiền thông qua số lỗi theo nội dung thực hiện tại bước 2 bằng Bảng 1 (dành cho các khu vực kinh doanh; mỗi khu vực kinh doanh gồm nhiều trung tâm kinh doanh (TTKD)) và Bảng 2 (dành cho các khối; mỗi khối gồm nhiều phòng/ban).


Bảng 2: Minh họa lượng hóa tổn thất tại khu vực hội sở

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí

Trong đó, “Tháng PS” là tháng phát sinh lỗi/vi phạm; “Quý” là quý của tháng phát sinh; “KVKD” là khu vực kinh doanh phát sinh lỗi/vi phạm (chẳng hạn: kvmb là khu vực miền Bắc); “TTKD” ghi nhận mã của trung tâm kinh doanh thuộc khu vực kinh doanh phát sinh lỗi/vi phạm; và “KH” ghi nhận mã khách hàng cụ thể của TTKD phát sinh lỗi/vi phạm (chẳng hạn: khách hàng số 25 có mã KH25).

2.2.3. Thang đo cho phương pháp chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bằng kĩ thuật tứ phân vị

Tiêu chí (X) thang đo được lấy từ việc phỏng vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực KTNB với giả định như Bảng 3.

Bảng 3: Minh họa thống kê khảo sát lấy tiêu chí chấm điểm

theo ý kiến chuyên gia

Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng


Lưu ý rằng, tiêu chí X có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất đặc trưng của đối tượng chuyên gia được khảo sát. Bảng 4 là kết quả giả định tìm được 6 tiêu chí có mức ảnh hưởng chính để lựa chọn đối tượng kiểm toán sau khi khảo sát ý kiến chuyên gia.

Bảng 4: Tiêu chí, thang đo theo phương pháp chấm điểm bằng kĩ thuật tứ phân vị7

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí


Từ kết quả này, sử dụng hàm QUARTILE trong Excel để tính kết quả thang điểm theo tứ phân vị. Cụ thể, đối với KVKD sẽ chấm điểm theo các tiêu chí: Số tiền tổn thất, số lỗi vi phạm, nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu, tổng dư nợ và thời gian chưa được kiểm toán (số tháng) tính đến thời điểm lập kế hoạch. Đối với khối, các tiêu chí số tiền tổn thất, số lỗi vi phạm, và thời gian chưa được kiểm toán (số tháng) tính đến thời điểm lập kế hoạch sẽ được áp dụng. Thang đo tiêu chí trong Bảng 4 được phân vị theo dữ liệu giả định được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này.

2.2.4. Hồi quy dữ liệu theo phương pháp định lượng

Bảng 5: Dữ liệu về số tiền tổn thất và số lượng lỗi

của các khu vực kinh doanh theo quý


Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí theo bộ dữ liệu giả định


Hồi quy dữ liệu đối với khu vực kinh doanh

Sau khi xử lí dữ liệu tại bước 1 và bước 2, ta có Bảng 5 về dữ liệu số tiền tổn thất và số lượng lỗi của các khu vực kinh doanh theo quý. Trong đó:

- STTT: Giá trị lấy logarit Nepe số tiền tổn thất theo quý;

- kvmb: Khu vực miền Bắc;

- kvmn: Khu vực miền Nam;

- kvmtay: Khu vực miền Tây;

- kvmtrung: Khu vực miền Trung;

- kvtaynguyen: Khu vực Tây Nguyên.

Kết quả một số chỉ số thống kê dựa trên bộ dữ liệu đối với khu vực kinh doanh như Hình 3.

Hình 3: Chỉ số thống kê dựa trên bộ dữ liệu đối với khu vực kinh doanh

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả từ bộ dữ liệu giả định bằng Stata


Hình 4: Kết quả mô hình hồi quy theo khu vực kinh doanh

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả từ bộ dữ liệu giả định bằng Stata


Hình 5: Kết quả hồi quy các biến khu vực kinh doanh

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả từ bộ dữ liệu giả định bằng Stata


Hình 6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi khu vực kinh doanh

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí bằng Stata


Sử dụng phần mềm STATA để hồi quy tuyến tính cho bộ dữ liệu trên. Hình 5 là kết quả sau khi hồi quy cho thấy các biến độc lập kvmb và kvmn có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%. Đồng thời, tiến hành kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phương sai thay đổi theo kiểm định Breusch-Pagan đều có kết quả thể hiện mô hình có tính phù hợp, đáng tin cậy (hệ số VIF < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra) và Hình 6 (p-value > 5% nên không có cơ sở bác bỏ giả thuyết mô hình có phương sai thay đổi).

Như vậy, sau khi hồi quy dữ liệu của các khu vực kinh doanh, biến kvmb (khu vực miền Bắc) và biến kvmn (khu vực miền Nam) là hai biến có ý nghĩa thống kê được chọn. Kết quả này sẽ được sử dụng thông qua phương pháp chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bằng kĩ thuật tứ phân vị để chọn ra các đối tượng kiểm toán cụ thể theo phân cấp trung tâm kinh doanh (bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch).

Bảng 6: Dữ liệu về số tiền tổn thất và số lượng lỗi của các khối

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí theo bộ dữ liệu giả định


Hồi quy dữ liệu đối với các khối

Tương tự ta có dữ liệu về số tiền tổn thất và số lượng lỗi của các khối theo Bảng 6.

Trong đó:

- STTT: Giá trị logarit Nepe của số tiền tổn thất theo quý;

- kcn: Khối cá nhân;

- kdn: Khối doanh nghiệp;

- kqlrr: Khối quản lí rủi ro;

- kvh: Khối vận hành.

Kết quả một số chỉ số thống kê, hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi dựa trên bộ dữ liệu đối với khu vực hội sở (khối) như Hình 7.

Hình 7: Kết quả thống kê, hồi quy và kiểm định dữ liệu tại các khối

Nguồn: Nhóm tác giả xử lí bằng Stata


Như vậy, sau khi hồi quy dữ liệu của các khối, biến kcn (khối cá nhân) và biến kvh (khối vận hành) là hai biến có ý nghĩa thống kê được chọn. Các kiểm định cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến và không có phương sai thay đổi. Ta tiếp tục sử dụng phương pháp chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bằng kĩ thuật tứ phân vị để chọn ra các đối tượng kiểm toán cụ thể theo phân cấp phòng/ban thuộc các khối.

2.2.5. Phương pháp chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bằng kĩ thuật tứ phân vị

Sử dụng hàm QUARTILE trong Excel để tính kết quả thang điểm theo tứ phân vị dựa trên các tiêu chí đã thống nhất lựa chọn. Sau đó, từ kết quả chấm điểm, dựa theo tổng điểm và ngưỡng KTNB8, kiểm toán viên có thể chọn số đối tượng kiểm toán cụ thể cho kế hoạch KTNB. Trong nghiên cứu này, ngưỡng KTNB là 100% TTKD thuộc khu vực kinh doanh được chọn và 83% (5/6 phòng/ban) thuộc các khối được chọn. Nguyên do, áp dụng tính thận trọng trong chọn ngưỡng kiểm toán trên cơ sở kiểm soát rủi ro giữa khu vực kinh doanh và khu vực phi kinh doanh. Hình 8 và 9 là kết quả minh họa theo bộ dữ liệu giả định áp dụng phương pháp chấm điểm theo ý kiến chuyên gia bằng kĩ thuật tứ phân vị.

Hình 8: Minh họa kết quả chấm điểm các TTKD (thuộc khu vực kinh doanh)

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán


Hình 9: Minh họa kết quả chấm điểm phòng/ban thuộc các khối

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán


Trong đó, “STTT” là số tiền tổn thất; “SoLoi” là số lượng lỗi/vi phạm; “NPL” (Non-performing loan) là dư nợ xấu; và “Ty le NPL” là tỉ lệ nợ xấu.

Như vậy, sau khi chấm điểm, đối với khu vực kinh doanh có 42 đối tượng kiểm toán (hay TTKD) được chọn; đối với khu vực hội sở có 05 đối tượng kiểm toán (phòng/ban) được chọn.

2.2.6. Xác định nguồn lực

Giả định nguồn lực hiện hành của bộ phận KTNB bao gồm 03 phòng là kiểm toán mạng lưới kinh doanh (KTML), bộ phận kiểm toán các đơn vị hội sở và công ty con (KTHO), và bộ phận kiểm toán chuyên đề (KTCĐ) với số lượng nhân sự và số ngày công được minh họa trong Bảng 7.

Bảng 7: Tổng số ngày công có sẵn trong một năm của bộ phận KTNB

Nguồn: Nhóm tác giả giả định


Việc phân bổ nguồn lực hiện hành của bộ phận KTNB chính là giải bài toán tối ưu về lập kế hoạch nhân sự KTNB theo kết quả lựa chọn đối tượng kiểm toán. Trong thực tế sẽ có hai kịch bản phát sinh như sau:

- Kịch bản 1: Nếu nguồn lực hiện hành của bộ phận KTNB đủ để kiểm toán toàn bộ các đơn vị đã được chọn thì đây là kết quả gần như hoàn hảo để lập kế hoạch kiểm toán.

- Kịch bản 2: Nếu nguồn lực hiện hành của bộ phận KTNB (tổng số ngày công trong năm) không đủ để kiểm toán toàn bộ các đơn vị đã được chọn thì cần tuyển bổ sung nhân sự hoặc tiến hành chọn giảm ngưỡng kiểm toán.

Sử dụng công cụ Solver trong Excel để tìm kết quả của bài toán quy hoạch tuyến tính tối ưu về phân phối nguồn lực trong bộ phận KTNB với hàm mục tiêu và các điều kiện ràng buộc sau:

- Hàm mục tiêu: Tổng số ngày công trong năm phải đạt giá trị tối đa (Max)

- Gọi X1: Số lượng kiểm toán viên của phòng kiểm toán các đơn vị hội sở và công ty con; X2: số lượng kiểm toán viên của phòng kiểm toán mạng lưới kinh doanh; X3: số lượng kiểm toán viên của phòng kiểm toán chuyên đề. Các ràng buộc bao gồm:

- Tổng số ngày công phải bé hơn hoặc bằng tổng số ngày công sẵn có của năm.

- Số lượng nhân viên của mỗi phòng phải là số nguyên, lớn hơn bằng 1 và bé hơn hoặc bằng số lượng nhân viên theo định mức hiện hành.

Kết quả sau khi xử lí bằng công cụ Solver như Hình 10.

Hình 10: Xử lí bài toán tối ưu về nguồn lực bằng công cụ Solver của Excel



Kết quả cho thấy, phòng kiểm toán các đơn vị hội sở và công ty con sau khi thực hiện theo kế hoạch phân bổ tối ưu vẫn còn dư 770 ngày công. Số ngày công còn dư này sẽ được phân bổ để hỗ trợ phòng kiểm toán chuyên đề. Đối với phòng kiểm toán mạng lưới kinh doanh, sau khi thực hiện theo kế hoạch phân bổ tối ưu vẫn còn dư 244 ngày, số ngày công còn dư này sẽ được sử dụng để hỗ trợ phòng kiểm toán chuyên đề. Riêng đối với phòng kiểm toán chuyên đề nếu thực hiện theo kế hoạch phân bổ tối ưu vẫn còn thiếu 954 ngày. Tuy nhiên, số ngày công nếu được điều phối từ sự hỗ trợ của hai phòng còn lại (1.014 ngày) thì vẫn đảm bảo hoàn thành được kế hoạch phân bổ tối ưu.

3. Kết luận

Kiểm toán nói chung là công việc vừa mang tính khoa học vừa là nghệ thuật (Arens và cộng sự, 2018). Trong đó, một trong những tiêu chuẩn của nghề kiểm toán là tính khách quan (The Institute of Internal Auditors, 2023). Do đó, để lập một kế hoạch kiểm toán đảm bảo tích hợp được các yếu tố khoa học, khách quan, đồng thời, phù hợp với nguồn lực sẵn có thì nghiên cứu này cung cấp phương pháp cụ thể, có giá trị về mặt thực tiễn trong việc áp dụng mô hình định lượng theo định hướng rủi ro. Do vậy, nghiên cứu này có ý nghĩa ứng dụng thiết thực đối với hai đối tượng có liên quan chính đến hoạt động KTNB: Cơ quan giám sát NHTM và bộ phận KTNB tại các NHTM. Cụ thể, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN9 có nguồn tham khảo trong việc nghiên cứu để triển khai các hướng dẫn bằng quy định chính thức về việc lập kế hoạch KTNB theo định hướng rủi ro. Còn tại NHTM, bộ phận KTNB có thể tham khảo áp dụng nhằm đạt được hiệu quả công việc và tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động lập kế hoạch KTNB của đơn vị mình.


1 Khoản 2 Điều 70 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2 Ví dụ khoảng phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
4 Có thể tham khảo dữ liệu giả định này theo đường dẫn: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1AQrzBhD9N174aXtZlim-A7sDecXWTTTT/EDITt?usp=sharing&ouid=108615066515671995828&rtpof=true&sd=true
5 Chẳng hạn như lỗi phát sinh trong việc thiết lập quy trình, chính sách hoặc truyền dữ liệu định kì cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hầu như chỉ phát sinh ở khu vực hội sở.
6 Để đảm bảo tính thận trọng trong quản lí rủi ro, nhóm tác giả đưa ra giả định mức xử phạt ở mức tối đa
7 Các ngưỡng giá trị này được đo theo bộ dữ liệu giả định trong nghiên cứu này.
8 Ngưỡng KTNB là tỉ lệ phần trăm trên tổng thể chấm điểm lấy từ cao xuống (chẳng hạn 100%, 95%, 85%...).
9 Khoản 5 Điều 70, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


Tài liệu tham khảo:

1. Arens, A. A., Beasley, M. S., Elder, R. J., & Jones, J. C. (2018). Auditing: the art and science of assurance engagements. Pearson.

2. Cascarino, R. (2015). Internal Auditing: An Integrated Approach (P. Hanekom (ed.); 3th ed.). Juta and Company Ltd.

3. Griffiths, P. (2016). Risk-based auditing. Routledge.

4. Kumar, R., & Sharma, V. (2015). Auditing: Principles and practice. PHI Learning Pvt. Ltd.

5. Nzechukwu, P. O. (2016). Internal audit practice from A to Z. CRC Press.

6. Pratt, M., Van Peursem, K., & Garg, M. (2022). Auditing Theory and Practice. Cengage 7. Learning Australia. https://books.google.com.vn/books?id=I6yIEAAAQBAJ

7. Ray, W., & Pany, K. (2022). Principles of auditing & other assurance services (Twenty-sec). McGraw Hill LLC.

8. The Institute of Internal Auditors. (2023). Global Internal Audit Standards.

IIA. https://www.theiia.org/en/content/communications/press-releases/2023/december/the-iias-standards-board-approves-global-internal-audit-standards/


TS. Lâm Thị Hồng Hoa (Trường Đại học Tài chính - Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh)

Lê Hữu Nghĩa (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Trương Văn Tuấn, Vũ Văn Đạt (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều bất cập do những hạn chế về pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp, thời hạn sử dụng đất ngắn và thiếu sự minh bạch trong quản lý đất đai. Các rào cản này không chỉ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn cản trở sự phát triển bền vững của các dự án FDI. Để nâng cao hiệu quả quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp...
Ứng dụng sinh trắc học trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả

Ứng dụng sinh trắc học trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả

Ứng dụng sinh trắc học trong hoạt động ngân hàng mang lại nhiều lợi ích vượt trội, góp phần hiện đại hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng và bảo đảm an toàn giao dịch. Các công nghệ sinh trắc học phổ biến như nhận diện khuôn mặt, quét vân tay, mống mắt hay xác thực giọng nói... không chỉ cải thiện quy trình vận hành mà còn gia tăng mức độ tin cậy trong các giao dịch tài chính.
Tính độc lập của thư tín dụng và ngoại lệ gian lận: Thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia và đề xuất cho Việt Nam

Tính độc lập của thư tín dụng và ngoại lệ gian lận: Thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia và đề xuất cho Việt Nam

Phương thức thanh toán bằng L/C được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Phương thức thanh toán này giúp các bên giảm thiểu rủi ro do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt của pháp luật giữa các quốc gia.
Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng trong việc đạt mục tiêu ESG

Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng trong việc đạt mục tiêu ESG

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và sự thiếu minh bạch trong quản trị, khái niệm ESG đã nổi lên như một giải pháp không thể thiếu để hướng tới sự phát triển bền vững.
Tác động của việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu đến kinh tế các nước trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Tác động của việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu đến kinh tế các nước trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam

Việc xây dựng thể chế thuế tối thiểu toàn cầu là một vấn đề quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và hội nhập. Một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hệ thống thuế tối thiểu toàn cầu là có một khung pháp lý rõ ràng và minh bạch, tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Giải pháp thúc đẩy công bằng kinh tế Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy công bằng kinh tế Việt Nam

Trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 2024), Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; đồng thời, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn.
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, động lực làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng, nhân tố then chốt góp phần tác động đến sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng cũng như nhằm mục đích giữ vững thương hiệu, cạnh tranh với nhau giữa các các ngân hàng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng trong thời gian tới.
Nhận diện các ràng buộc tăng trưởng của Việt Nam từ khía cạnh tài chính

Nhận diện các ràng buộc tăng trưởng của Việt Nam từ khía cạnh tài chính

Trong hơn một thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, trong đó sự phát triển của khu vực ngân hàng được thể hiện qua sự tăng trưởng của tỉ lệ tín dụng cho khu vực tư/GDP tăng từ gần 80% (năm 2011) lên khoảng 130%, đạt hơn 13,5 triệu tỉ đồng (năm 2023). Sự phát triển của thị trường chứng khoán được thể hiện qua tỉ lệ vốn hóa thị trường/GDP tăng từ hơn 15% (năm 2011) lên 65,2%, khoảng 6,66 triệu tỉ đồng (năm 2023). Mục tiêu của bài viết này là nhận diện các ràng buộc đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ góc độ tài chính qua Mô hình HRV. Theo đó, các kiểm định sau sẽ được thực hiện: (1) Nếu tiếp cận tài chính là một ràng buộc thì lãi suất thực (mức giá chìm), chỉ tiêu phản ánh chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ cao; (2) Giảm lãi suất thực sẽ thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và ngược lại; (3) Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nguồn tài chính thay thế để vượt qua trở ngại trong tiếp cận tài chính (Hausmann và cộng sự, 2008).
Xem thêm
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều bất cập do những hạn chế về pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp, thời hạn sử dụng đất ngắn và thiếu sự minh bạch trong quản lý đất đai. Các rào cản này không chỉ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn cản trở sự phát triển bền vững của các dự án FDI. Để nâng cao hiệu quả quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp...
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), tài sản ảo là biểu hiện của tài sản trong không gian mạng - môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối. Tài sản ảo không có dạng vật chất và là đại diện kỹ thuật số của giá trị có thể được giao dịch, chuyển nhượng hoặc sử dụng cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc