Hoạch định tài chính cá nhân - chìa khóa cho tương lai ổn định và bền vững

Kinh tế - xã hội
Ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”.
aa

Ngày 10/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”. Tham dự Hội thảo, có bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN; đại diện Lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc NHNN; Hiệp hội Ngân hàng; các tổ chức tín dụng, hiệp hội, công ty tư vấn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công ty trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô và các nhà khoa học trong ngành Ngân hàng.

Hoạch định tài chính cá nhân là nhu cầu cấp thiết trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam


Bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN phát biểu khai mạc Hội thảo


Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho biết, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tài chính toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng, nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với nhóm giải pháp về “tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính” được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của Chiến lược. Trong đó, hoạch định tài chính được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc thiếu kiến thức, kỹ năng tài chính phù hợp của công chúng, định hướng người dân đến các hành vi tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư… hiệu quả, đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm chênh lệch giàu nghèo và tăng cường an sinh xã hội.

“Xu hướng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy hoạch định tài chính cá nhân đang dần trở thành một ngành, nghề chuyên môn hóa cao và nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ cũng như cộng đồng” - bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN chia sẻ tại Hội thảo. Bà Nguyễn Thị Hiền cũng cho biết, tại Mỹ, hoạch định tài chính cá nhân có lịch sử phát triển từ những năm 1920. Kể từ khi tiêu chuẩn nghề nghiệp về hoạch định tài chính cá nhân được ban hành năm 1985, Chính phủ Mỹ đã tăng cường thiết lập các quy tắc, tiêu chuẩn hành nghề cho các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Ở khu vực châu Á, Singapore và Malaysia là hai quốc gia tiêu biểu trong việc xây dựng cơ chế giám sát tài chính tổng thể về với Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC). Hiệp hội Tư vấn Tài chính Singapore (FPSB) và Hội đồng Tư vấn Tài chính Malaysia (FPAM) là đơn vị cấp chứng chỉ, lập tiêu chuẩn hành nghề cho thành viên, giám sát các thành viên đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.


Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN chia sẻ tại Hội thảo


Tại Việt Nam, năng lực hiểu biết tài chính của người dân còn khá thấp so với khu vực và thế giới. Theo báo cáo khảo sát quản lý tài chính cá nhân của Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam giai đoạn 2023 - 2024, trên 80% người dân tham gia khảo sát tự nhận không có kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính, hoạch định tài chính cá nhân hoặc chỉ có hiểu biết căn bản và sơ bộ nhưng có đến 93,44% số người tham gia khảo sát thể hiện sự quan tâm đối với lĩnh vực này. Chính vì vậy, xu hướng phát triển các hoạt động tư vấn tài chính cá nhân đã có mặt trong các tổ chức tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn còn đơn lẻ, chưa mang tính tổng thể, dài hạn cho khách hàng. Bên cạnh đó, thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân hay các chương trình đào tạo chuyên sâu về hoạch định tài chính cá nhân vẫn là một vấn đề còn nan giải. Vì vậy, trong Chiến lược tài chính toàn diện tại Việt Nam, “nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp” là một trong năm mục tiêu cụ thể được Chính phủ đặt ra nhằm đạt được mục tiêu tài chính toàn diện và phát triển hệ sinh thái tài chính bền vững.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Phương Lan - Phó trưởng Khối bán lẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định, hiện nay, tốc độ tiếp cận các sản phẩm tài chính, đầu tư của người dân đã phát triển nhanh chóng; cùng với đó, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân cũng được các tổ chức tín dụng đầu tư mạnh mẽ. Nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa, nhiều tổ chức tín dụng, trong đó có BIDV, đã tích cực phối hợp với các đối tác để tổ chức các sự kiện cập nhật thị trường tài chính chuyên sâu cho khách hàng, đồng thời, đưa ra nhiều sản phẩm chuyên biệt như BIDV Private Banking. Thông qua sản phẩm BIDV Private Banking, BIDV cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư hiệu quả, duy trì và tăng trưởng tài sản cũng như tư vấn hoạch định các mục tiêu cơ bản của cuộc sống như mua nhà, hưu trí, thừa kế…


Bà Phạm Phương Lan - Phó trưởng Khối bán lẻ, BIDV phát biểu tại Hội thảo


Truyền thông giáo dục tài chính có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng về tài chính cá nhân trong cộng đồng
Theo ông Mai Việt Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN, trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị thế giới có nhiều diễn biên phức tạp, các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến việc truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức của người dân, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đồng thời bảo vệ người dân, tránh các rủi ro không đáng có. Theo đó, Mỹ đang đẩy mạnh các chương trình đào tạo tài chính với các hoạt động như lập website về giáo dục tài chính quốc gia, triển khai chương trình MoneySmart nhằm giúp các cá nhân có thu nhập thấp nâng cao kỹ năng tài chính. Nhật Bản thực hiện việc phát hành sách, giáo trình, sổ tay hướng dẫn, các chương trình game và phần mềm giáo dục, cung cấp thông tin tài chính trên các website, điện thoại… Singapore cũng đang thực hiện chiến dịch quảng bá quy mô lớn về truyền thông đại chúng với nhiều cuộc diễu hành đường phố, carnival, semimar, xây dựng website của MoneySENSE và trang Facebook để giúp người dân nhận thức, quan tâm đến giáo dục tài chính.

Tại Việt Nam, thời gian qua, NHNN đã và đang thực hiện các hoạt động truyền thông chính sách một cách bài bản và đa dạng với nội dung được xây dựng trên cơ sở những vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm, trong đó, tập trung vào các chính sách mới, tác động trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ ngân hàng như tỉ giá, tín dụng, lãi suất, tiết kiệm, thanh toán… Các hình thức truyền thông được lựa chọn như hội thảo, tọa đàm, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình xây dựng các chương trình giáo dục tài chính trực quan, sinh động như “Những đứa trẻ thông thái”, “Tiền khéo tiền khôn”, “Tay hòm chìa khóa”, “Đồng tiền thông thái” , “Hiểu đúng về tiền” hay chuỗi sự kiện truyền thông giáo dục tài chính “Nhà ngân hàng tương lai”... Bên cạnh các hình thức truyền thông truyền thống, NHNN còn triển khai truyền thông giáo dục tài chính trên mạng xã hội và xuất bản học liệu tài chính. Cuốn truyện tranh “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tháng 12/2023 được xem như một học liệu tài chính góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, được dư luận đón nhận và lan tỏa trong cộng đồng.

Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Mai Việt Trung khẳng định, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục tài chính hướng tới các nội dung được dư luận quan tâm, đặc biệt là các kiến thức chiều sâu về tài chính ngân hàng, nâng cao kiến thức tài chính cá nhân, Vụ Truyền thông, NHNN sẽ đẩy mạnh tích hợp giáo dục tài chính thực tế vào chương trình giảng dạy ở các trường học, nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số thông qua các nền tảng đầu tư, thúc đẩy trải nghiệm học tập thực hành như các câu lạc bộ và cuộc thi giáo dục tài chính. Ngoài ra, việc nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các xu hướng truyền thông hiện đại, ứng dụng mạng xã hội, tổ chức game show truyền hình, youtube, các ấn bản in có hình ảnh minh họa với nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu sẽ được đầu tư trọng tâm. Thông qua đó, có thể thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục tài chính mang lại giá trị cho cộng đồng và xã hội, hướng tới việc cung cấp thông tin chính sách kịp thời và đầy đủ đến người dân, nhất là giới trẻ, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những nhóm công chúng ít thông tin về tài chính... nhằm nâng cao kiến thức tài chính cá nhân, góp phần tạo cộng đồng có thói quen tài chính tốt, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính.


Toàn cảnh Hội thảo


Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện

Là đơn vị đi đầu trong khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, Học viện Ngân hàng sẽ bắt đầu triển khai chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành hoạch định và tư vấn tài chính từ năm 2025, ông Nguyễn Thanh Phương - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng thông tin tại Hội thảo. Ông Nguyễn Thanh Phương cho biết, mục tiêu của chuyên ngành hoạch định và tư vấn tài chính là đào tạo được những sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, khả năng giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực lập kế hoạch và tư vấn tài chính một cách hiệu quả, sáng tạo; có năng lực nghiên cứu và triển khai thiết kế các sản phẩm, dịch vụ tài chính; có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong công việc, có trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thích nghi môi trường đa văn hóa để hình thành phẩm chất công dân toàn cầu. Để xây dựng được chương trình giảng dạy bài bản về hoạch định tài chính cá nhân, thời gian qua, Học viện Ngân hàng đã chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có chuyên môn vững vàng, đồng thời, hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế hàng đầu về lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân như Quỹ Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK), Tập đoàn Momenta, Singapore… Chương trình đào tạo hoạch định và tư vấn tài chính của Học viện Ngân hàng là bước đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính cá nhân, góp phần nâng cao kiến thức tài chính trong cộng đồng và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Chia sẻ về thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân, ông Huỳnh Minh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT cho biết, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực tư vấn hoạch định tài chính cá nhân ngày càng gia tăng do người dân tham gia vào thị trường tài chính ngày càng nhiều hơn, sâu rộng hơn nhưng đi kèm với sự an toàn và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Hiện nay, FIDT là một trong những đơn vị tiên phong trên thị trường xây dựng mô hình tư vấn hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ CFP của Mỹ hay FPSB của Singapore, tuy nhiên việc được hoạt động chuyên nghiệp, chính thức trên thị trường tài chính của các cá nhân, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hành lang pháp lý chuyên biệt. Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, để nhà hoạch định tài chính cá nhân có môi trường làm việc thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu hoạch định tài chính cá nhân, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, tiêu chuẩn đào tạo chính quy và cách thức hành nghề riêng biệt, góp phần xây dựng đội ngũ nhà hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng Nguyễn Thị Hòa khẳng định, qua những phân tích, đánh giá và chia sẻ tại Hội thảo, có thể thấy, hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam còn ở giai đoạn ban đầu, tỉ trọng người trưởng thành Việt Nam có kiến thức tài chính ở khoảng cách xa so với một số nước khu vực, hành vi tài chính của nhóm này còn thiếu bền vững, đa số tập trung vào nhu cầu ngắn hạn thay vì xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn. Hoạt động tư vấn tại các tổ chức tài chính hiện nay chủ yếu mang tính chất tư vấn sản phẩm tài chính đơn lẻ mà chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho khách hàng. Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về tài chính cá nhân nhờ quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng tầng lớp trung lưu và lao động trẻ có trình độ. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và các thuận lợi, khó khăn trong phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam, Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp chính nhằm phát triển hoạch định tài chính cá nhân, đóng góp vào thực hiện mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trong giai đoạn tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục tài chính cá nhân qua hệ thống giáo dục chính thức và các chương trình truyền thông quốc gia, kết hợp với việc xây dựng thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn cho các cá nhân từ khi còn trẻ. Tập trung vào đối tượng là học sinh, sinh viên, người lao động trẻ để hình thành tư duy tài chính bền vững ngay từ sớm và kết hợp với các công cụ công nghệ hỗ trợ cần thiết.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định để nâng cao chất lượng tư vấn tại các định chế tài chính, thúc đẩy các định chế tài chính nhằm tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự đủ năng lực để tư vấn, hoạch định tài chính cho khách hàng, hướng tới cung cấp dịch vụ tư vấn, hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính, công ty công nghệ tài chính ứng dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động, nền tảng trực tuyến, công cụ tự động hóa giúp khách hàng quản lý, hoạch định tài chính cá nhân dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ tư, thúc đẩy tổ chức hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực tài chính ban hành các nguyên tắc, tiêu chuẩn hành nghề nhằm phát triển các thông lệ tốt nhất trong hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt chú trọng các nguyên tắc đạo đức của người tư vấn, tuân thủ các quy định của pháp luật và thông lệ, chuẩn mực hiện đại, lấy khách hàng làm trung tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng tài chính.

Thứ năm, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tài chính và các trường đại học, các tổ chức đào tạo quốc tế để cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về tư vấn, hoạch định tài chính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngọc Linh

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hỗ trợ nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, dựa trên việc đánh giá các chính sách qua các giai đoạn từ khi có Luật Nhà ở đầu tiên.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc