
Góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN để phù hợp thực tiễn
Ngày 19/7/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức họp, lấy ý kiến các hội viên để góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39). TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA dự và chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo một số Vụ có liên quan của NHNN, đại diện các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là hội viên VNBA.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA cho biết, các TCTD cần rà soát, đánh giá, đối chiếu với thực tiễn, với các quy định pháp luật liên quan để trong quá trình cho vay còn phải đối diện với các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, viện kiểm sát, tòa án… để bảo vệ quyền lợi cán bộ. Đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi không phải ban hành thông tư chỉ để thực hiện mà còn phải đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan khác.
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA phát biểu tại buổi họp
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, việc ban hành thông tư cần phù hợp với thực tiễn, tầm nhìn dài hạn. Những vấn đề nào mà pháp luật không cấm thì nên cho phép triển khai để các TCTD không bị hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, cần đánh giá tổng thể việc sửa đổi thông tư thì các TCTD được gì, hoạt động kinh doanh có tốt hơn không.
Tại cuộc họp, đại diện Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng (thuộc VNBA) đã báo cáo ý kiến góp ý của các TCTD đối với Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39. Theo báo cáo, việc sửa đổi Thông tư 39 về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình hoạt động. Về cơ bản, VNBA thống nhất với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư 39. Các quy định tại Dự thảo Thông tư 39 sửa đổi đã cụ thể hóa được nhiều nội dung quan trọng nhằm khắc phục những khó khăn, lúng túng của các TCTD trong thực tiễn triển khai thời gian qua như: Sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống; bổ sung quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn cho phù hợp quy định tại Chương VI Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung; quy định rõ hơn về những nhu cầu vốn không được cho vay; cho phép TCTD và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay; bổ sung quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của TCTD đối với khách hàng trong thời gian tới;…
Tuy nhiên, để Thông tư 39 phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động hiện nay của các TCTD, qua rà soát và trên cơ sở phản ánh của các TCTD hội viên, VNBA có một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư (sửa đổi) và góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định còn bất cập tại Thông tư 39 hiện hành.
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng (thuộc VNBA) đã có báo cáo tổng hợp đầy đủ, chi tiết các ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 từ các TCTD, tuy nhiên, Tổng Thư ký VNBA đề nghị các TCTD tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến trực tiếp tại Hội nghị, nêu lên những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 39.
Toàn cảnh buổi họp
ính sách tiền tệ (NHNN) - đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá báo cáo kiến nghị của VNBA rất cô đọng, đầy đủ. Ghi nhận những phản ánh về nhiều nội dung của Thông tư 39 chưa theo kịp thị trường, nhất là đối với hoạt động cho vay phương thức điện tử, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 cho biết, Thông tư 39 sẽ sửa đổi, bổ sung đưa ra khung pháp lý chung để các TCTD áp dụng, tránh rủi ro (nếu có) sau này. Bên cạnh đó, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thừa nhận cũng có những bất cập trong việc xây dựng Dự thảo đó là nhiều nội dung của Luật Các TCTD được đưa vào Thông tư 39, nhưng một số nội dung này hiện nay cũng còn bấp cập; tuy nhiên, Luật đang có hiệu lực nên vẫn phải áp dụng, dù những ý kiến của các TCTD kiến nghị là xác đáng. Chính vì thế, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát tiếp các nội dung khác. Trong năm 2022, dự kiến sẽ hoàn thành Dự thảo để thông tư sớm được ban hành.
Kết luận Hội nghị, Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng khẳng định tầm quan trọng của Thông tư 39 đối với hoạt động cho vay của các TCTD. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét thời điểm ban hành Thông tư 39 sao cho phù hợp bởi hiện nay một số Luật vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, VNBA sẽ tiếp tục đồng hành với các hội viên, phối hợp chặt chẽ với ban soạn thảo để tiếp tục góp ý, bổ sung các nội dung của Thông tư trước khi ban hành.
MC
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Thực hành tiết kiệm

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
