Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá

Sự kiện
Sáng 21/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.
aa

Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hội nghị được tổ chức để thực hiện Kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 21/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.

Cùng chủ trì và tham dự hội nghị tại các điểm cầu có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hội nghị được tổ chức để thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% trong năm 2025, với tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Đánh giá cao các báo cáo, ý kiến với tinh thần thống nhất, chiến đấu cao, các giải pháp cụ thể với tính khả thi cao, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Thủ tướng chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực

Thủ tướng nêu rõ, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, khó lường, trong khi nhiệm vụ năm 2025 rất nhiều, rất nặng nề, khó khăn, thách thức đan xen cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Trong năm 2025, chúng ta phải tiếp tục tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương; tổ chức tốt các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm trọng đại để tăng cường giáo dục truyền thống, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khích lệ lòng tự hào dân tộc, tự tin, khát vọng phát triển; tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp cả về đường lối, nhân sự và bảo đảm an toàn, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Về mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ, tình hình mới, yêu cầu mới phải có cách ứng xử mới, cách làm mới, đột phá hơn, quyết liệt hơn, các cấp, các ngành, các địa phương phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đấy; phân công nhiệm vụ bảo đảm "5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm", tăng cường giám sát, kiểm tra.

Đặt vấn đề "chúng ta có có khả năng để làm, có tự tin để làm và có dám làm không" trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới, Thủ tướng nhắc lại, sau gần 40 năm Đổi mới, đi lên từ nghèo khó, đổ nát của chiến tranh, bị bao vây, cấm vận, từ "đáy giếng và chân tường", chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Từ năm 2021 đến nay, mặc dù tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, độ mở cao, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế... nhưng chúng ta đã thành công trong phòng, chống đại dịch Covid-19, khắc phục tốt hậu quả đại dịch, chuyển đổi trạng thái nhanh so với nhiều nước, đối phó hiệu quả với tình hình xung đột làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và thiên tai, bão lũ, nhất là cơn bão lớn Yagi gần đây; đạt tăng trưởng hơn 7% trong năm 2024, đồng thời dành nguồn lực rất lớn cho an sinh xã hội, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm mới để tạo động lực phát triển mới, huy động nguồn lực từ nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, ý chí, kiên cường, không khuất phục trước bất cứ khó khăn, thách thức nào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhận định: Qua đó, chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để quyết tâm đạt tăng trưởng 8% trở lên, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Điều đáng mừng là chúng ta thấy tinh thần quyết tâm, quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, trong toàn dân.

Bên cạnh đó, dù các kết quả đạt được rất đáng trân trọng, các xu thế đều mang tính tích cực, song chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, ngủ quên trên vòng nguyệt quế, phải tiếp tục nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn thì mới đưa đất nước vươn mình, phát triển nhanh, bền vững, giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no.

Về cách làm, Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm mới để tạo động lực phát triển mới, huy động nguồn lực từ nhân dân, vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp; phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, ý chí, kiên cường, không khuất phục trước bất cứ khó khăn, thách thức nào, mà càng khó khăn, thách thức lại càng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức cũng chính là vượt qua chính mình; phát huy tinh thần cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, hiếu khách, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Tiếp tục đổi mới tư duy, cách quản lý kinh tế để tạo ra động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương một số địa phương như: Bắc Giang, Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng cao, trong đó Quảng Ninh đặt mục tiêu 14%, cao hơn cả chỉ tiêu Chính phủ giao (12%).

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy các vùng động lực tăng trưởng, nhưng không bỏ quên những vùng khó khăn

Sau khi phân tích một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo, điều hành.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tăng trưởng kinh tế phải nhanh và bền vững, phải dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao, coi là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững, bao trùm, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân. Các bộ, ngành, địa phương phải khai thác hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa thành kế hoạch, lộ trình thực hiện của từng cấp, từng ngành, từng địa phương.

Phát huy tính chủ động, tích cực, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.

Nắm chắc tình hình, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; xử lý công việc có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh phô trương, hình thức; không đầu tư dàn trải, dồn nguồn lực đầu tư công để tập trung cho các công trình, dự án lớn mang tính xương sống, xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái.

Phát huy tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đối với những vấn đề liên ngành, liên vùng; chủ động đề xuất giải pháp đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Phát huy các vùng động lực tăng trưởng gồm Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng (12 địa phương trong 2 vùng này đóng góp 60% GDP cả nước), các cực tăng trưởng như Hà Nội và TP. HCM (Hà Nội đóng góp 13,2% GDP, 25% thu ngân sách của cả nước, TP. HCM đóng góp 17,9%, 25% thu ngân sách cả nước).

Đồng thời, không bỏ quên những vùng khó khăn hơn, 4 vùng còn lại phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để đi lên. Thủ tướng lấy ví dụ, lợi thế của Tây Nam Bộ là lúa gạo, thủy, hải sản; miền núi phía Bắc là rừng; duyên hải miền Trung là biển, Tây Nguyên là các cây công nghiệp. Phân tích thêm về phát triển kinh tế nông nghiệp, Thủ tướng cho rằng phải ổn định thị trường, nâng cao chất lượng, giữ vững chữ tín, nhất là trong lúc khó khăn.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, mà trước hết là tiếp tục thực hiện quyết liệt, bài bản, đồng bộ, vận dụng sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan, bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vào cuộc sát sao, xây dựng kế hoạch triển khai, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho cấp dưới để thực hiện. Tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu tăng năng suất tổng hợp, năng suất lao động.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá" và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đề cao phương pháp quản lý theo kết quả, chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Xây dựng thể chế thông thoáng, giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và kiển tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, tạo đột phá phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Thứ ba, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Đẩy mạnh đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Trong đó, tổng số vốn đầu tư công 2025 là 826.000 tỷ đồng, đã phân bổ 741.100 tỷ đồng, còn lại chưa phân bổ 84.800 tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải phân bổ ngay trong quý I/2025, nếu chưa xong thì kiên quyết thu hồi, điều chuyển cho nơi khác.

Tập trung thực hiện, sớm hoàn thành các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia. Phấn đấu vượt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển vào cuối năm 2025. Cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các cảng khu vực Lạch Huyện, đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài; khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu… Khẩn trương khởi động các dự án lớn, trọng điểm, như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… Tập trung triển khai các dự án khai thác không gian phát triển mới (không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ).

Thủ tướng yêu cầu phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, thúc đẩy các dự án FDI lớn đi vào hoạt động. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách visa phù hợp để thu hút khách du lịch, thu hút các chuyên gia, người tài giỏi, tỷ phú thế giới vào Việt Nam. Thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác lớn (Mỹ, Trung Quốc…); chủ động đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả 17 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA mở rộng thị trường mới với các nước Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Phi, thị trường Halal…. hỗ trợ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, đầu tư; mở rộng thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng, logistics…

Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Khẩn trương hướng dẫn, tập trung triển khai Nghị quyết của Quốc hội về các chính sách thí điểm mới, đột phá về đầu tư, tài chính, đấu thầu, thử nghiệm có kiểm soát; phát huy hiệu quả các quỹ khoa học công nghệ, khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia giỏi người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài làm việc cho Việt Nam. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mới nổi (như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, quang điện tử, công nghiệp internet, internet vạn vật, công nghiệp y sinh học, công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí...).

Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm (xây dựng tàu điện ngầm từ Cần Giờ về TP. HCM và giữa sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành). Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích cho những vấn đề mới, dự án công nghệ cao, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn... Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dự án; sớm khơi thông nguồn lực của các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng lưu ý, tăng trưởng kinh tế phải gắn với việc xử lý các vấn đề phát sinh cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sự biến động khó lường và rủi ro từ tình hình quốc tế, khu vực.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Lãnh đạo các địa phương tham dự và phát biểu tại các điểm cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, xử lý nghiêm các ngân hàng không chấp hành sự quản lý, chỉ đạo của NHNN; thiết lập gói tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà; thúc đẩy mạnh tín dụng nhà ở xã hội.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính triển khai kịp thời Nghị định 182 năm về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; sớm nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025; có cơ chế khai thác hiệu quả các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các quỹ đầu tư quốc tế; đặc biệt thúc đẩy hai trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TP. HCM và Đà Nẵng.

Bộ Công Thương bảo đảm đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các dự án công nghiệp, thương mại lớn; sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

Thứ năm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm 2025 đạt tối thiểu 95%. Phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của 7 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 26 đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương và Tổ công tác đặc biệt của các địa phương để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thứ sáu, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, "không để ai bị bỏ lại phía sau", triển khai tốt phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát và chương trình xây dựng nhà ở xã hội.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ bảy, giữ gìn môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; tăng cường phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là ở cơ sở.

Thứ tám, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, truyền thông; chú trọng truyền thông chính sách, thông tin chuyên đề, thông tin vĩ mô, đưa tin, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình, tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, góp phần tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thứ mười, Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất Hội đồng Thi đua khen thưởng - Trung ương về phong trào thi đua tăng trưởng. Bí thư, chủ tịch địa phương phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn; tập trung chỉ đạo xây dựng, thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, khuyến khích sự sáng tạo, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền những cơ chế, chính sách, giải pháp tạo đột phá phát triển địa phương.

Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trưởng, tích cực chủ động xử lý các đề xuất, kiến nghị của các địa phương; giao Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức thực hiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành khẩn trưởng, tích cực chủ động xử lý các đề xuất, kiến nghị của các địa phương theo tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm".

Theo baochinhphu.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng