Dịch vụ thẻ của Vietcombank - Tiên phong trong kỷ nguyên số

Kinh tế - xã hội
Dịch vụ thẻ của Vietcombank - Tiên phong trong kỷ nguyên số
aa


Đổi mới sáng tạo được coi là yếu tố quan trọng, động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nâng cao năng suất và giúp doanh nghiệp đón đầu xu thế, đưa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thành cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, đổi mới sáng tạo đã trở thành giá trị cốt lõi, giúp thương hiệu Vietcombank đến gần hơn với khách hàng và công chúng, không ngừng đem đến các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đặc biệt trong bối cảnh số hóa diễn ra ngày càng phổ biến.

Ngân hàng đi đầu trong hoạt động thẻ

Trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank luôn là ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ hiện đại. Vietcombank là ngân hàng thương mại (NHTM) đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ từ năm 1990. Với các định hướng chiến lược đúng đắn, Vietcombank luôn giữ vị trí là ngân hàng dẫn đầu thị phần thẻ cả về phát hành và thanh toán. Tính đến tháng 6/2022, Vietcombank có gần 2,5 triệu khách hàng là chủ thẻ Vietcombank, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ phủ rộng trên toàn quốc với 65 nghìn đơn vị và hơn 3 nghìn ATM.

Về hoạt động phát hành thẻ, Vietcombank luôn đi đầu trong việc hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát hành năm loại thẻ quốc tế: American Express, Visa, Mastercard, JCB, UnionPay. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai ứng dụng công nghệ thẻ chíp theo chuẩn EMV cho các sản phẩm thẻ tín dụng, giúp giảm thiểu rủi ro, giả mạo, mang lại cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng thẻ. Đối với thẻ nội địa, năm 2002, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24.

Về hoạt động thanh toán thẻ, ngay từ năm 1990, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế và chấp nhận thanh toán 7 loại thẻ quốc tế của các tổ chức thẻ Visa, American Express, Mastercard, JCB, Diners Club, Discover, UnionPay. Vietcombank cũng là ngân hàng hợp tác với các đối tác lớn thuộc nhiều lĩnh vực như hàng không, viễn thông, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị... trên toàn quốc trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ.

Dịch vụ thẻ - không ngừng đổi mới trong thời kỳ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, mang tới những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng, tạo ra các mô hình kinh doanh lớn với những giá trị mới đem tới cho khách hàng. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng, các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Xác định công nghệ và chuyển đổi số là một trong những trụ cột then chốt để đưa Vietcombank chinh phục mục tiêu đứng đầu về ngân hàng số, Vietcombank đã tích cực áp dụng công nghệ và số hóa trong chuỗi hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, đưa ra nhiều đổi mới trong dịch vụ thẻ.

Thứ nhất, đổi mới về công nghệ thanh toán và phát hành. Nhìn lại quãng thời gian 20 năm trước, các sản phẩm thẻ ngân hàng mới chỉ dừng lại ở hình thức thanh toán vật lý, với việc cà thẻ, quẹt thẻ hay đưa thẻ vào khe đọc thẻ thì nay Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng diện rộng công nghệ thẻ không tiếp xúc (Contactless) cũng như tích cực mở rộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận phương thức thanh toán thẻ một chạm. Phương thức thanh toán không tiếp xúc là công nghệ thẻ mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhanh chóng khi thanh toán hàng hóa dịch vụ. Với phương thức này, chỉ cần chạm nhẹ thẻ lên thiết bị chấp nhận thẻ để thực hiện giao dịch mà không cần thao tác gì khác.

Bên cạnh đó là các dịch vụ tiện ích khác như triển khai dịch vụ cấp mới/đổi mã PIN điện tử (ePIN), rút tiền bằng mã QR tại ATM, thanh toán bằng mã QR theo tiêu chuẩn EMV của các tổ chức thẻ quốc tế, thanh toán hàng hóa trực tuyến trên Internet/ứng dụng di động, nạp/rút tiền ví điện tử hay liên kết thẻ trên ứng dụng Samsung Pay để thanh toán tại các điểm bán hàng vật lý, mở tài khoản trực tuyến xác thực bằng eKYC giúp khách hàng mở tài khoản vào bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Theo một khảo sát gần đây của Visa, công ty công nghệ thanh toán hàng đầu thế giới về thói quen thanh toán của người tiêu dùng trong giai đoạn Covid-19, 55% người được khảo sát có thói quen thanh toán bằng mã QR và 48% người dùng sử dụng thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc cho thấy, những sản phẩm Vietcombank triển khai trong thời gian qua đã đáp ứng đúng với nhu cầu khách hàng trong thời kỳ số hóa.

Bên cạnh đó, khách hàng dần trở nên quen thuộc với những chiếc thẻ phi vật lý được phát hành ngay trên môi trường số hóa tiện ích, ưu việt. Năm 2021, Vietcombank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ phi vật lý Vietcombank eCard trên ứng dụng VCB Digibank. Đây là sản phẩm được ngân hàng phát triển nhằm mang đến trải nghiệm số hóa hoàn toàn cho khách hàng. Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản trên ứng dụng VCB Digibank, khách hàng có thể nhận thông tin thẻ ngay trên ứng dụng và sử dụng thẻ ngay sau khi đăng ký phát hành mà không cần phải đợi in thẻ cũng như không cần mang thẻ vật lý bên mình mà vẫn có thể thực hiện mua sắm, thanh toán.

Anh Tuấn Anh (45 tuổi, Giám đốc một Công ty truyền thông tại Hà Nội) cho biết: “Là một khách hàng gắn bó với Vietcombank gần 20 năm nay, từ khi làm chiếc thẻ đầu tiên Vietcombank Connect 24 với nhu cầu chính chỉ là rút tiền mặt, thì nay tôi thấy Vietcombank đã và đang đưa ra rất nhiều hình thức thanh toán và sử dụng thẻ tiện lợi phù hợp với xu thế 4.0 trong đó tôi đặc biệt ưa thích hình thức thanh toán bằng mã QR và thanh toán thẻ không tiếp xúc. Những tiện ích này giúp ích tôi rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc điều hành doanh nghiệp”.

Thứ hai, những đổi mới về tính bảo mật cho các chủ thẻ Vietcombank. Nếu như trước kia, với thẻ vật lý, công nghệ bảo mật thông tin được thực hiện theo công nghệ từ, dữ liệu trên thẻ từ được lưu trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ) và chỉ được mã hóa một lần, thì nay để gia tăng tính an toàn, bảo mật của giao dịch và tối ưu hóa tiện ích của sản phẩm thẻ, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng công nghệ Chíp (từ năm 2009) và Chíp không tiếp xúc (Chip Contactless) từ năm 2018 cho toàn bộ sản phẩm thẻ của ngân hàng. Theo đó, đối với thẻ Chíp, dữ liệu giao dịch gồm dữ liệu được lưu cố định tại Chíp (mặt trước thẻ) và mật mã giao dịch thay đổi theo mỗi giao dịch. Hơn thế nữa, công nghệ thẻ Chip Contactless còn giúp khách hàng thực hiện giao dịch thẻ nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn chỉ bằng một bước chạm.

Ngoài ra, với xu hướng thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng, Vietcombank đã đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống công nghệ, ưu tiên sử dụng hạ tầng và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và bảo mật nhất để tăng cường bảo vệ cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến. Vietcombank là một trong những đơn vị tiên phong triển khai tính năng 3D Secure cho tất cả sản phẩm thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế do Vietcombank phát hành từ cuối năm 2018. Theo đó, với phương thức bảo mật 3D-Secure, khi thực hiện các giao dịch trên các website thương mại điện tử, bên cạnh các bước xác thực thông thường, Vietcombank sẽ gửi thêm mật khẩu giao dịch một lần (OTP) qua tin nhắn hoặc email để khách hàng nhập và hoàn tất giao dịch. 3D-Secure đảm bảo rằng chỉ có khách hàng, với tư cách là chủ thẻ, sẽ có mật khẩu để hoàn tất giao dịch đó. Thông tin khách hàng từ đó được bảo vệ an toàn với lớp bảo mật nâng cao.

Với mục tiêu tiếp tục nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đồng thời tăng cường an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán thẻ trực tuyến của khách hàng, từ ngày 15/04/2021, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nâng cấp tính năng bảo mật khi thanh toán thẻ trực tuyến đồng loạt cho 04 thương hiệu thẻ Visa, MasterCard, JCB, American Express lên phiên bản 3D Secure 2.0 với nhiều tiện ích, ưu điểm vượt trội so với phiên bản 3D Secure 1.0.

Tiếp đó, từ ngày 23/12/2021, Vietcombank đã điều chỉnh quy định về tính năng 3D Secure. Theo đó, các giao dịch thẻ đã được xác thực 3D-Secure bằng OTP có thể được cấp phép ngay mà không cần qua các bước kiểm tra trạng thái đăng ký thanh toán trên Internet hay một số thông tin bảo mật khác. Sự điều chỉnh này cho phép các giao dịch thanh toán trực tuyến được xử lý nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật thông qua tính năng 3D Secure mà Vietcombank đã triển khai. Việc Vietcombank đầu tư trang bị vào công nghệ bảo mật hiện đại, tối ưu này nhằm giảm thiểu cho khách hàng những rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ, đặc biệt trong thời đại số khi mà thông tin dữ liệu khách hàng trở thành tài sản quan trọng của doanh nghiệp, cần được bảo vệ.

Những nỗ lực của Vietcombank trong hành trình tiên phong đổi mới sáng tạo, không ngừng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thẻ tốt nhất đã mang lại trái ngọt là những giải thưởng uy tín do các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng. Trong khuôn khổ giải thưởng thường niên Visa Award, Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã vinh danh Vietcombank tại 4 hạng mục giải thưởng quan trọng trong hoạt động thẻ: Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ - Leadership in Payment Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu thẻ ghi nợ - Leadership in Debit Payment Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ - Leadership in Merchant Sales Volume; Ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán qua thẻ Doanh nghiệp - Leadership in Commercial Payment Volume Growth.

Đồng thời, cũng trong năm 2021, Vietcombank đón nhận nhiều giải thưởng quan trọng từ các tổ chức uy tín dành cho dịch vụ thẻ, điển hình là giải thưởng của Công ty chuyển mạch quốc gia NAPAS dành cho “Ngân hàng tiêu biểu năm 2021” trong hoạt động thanh toán nội địa; “Ngân hàng dẫn đầu năm 2021” về giao dịch chi tiêu thẻ và giải thưởng của Tổ chức thẻ quốc tế JCB với hạng mục “Ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng JCB phát hành mới” và “Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số thanh toán thẻ JCB”.

Các giải thưởng này chính là động lực để Vietcombank tiếp tục phấn đấu cung cấp cho thị trường những sản phẩm thẻ với nhiều giá trị gia tăng khác biệt cũng như không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Minh Yến




https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hỗ trợ nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhất là ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, dựa trên việc đánh giá các chính sách qua các giai đoạn từ khi có Luật Nhà ở đầu tiên.
Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc