Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số

Công nghệ & ngân hàng số
Trong thời đại “chuyển đổi kĩ thuật số” hiện nay, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh, mục đích chính của những thay đổi này là nhắm vào người tiêu dùng “kĩ thuật số”. Các thiết bị như máy tính, điện thoại và nhiều công nghệ khác có mặt ở khắp mọi nơi do giá thành ngày càng rẻ, khả năng di động và xử lí nhanh chóng. Các sản phẩm chất lượng, nhiều chức năng được thiết kế ngày càng tối ưu theo sở thích của khách hàng.
aa

Tóm tắt: Bài viết khám phá vai trò của khoa học dữ liệu và công nghệ dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số hiện đại. Các công ty vừa và lớn trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ bán lẻ ngày càng quan tâm đến các lĩnh vực này. Công nghệ khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn được sử dụng khá nhiều trong các ngân hàng, các nhà khai thác mạng di động và các công ty sản xuất lớn; dữ liệu được phân tích để phát hiện các lỗi thiết bị và giảm thời gian chết, cho phép giảm chi phí. Công nghệ dữ liệu lớn có vai trò trong thanh khoản sản phẩm và là điều kiện cần thiết để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua cá nhân hóa dịch vụ khách hàng và phân tích dự đoán. Đối với nền kinh tế kĩ thuật số ngày nay, việc hợp pháp hóa một định nghĩa duy nhất về dữ liệu lớn và đặc biệt có được sự trao đổi dữ liệu là rất quan trọng.

Từ khóa: Công nghệ dữ liệu lớn, nền kinh tế kĩ thuật số, học máy, quản lí dự án dựa trên khoa học dữ liệu.

ROLE OF DATA SCIENCE AND BIG DATA IN THE DIGITAL ECONOMY

Abstract: This article explores the role of Data Science and Big Data technology in the modern digital economy. Large and medium companies from trade and retail service sector show increasing interest in using them. These technologies are actively used by banks, mobile operators and large manufacturing companies. Data is analyzed to discover equipment failures and to reduce downtime which allows reducing costs. Big Data technology plays on important role in liquidation and is a necessary condition to increase the profitability of enterprises through personalized customer service and predictive analytics. For today’s digital economy, it is very important to legalize a single definition of Big Data and to achieve the emergence of special data exchanges.

Keywords: Big Data technology, digital economy, machine learning, project management based on Data Science.


1. Giới thiệu

Trong thời đại “chuyển đổi kĩ thuật số” hiện nay, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh, mục đích chính của những thay đổi này là nhắm vào người tiêu dùng “kĩ thuật số”. Các thiết bị như máy tính, điện thoại và nhiều công nghệ khác có mặt ở khắp mọi nơi do giá thành ngày càng rẻ, khả năng di động và xử lí nhanh chóng. Các sản phẩm chất lượng, nhiều chức năng được thiết kế ngày càng tối ưu theo sở thích của khách hàng.

Sự ấn tượng là rất quan trọng đối với người tiêu dùng; hình thức tiêu dùng đang thay đổi, xu hướng là tương tác qua các thiết bị thông minh. Các hoạt động kinh doanh đang thay đổi, nhu cầu ngày càng tăng, sự bão hòa của thị trường truyền thống, sự cạnh tranh gia tăng và xuất hiện các đối thủ công nghệ mới. Thực tế là công nghệ lỗi thời không mang lại nhiều lợi nhuận, việc hiện đại hóa lại rất tốn kém và cần nguồn lực tương đối lớn để bảo trì.

Dữ liệu lớn đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực công, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và bán lẻ. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đơn vị sử dụng dữ liệu lớn như FPT, VNG, VCCorp, Sendo, Vietnam Airline và các tổ chức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tuy vẫn chưa có sự đồng đều trong nền kinh tế nhưng trong những năm tới, các công ty về bảo hiểm, hóa dầu và luyện kim có thể sẽ có nhiều ứng dụng. Khối lượng dữ liệu đang tăng lên theo cấp số nhân; năm 2018, người dùng và doanh nghiệp trên thế giới đã tạo ra 33 zettabyte thông tin; dự kiến đến năm 2025 sẽ là 175 zettabyte. Chuyển đổi kĩ thuật số giúp tăng tính linh hoạt của các quá trình tạo ra giá trị, cho phép thích ứng với tốc độ thay đổi của thị trường và các yêu cầu của người tiêu dùng kĩ thuật số. Điều này đòi hỏi nhân viên phải có năng lực, có khả năng làm việc với công nghệ mới, có phương pháp tiếp cận và phương pháp quản lí công việc. Nó cũng liên quan đến việc đưa ra các hình thức quản lí linh hoạt, giảm mức độ phân cấp và cải thiện chất lượng của giao tiếp tương tác. Khi các quá trình chuyển đổi kĩ thuật số diễn ra ở khắp mọi nơi, thì Việt Nam cũng không bị tụt hậu so với xu hướng chung. Thực tế là rất khó để dự đoán tương lai của quá trình số hóa xã hội và nền kinh tế. Trong tình huống này, việc chọn con đường chung mà cả hệ thống nhà nước, kinh tế và xã hội của đất nước sẽ di chuyển đồng bộ theo hướng chuyển đổi số là rất hiệu quả.

2. Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế số

2.1. Tổng quan

Các công nghệ mới và dữ liệu lớn đang làm thay đổi các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ cần thêm một vị trí nhân sự mới - Giám đốc Dữ liệu (Chief Data Officer/CDO), mà còn là việc đào tạo nhân viên, từ những nhân viên bình thường đến quản lí cấp cao nhất. Thực tế đã làm thay đổi luật chơi, các công ty đang dần thích nghi với việc triển khai dự án về lĩnh vực khoa học dữ liệu nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích thương mại, tuy nhiên, nó mang lại kết quả tích cực cho nhóm và các nhiệm vụ tiếp theo. CDO là một trong những lãnh đạo hàng đầu của công ty, có rất nhiều vai trò: Chuyên gia về công nghệ tiên tiến, chiến lược kinh doanh và là người đưa ra các ý tưởng liên quan đến việc sử dụng dữ liệu. Họ cũng chịu trách nhiệm về chất lượng và tính minh bạch của dữ liệu trước các cơ quan quản lí. CDO xây dựng một chiến lược về phát triển năng lực phân tích dữ liệu của tổ chức và những kĩ năng nào cần phát triển ở nhân viên. Họ cũng kiểm soát hệ thống công nghệ của tổ chức, cho phép trích xuất, lưu trữ, xử lí và trực quan hóa dữ liệu một cách hiệu quả.

Các tổ chức thường thiếu nhân viên có trình độ vì các nhà phân tích dữ liệu và các chuyên gia giỏi có xu hướng chuyển sang lãnh đạo ngành công nghệ thông tin. Công nghệ ngày càng rẻ hơn, sức mạnh tính toán tăng và mọi người dễ dàng có một chiếc máy tính xách tay ở mức trung để tìm kiếm thông tin. Thế giới đang rất mở, mã nguồn mở, các gói phân tích có thể được tải xuống miễn phí và hợp pháp... Bất kì người nào, nếu có thời gian rảnh và có mong muốn, trong thời gian ngắn có thể học để đạt tới một trình độ cho phép họ ứng tuyển vào các vị trí ban đầu ở hầu hết các công ty. Chỉ vai trò của CDO và chính sách quản trị dữ liệu hoặc nhân viên là các nhà khoa học dữ liệu chất lượng cao cần đào tạo ở trình độ cao hơn. Để làm việc hiệu quả về khoa học dữ liệu, cần phải thay đổi văn hóa trong công ty. Văn hóa của các doanh nghiệp được hình thành trước khi khoa học dữ liệu phổ biến rộng rãi, thường dựa trên cách tiếp cận về rủi ro, giảm thiểu chi phí và cải thiện tính ổn định trong hoạt động. Trước đây, các công ty cố gắng chỉ sử dụng các mô hình kinh doanh và công nghệ đã được kiểm nghiệm qua thời gian và các nguồn lực chính thường được thuê ngoài để tiết kiệm ngân sách. Thị trường đã được hình thành, không thể thực hiện một sự chuyển đổi quy mô lớn như vậy chỉ bằng cách gửi từng nhân viên đến các khóa đào tạo. Nó đòi hỏi một cách tiếp cận bài bản và kĩ lưỡng hơn, đòi hỏi sự tham gia và hỗ trợ sâu hơn của Giám đốc nhân sự (Chief Officer of Human Resources/COHR), người giám sát tất cả các khía cạnh của chính sách, thực tiễn và hoạt động quản lí nhân sự cho tổ chức công nghệ cao. Sử dụng tất cả các kĩ năng và năng lực mà nhân sự có, họ sẽ giúp tổ chức tạo ra sự phát triển cân bằng và toàn diện nhằm giải quyết tất cả những thách thức này. Một trong những ví dụ để giải quyết vấn đề này là việc tạo ra một chương trình phát triển nhân viên có tầm cỡ theo hướng dữ liệu lớn:

- Đào tạo tổng quan hằng năm cho lãnh đạo cao nhất, qua đó, các giám đốc điều hành tìm hiểu về khả năng của khoa học dữ liệu và các ứng dụng thành công từ khắp nơi trên thế giới.

- Đào tạo cơ bản cho quản lí cấp trung nhằm chỉ ra lợi ích của việc sử dụng các công cụ khoa học dữ liệu và học máy cho các loại nhiệm vụ khác nhau.

- Tham gia hackathon (các cuộc thi lập trình) dành cho các nhóm gồm các nhà quản lí và nhà khoa học dữ liệu, họ sẽ học cách tương tác với nhau.

- Thường xuyên tham gia các cuộc thi trực tuyến dành cho những người bảo trì dữ liệu trên các tập dữ liệu bên ngoài.

- Đào tạo học máy tiên tiến hằng năm cho các nhà khoa học dữ liệu.

- Đào tạo cho các cá nhân, nhà quản lí và nhà khoa học dữ liệu.

2.2. Phương pháp

Một dự án khoa học dữ liệu giống như phát triển một phần mềm, đều có mục tiêu là thu được lợi ích kinh tế hoặc tạo ra thêm giá trị cho khách hàng. Một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất để phân tích dữ liệu là quy trình khai thác dữ liệu CRISP-DM (cross-industry process for data mining), trong đó mỗi nhiệm vụ được trình bày dưới dạng một giả thuyết nhất định có thể được chấp nhận hoặc bác bỏ. Hơn nữa, công việc dựa trên giả thuyết trải qua các giai đoạn điển hình: Đánh giá bộ dữ liệu cần thiết, xác định tiêu chí thành công và thước đo chất lượng, chuẩn bị dữ liệu, mô hình hóa và đánh giá kết quả. Thông thường, công việc diễn ra theo chu kì, một số giai đoạn có thể lặp lại nhiều lần. Nếu mô hình được tạo ra cải thiện quy trình hay sản phẩm hiện tại của công ty thì nó sẽ được đưa vào hoạt động hoặc không (do những hạn chế về ứng dụng của mô hình hoặc chất lượng dữ liệu kém) thì cũng không nên được coi là một kết quả tiêu cực, bởi vì nhóm dự án đã có được kinh nghiệm và kiến thức để họ tiếp tục nghiên cứu các giả thuyết khác.

CRISP-DM là một quy trình tiêu chuẩn để kiểm tra dữ liệu. Mô hình vòng đời để phân tích dữ liệu bao gồm 06 giai đoạn, được mô tả như Hình 1.

Hình 1. Các giai đoạn của chu trình dữ liệu CRISP-DM


1. Hiểu về kinh doanh:

- Để xác định mục tiêu kinh doanh;

- Để đánh giá tình hình;

- Để xác định mục tiêu của phân tích dữ liệu;

- Để lập kế hoạch dự án.

2. Hiểu về dữ liệu:

- Để thu thập dữ liệu ban đầu;

- Để mô tả dữ liệu;

- Để nghiên cứu dữ liệu;

- Để kiểm tra chất lượng dữ liệu.

3. Chuẩn bị dữ liệu:

Các mục tiêu sau có thể được thực hiện lặp lại nhiều lần:

- Để chọn dữ liệu (bảng, bản ghi và thuộc tính);

- Để xóa dữ liệu, bao gồm chuyển đổi dữ liệu và chuẩn bị cho việc lập mô hình;

- Để dẫn xuất dữ liệu;

- Để hợp nhất dữ liệu;

- Để tùy chỉnh dữ liệu.

4. Mô hình hóa:

- Để lựa chọn mô hình hóa;

- Để thực hiện một thử nghiệm cho mô hình;

- Để xây dựng mô hình;

- Để đánh giá mô hình.

5. Đánh giá:

- Để đánh giá kết quả;

- Để xem xét quá trình;

- Để xác định các bước tiếp theo.

6. Triển khai:

- Lập kế hoạch triển khai;

- Lập kế hoạch hỗ trợ và giám sát giải pháp đã triển khai;

- Để thực hiện báo cáo cuối cùng;

- Để thực hiện đánh giá quá trình.

Đây không phải cách tiếp cận truyền thống (cách đánh giá một dự án không đạt được mục tiêu kinh doanh là thất bại), mà cách tiếp cận này có ưu điểm rõ ràng: Văn hóa khoan dung cho các kết quả thất bại - giải phóng nhân viên và tạo ra bầu không khí làm việc hiệu quả về lâu dài vẫn dẫn đến kết quả tích cực.

2.3. Thảo luận

Trong những năm trở lại đây, người ta nói rất nhiều đến “nền kinh tế số”, nó như một cơn bão và ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, có nhiều nhận định không chính xác, hoặc thậm chí hiểu sai về các trọng tâm chính và chưa được đặt đúng vị trí của nền kinh tế kĩ thuật số. Vì thế, ở đây, chúng ta thảo luận về 03 thành phần cơ bản của số hóa kinh tế:

Thứ nhất, dữ liệu là thứ đứng ngay sau thuật ngữ “nền kinh tế kĩ thuật số”. Dù chúng ta có thừa nhận hay không thì vòng đời hệ thống kinh tế mới cũng dựa trên việc thu thập, phân tích dữ liệu định tính và khổng lồ. Doanh nghiệp và người tiêu dùng, công chúng và các cơ quan quản lí nhà nước được bao quanh mình với các bộ dữ liệu kĩ thuật số không phải vì sự tò mò, mà vì nó tiện lợi và chuyên nghiệp. Mặc dù vậy vẫn không loại trừ những hiểu lầm “tạm thời” về vai trò của dữ liệu và thậm chí mắc nhiều sai lầm khi xử lí dữ liệu, nhưng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của dữ liệu trong việc hỗ trợ ra quyết định.

Dữ liệu cho phép số hóa thực tế kinh doanh và xây dựng các mô hình để phân tích chuyên sâu hoặc để phân tích dự đoán nhanh. Dữ liệu mở ra những khía cạnh mới của các sự kiện và hiện tượng, giúp người làm thực tế xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết của các nhà lí thuyết. Đổi lại, chính dữ liệu kĩ thuật số buộc các nền kinh tế phải chịu một khoản chi phí đáng kể và phải xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác. Trung tâm dữ liệu, mạng truyền thông tốc độ cao, cảm biến và sức mạnh tính toán phân tán là các kĩ thuật của quá trình toàn cầu hóa dữ liệu kĩ thuật số. Các ứng dụng, thuật toán phức tạp, mạng nơ-ron, mật mã, bảo toàn tính toàn vẹn, máy chủ đám mây, đồ họa thông tin tương tác, bảng chỉ báo... là những vấn đề lớn khác cần sự phát triển các quy trình thu thập và xử lí số liệu. Trong vô số công nghệ liên quan tới dữ liệu thì khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống công nghệ thông tin và giữa các chủ thể khác nhau là rất quan trọng. Các cách truyền dữ liệu an toàn thông qua các hệ thống công cộng đang rất phát triển.

Dữ liệu buộc các doanh nghiệp phải xem xét về hành vi của mình và trang bị những công cụ hữu hiệu để quản lí và sử dụng chúng. Vì thế, rất nhiều dự án tạo ra dữ liệu, xử lí dữ liệu và tìm ra những cách mới để trích xuất thông tin có giá trị. Tương tự với thuật ngữ được sử dụng cho tài nguyên thiên nhiên, người ta có thể nói, trữ lượng dữ liệu kĩ thuật số được khám phá là vô hạn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự chuyển đổi đáng kể của nền kinh tế. Về cơ bản, cần có các công cụ và cách tiếp cận khác nhau đối với dữ liệu. Tuy nhiên, để trích xuất dữ liệu đúng cách và làm việc với chúng một cách hiệu quả thì cần phải hiểu rõ mục đích thực sự.

Thứ hai, đó là “nền kinh tế” trong bối cảnh thông tin hóa biến đổi hành vi của người tiêu dùng. Đối với các nhà tiếp thị, có những thời điểm khó khăn khi thực sự muốn tiếp cận được thị hiếu của khách hàng, họ phải đi sâu vào các chi tiết và mức độ phức tạp khác nhau của giao tiếp xã hội. Cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ vẫn là những yếu tố đáng tin cậy, nhu cầu và sở thích của từng người tiêu dùng thực sự ảnh hưởng đến cách thức sản xuất hàng hóa. Có xảy ra sai sót và thất bại thì kĩ năng sẽ được rèn giũa, người tiêu dùng được nghiên cứu, các giả thuyết được thử nghiệm là động lực thúc đẩy sản xuất tự động hóa, robot đa chức năng, vật liệu và sản phẩm mới, sự kết hợp không tưởng của các dịch vụ tiện lợi và dễ tiếp cận. Nhu cầu thay đổi cách chúng ta tiêu dùng, giải phóng chúng ta khỏi hàng hóa, tài sản và đổi lại sự tiện lợi, thoải mái khi được chia sẻ. Và hơn thế nữa, số hóa mang lại những khả năng vô cùng thú vị về sự kết hợp thỏa mãn các nhu cầu mà thoạt đầu dường như mâu thuẫn với nhau.

Dựa trên nhu cầu đại chúng và các nguồn lực, các hình thức đầu tư đặc biệt và các dự án phát triển sản phẩm mới “theo đăng kí” đang nổi lên trên thị trường. Các dạng tài nguyên thực và ảo miễn phí ở dạng điện tử thâm nhập vào cuộc sống, điển hình là tiền điện tử. Và chính ở điểm tiêu dùng thông minh, nền kinh tế kĩ thuật số có cơ hội lớn để tham gia và kết nối các lĩnh vực toàn cầu khác như xã hội, các giá trị và truyền thống văn hóa, lịch sử và tôn giáo, nghệ thuật và môi trường... Bằng cách nào đó, có thể biến tiêu dùng thô sơ thành một miền có thể quản lí được, mang lại sự thoải mái hoàn toàn cho mọi người mà không mâu thuẫn với các giá trị đạo đức và truyền thống.

Kĩ thuật số cho phép bạn kiểm soát nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như xác minh tính xác thực, quyền tác giả, chất lượng và các thông số quan trọng khác. Việc huy động tất cả các loại thiết bị điều khiển hoạt động trong một mạng thông tin toàn cầu sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận phân phối và bán sản phẩm, dịch vụ. Cần phải hình dung nhu cầu và sản phẩm, thể hiện trải nghiệm người tiêu dùng, giải thích và định hướng người dùng để hỗ trợ liên tục và thuận tiện cho người tiêu dùng. Các công nghệ, giao dịch và kinh doanh hầu như không thể thực hiện được nếu không có nền tảng kĩ thuật số và sự hiểu biết rộng về các nguyên tắc tiêu dùng.

Thứ ba, quản lí là một hệ thống tương tác, được thiết kế trên lí thuyết và thực tiễn để dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, giám sát và điều phối tất cả các hoạt động quy mô lớn để chủ động sử dụng dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại. Hệ thống này ngày nay đang rất cần được hỗ trợ toàn diện từ: Khoa học, phương pháp luận, công nghệ thông tin, công cụ, sáng tạo... Việc tích lũy kiến thức, nâng cao chuyên môn, không ngừng làm giàu với thực tiễn và thậm chí là sự mâu thuẫn của các phương pháp tiếp cận và các trường phái khoa học khác nhau, tích lũy kinh nghiệm từ các dự án khởi nghiệp thành công và thất bại... đều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế số. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chuyên gia và nâng cao năng lực của các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và chắc chắn.

2.4. Kết quả

Các công ty vừa và lớn trong các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ngày càng quan tâm tới các công nghệ dữ liệu lớn. Các công nghệ này được sử dụng tích cực bởi các ngân hàng và các nhà khai thác di động. Ngoài ra, chúng được các công ty sản xuất lớn sử dụng để phân tích dữ liệu về sự cố thiết bị và giảm thời gian chết, giúp giảm chi phí. Dữ liệu được phân tích có thứ tự:

- Đặc điểm tài sản vật chất;

- Dữ liệu hoạt động;

- Dữ liệu tài chính;

- Nguồn nguyên liệu;

- Dữ liệu pháp lí.

Các nguồn thông tin có thể là: Bảng tệp, hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống và hệ thống kế toán. Các dữ liệu khác cũng cần phân tích như: Phản hồi của khách hàng, kết quả kiểm tra; sự cố, yêu cầu dịch vụ; môi trường cạnh tranh; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Các nguồn thông tin có thể là: Bảng, đề án, mạng xã hội, đánh giá của chuyên gia... Việc thu thập và phân tích thông tin trên công nghệ dữ liệu lớn sẽ giúp ước tính giá trị của tài sản vô hình. Chúng có thể bao gồm:

- Nhân lực, kiến thức và kĩ năng;

- Tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu; cơ cấu tổ chức và quản lí;

- Nhân tài, nhân viên tiềm năng;

- Thương hiệu và danh tiếng;

- Diễn biến;

- Cơ sở khách hàng;

- Mối quan hệ với các đối tác.

Ở nước ngoài, việc các doanh nghiệp vừa và lớn phải có CDO đã trở thành tiêu chuẩn. Thông thường, họ làm việc trực tiếp với quản lí cao nhất. Tuy nhiên, đối với các công ty vừa và lớn ở nước ta thì vị trí này còn rất ít, các chuyên gia về quản lí dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu còn rất thiếu. Các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải đào tạo lại, hơn nữa, họ thường có yêu cầu rất cao về mức lương khởi điểm. Trong thực tế, trình độ hiểu biết của đa số lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế trong lĩnh vực quản lí dữ liệu lớn, do đó, họ không thể hình thành vấn đề cho các chuyên gia hoặc hoàn toàn không thấy sự cần thiết của các chuyên gia đó. Những vấn đề này đặc biệt liên quan đến chính sách của Nhà nước trong chuyển đổi nền kinh tế số, việc chuyển đổi hệ thống kinh tế sang kĩ thuật số chủ yếu liên quan đến việc quản lí hiệu quả dữ liệu lớn.

3. Kết luận

Việc quản lí dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc với sự trợ giúp của công nghệ và công cụ mới là một chủ đề có liên quan ở cả các doanh nghiệp và Nhà nước. Nhờ phân tích dữ liệu lớn (tức là các phương pháp xử lí lượng lớn dữ liệu cho các nhiệm vụ và mục đích cụ thể), khả năng phân tích được mở rộng đáng kể và có thể thu được thông tin có giá trị. Sử dụng khả năng của dữ liệu lớn, các công ty nhận được nhiều thông tin quan trọng về đối thủ cạnh tranh, đối tác và khách hàng. Vai trò của dữ liệu lớn là giúp các sản phẩm, dịch vụ linh hoạt hơn, là điều kiện tiên quyết để cải thiện lợi nhuận của các tổ chức thông qua dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa và phân tích, dự đoán. Đối với nền kinh tế kĩ thuật số của Việt Nam, điều quan trọng không chỉ là hợp pháp hóa một định nghĩa duy nhất về dữ liệu lớn mà còn phải đạt được sự trao đổi dữ liệu. Đây sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của nền kinh tế với thị trường thế giới, cũng như là một bước tiến lớn của hoạt động kinh doanh trong nước.

Tài liệu tham khảo:

1. Bayliss, D. Models for Big Data. In Big Data Technologies and Applications. Springer, Cham, 2016.

2. Sergey V. Novikov, Data Science and Big Data Technologies Role in the Digital Economy, 2020.

3. https://www.dqindia.com/data-science-and-analytics-in-the-digital-economy/

4 https://www.quanlinhanuoc.vn/2021/03/18/phat-trien-ha-tang-big-data-du-lieu-lon-o-viet-nam-hien-nay/


ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

Học viện Ngân hàng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, mà còn là quá trình thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện toàn diện. Qua đó, ngân hàng không chỉ tạo ra các phương pháp mới hoặc điều chỉnh các quy trình kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu hiện diện khắp nơi và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định. Đó chính là nền tảng của xã hội số, là động lực mạnh mẽ cho phát triển.
Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng thể hiện một cách tiếp cận mang tính chuyển đổi, trong đó các tổ chức tài chính ưu tiên nền tảng di động làm kênh chính để cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng. Sự thay đổi mô hình này được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và hành vi người tiêu dùng đang phát triển, đã định nghĩa lại các mô hình ngân hàng truyền thống.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc